Cách phân biệt, gọi tên các món chiên Nhật khi đi ăn sao cho không bị “hố”
Chỉ là đồ chiên, nhưng người Nhật có vô số những món có kỹ thuật chế biến khác nhau, cho ra thành phẩm khác nhau từ hương vị đến kết cấu nên việc phân biệt là rất cần thiết để không bị “hố” khi đi ăn đồ Nhật.
Nếu có kinh nghiệm đi ăn đồ Nhật, hẳn bạn phải biết rằng nếu chỉ gọi “tôm chiên” thì nhân viên sẽ phải hỏi lại, “ furai hay tempura”. Đó là hai loại đồ chiên Nhật Bản phổ biến thường thấy nhất, song thì đó cũng không phải hai phương pháp chiên duy nhất mà còn vô số những món khác nhau. Cùng chúng mình điểm qua các món đồ chiên phổ biết nhất của Nhật Bản bằng list sau nhé!
Furai
Furai, đọc là “phư-ra-i”, được phiên âm từ chữ “fry” trong tiếng Anh, có nghĩa đơn giản là chiên, rán. Đây là một trong những kĩ thuật rán cơ bản nhất, là những món đồ chiên (phần lớn là tôm, cá) được áo một lớp bột chiên xù panko mỏng, có vị giòn và hơi ẩm hơn các món chiên khác. Những món furai thường được ăn kèm với bắp cải bào và một loại nước chấm hơi có vị chua như giấm.
Tonkatsu gần như là anh em cùng cha khác mẹ với furai, khi mà cũng có kỹ thuật áo một lớp panko mỏng tương tự. Điểm khác biệt duy nhất của furai và tonkatsu có lẽ là nguyên liệu. Khi furai chủ yếu sử dụng hải sản thì tonkatsu phần lớn sử dụng thịt heo cốt lết (đôi khi là bò). Được biết, tonkatsu thường được ăn với một loại sốt tương có vị chua ngọt và ăn kèm với cơm hoặc cơm cà ri.
Tempura
Một khía cạnh không nhỏ của ẩm thực Nhật bị ảnh hưởng bởi người Bồ Đào Nha do tiếp xúc thông thương nhiều vào những năm thế kỷ 16. Tempura là một kỹ thuật chiên lấy cảm hứng từ các món fritter của người Bồ Đào Nha. Các món này có đặc điểm được phủ bởi một lớp bột dày và hơi đặc sánh, chứ không giòn và mỏng như furai và tonkatsu. Lớp bột này có kết cấu gần như một lớp bánh rán bên ngoài, tuy nhiên đối với tempura của Nhật thì lớp bột này giòn, mỏng và cứng hơn một chút so với fritter.
Video đang HOT
Tempura được xem như một loại hình nghệ thuật Nhật Bản, khi mà bất kì món nào cũng có thể làm tempura được, từ tôm, thịt, cá đến các loại rau củ hay thậm chí… là lá phong.
Karaage
Karaage có điểm tương đồng với cả furai, tempura và tonkatsu, nhưng lại có một vài điểm khác rất nhỏ. Dù vậy nhưng chỉ cần một ít điểm khác đó đã đủ để khiến Karaage được xếp vào một loại riêng biệt. Các món thịt được chiên bằng phương pháp karaage thường được ướp với gia vị trước, và lớp bột áo bên ngoài thì làm từ bột lúa mì hoặc một ngô nên có độ dẻo nhất định, áo một lớp khá mỏng bên ngoài và không giòn lắm so với những loại khác.
Korokke
Korokke thường bị nhầm là Tonkatsu, bởi ngoại hình tương tự. Tuy nhiên Korokke lại là một loại đồ chiên rất khác những món còn lại. Korokke được lấy từ phiên âm của món croquette (Pháp). Croquette của Pháp chỉ những món thịt bằm trộn cùng khoai tây nghiền được vo viên, áo trong vụn bánh mì và đem chiên lên. Korokke Nhật cũng tương tự, nhưng đa dạng hơn về nguyên liệu (thịt, hải sản băm nhỏ…) và có hình dạng dẹt dẹt giống tonkatsu.
Theo Trí Thức Trẻ
Dạo quanh thiên đường ẩm thực "chợ Ba Tư" giữa lòng Sài Gòn xem có gì ngon nào
Sài Gòn có mấy flea market (chợ trời) đáng để đi lắm ấy nhé, vừa shopping rụng tay, vừa có món ngon nhai mỏi miệng!
Sài Gòn mấy ngày cuối tuần này có hội chợ phiên vui lắm đấy! Vừa có các shop "hipster" bán ti tỉ thứ quần áo, phụ kiện chất chơi mà bình thường khó kiếm, lại vừa có quá trời những món ăn ngon từ khắp nơi trên thế giới. Ở Sài Gòn vui cái là tuần nào cũng tổ chức chợ phiên, mà chợ phiên nào cũng có theme hay ho như "những năm 90", "Cô ba Sài Gòn"... Lần này chủ đề là phiên chợ Ba Tư, mang hơi hướng du mục một tí.
Khung cảnh chợ Ba Tư Sài Gòn hết sức thơ mộng và cũng... ngập mùi đồ ăn.
Đến với hội chợ Ba Tư lần này, điều mà chúng mình thấy đặc sắc hơn là số lượng các món ăn nhiều và đa dạng hơn hẳn. Nếu như những hội chợ bình thường chỉ có đồ chiên, các món ăn vặt như bánh tráng trộn, xoài lắc... thì lần này, hội chợ Ba Tư có rất nhiều gian hàng ẩm thực các nước. Đặc biệt hơn, rất nhiều gian hàng lần này được bán bởi chính người bản xứ nên các món ăn cũng có hương vị "chuẩn" hơn. Hãy cùng chúng mình dạo một vòng xem những món ngon quanh phiên chợ Ba Tư có gì hay ho không nhé!
Kebab
Kebab ở đây là Kebab chính gốc Thổ Nhĩ Kỳ do người bản xứ làm luôn. Nhìn hình có thể thấy vỏ bánh rất mềm, khi nướng lên sẽ có vị giòn một chút ở ngoài, ăn cùng với thịt nướng và rau củ. Có điều vì quá đông nên thịt để nướng sẵn trong thời gian dài, tuỳ phần mà có thể sẽ hơi khô một chút đấy.
Kem "đùa"
Nếu bạn có biết đến câu chuyện cậu bé mua kem mà bị người bán hết lần này đến lần khác đùa giỡn đến muốn khóc thì bạn có thể trải nghiệm chuyện đó ở chợ Ba Tư đấy! Trước khi chiếc kem đến được tay bạn thì bạn có thể sẽ bị người bán "hớt tay trên" vài lần đó! Đây là trải nghiệm vui thôi nên đừng vội tức giận. Nếu không thích và chỉ muốn ăn kem thì bạn có thể ra hiệu cho người bán.
Mực nướng Thái
Mực nướng kiểu Thái, được nhồi sả và chanh, khi nướng lên sẽ cắt ra khoanh nhỏ, có mùi siêu siêu thơm. Mực nướng lên xong không bị khô mà vẫn có chút nước, nếu ăn khi nóng thì còn ngon hơn, chấm với nước chấm chua chua ngọt ngọt rất ngon.
Sushi
Sushi ở đây siêu chất lượng mà còn rẻ, một viên chỉ từ 5k - 10k thôi mà to ụ cực kì. Có các loại sushi như california, maki, trứng tôm... Tất cả khá chất lượng, dù cơm hơi nhiều một tẹo. Tuy nhiên, nếu đến vào khoảng chiều tối muộn thì bạn không nên ăn các món có cá sống nhé vì sợ không được tươi.
Tokbokki
Tokbokki ở đây khá giống vị Hàn, có chả cá mỏng dài xiên que, bánh gạo cũng mềm và dai dai. Khuyết điểm duy nhất là vị hơi cay, thiếu ngọt.
Bún Thái
Tô bún thái đầy ú ụ này có mực, một chiếc mai cua nhồi thịt, cùng cá viên chiên. Tuy nhiên hơi ít thịt và nhiều bún. Nước dùng khá ngon và vừa miệng, cay nồng vừa đủ.
Ngoài ra thì còn có các món Việt Nam khá hiếm như cơm lam, là cơm nấu trong ống tre nên có vị thơm đặc trưng. Bên cạnh đó thì món bánh cuốn nem nướng cũng bán khá chạy. Và nếu bạn là fan của mấy món quen thuộc hơn một tí thì ở đây cũng có thịt nướng, đồ chiên, xúc xích, hot dog các kiểu đấy.
Vì có quá nhiều món ăn nên chúng mình không thể tổng hợp hết giá cả cho bạn được, tuy nhiên có thể nói là mỗi phần ăn trung bình từ khoảng 30 - 50k tuỳ theo số lượng bạn mua. Đồ ăn ở hội chợ không quá đắt và khá hợp lý, để ăn no thì 100k là đủ để thưởng thức từ 3 - 4 hàng khác nhau đấy.
Phiên chợ Ba Tư dịp Tết mở đến hết hôm nay ở số 4 Đường Số 9 Khu Đô Thị Himlam, P. Tân Hưng, Quận 7, sau đó thì bạn có thể tham khảo lịch họp chợ cho tuần sau ở fanpage Chợ 3 Tư trên Facebook nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Nhìn kỹ mà xem, bạn sẽ tròn xoe mắt vì biết đây không phải thịt bò nhưng vẫn là món bít tết ngon không chê vào đâu được Diện mạo thì vô cùng hấp dẫn chẳng kém bít tết thịt bò mà mùi vị cũng không chê vào đâu được luôn nhé! Bít tết là món ăn có nguồn gốc từ phương Tây nhưng lại có thể chiếm được trái tim của nhiều người ở khắp các quốc gia trên thế giới. Nó trở thành món ăn "sang chảnh" được nhiều...