Cách nhận biết và xử trí cơn động kinh
Khi nào trường hợp động kinh cần có sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ, khi nào gia đình của bệnh nhân có thể tự xử trí tại nhà? (Lê Minh)
Trả lời:
Trước hết, gia đình người bị động kinh cần nhận biết về căn bệnh này, không phải co giật, trợn mắt, sùi bọt mép là động kinh, mà có nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể chia thành ba nhóm: nhóm động kinh toàn thể, nhóm động kinh cục bộ và nhóm khác.
Với động kinh toàn thể có cơn co cứng, co giật, bệnh nhân đột ngột mất ý thức, ngã, sùi bọt mép kéo dài khoảng 1-1,5 phút thì có thể thở và tỉnh lại. Cũng thuộc nhóm động kinh toàn thể, bệnh nhân đơ ra, mất ý thức hoàn toàn, trường hợp này hay gặp ở trẻ con. Trẻ đang học có biểu hiện ngơ ra, cô giáo đọc viết bài thì không viết, một lúc sau có thể trở lại bình thường. Trường hợp này có thể kèm theo những hoạt động vô thức như tay chân quờ quạng, miệng nhai nhóp nhép.
Loại động kinh cục bộ chỉ giật một phần cơ thể như bên tay phải rồi lan lên mặt hoặc từ chân lan lên tay, mặt… với nhiều dạng khác nhau. Cũng có trường hợp xuất hiện những cơn rối loạn cảm giác như mắt nhắm, nhìn không được.
Video đang HOT
Trong 3 nhóm, nhóm động kinh toàn thể là nguy hiểm nhất và cần can thiệp kịp thời. Bệnh nhân cần được đặt trên mặt phẳng an toàn, thân nằm nghiêng để nếu có chất tiết sẽ không bị sặc vào phổi, có thể hỗ trợ hô hấp (nới rộng quần áo), cần có không gian rộng rãi, tránh bị thiếu không khí. Một số trường hợp cần có vật mềm để ở một góc miệng tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi.
Trường hợp lên cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên và người nhà chưa nhận dạng được thì cần đưa đến bệnh viện. Nếu bệnh nhân động kinh xảy ra hàng ngày và đã biết trước, đang uống thuốc thì có thể chưa cần thiết. Nhưng khi có 3-5 cơn động kinh liên tiếp, kéo dài 15-20 phút, tình trạng không ổn, bệnh nhân phải đưa đến bệnh viện vì có thể ngừng thở, suy hô hấp và những biến chứng khác.
PGS.TS.BSCK II Nguyễn Văn Liệu
Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chữa bệnh thời Covid-19
Mới đây, tại miền Trung, một người đàn ông trong tình trạng thập tử nhất sinh đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ chuyên môn trực tuyến kịp thời
Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP HCM), cho biết dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc hội chẩn, tư vấn điều trị bệnh từ xa qua hệ thống Telehealth đã giúp các BV tuyến trước có thể xử lý kịp thời các trường hợp bệnh cấp cứu khó và khẩn cấp.
Trực tuyến "lên ngôi"
Nếu như trước đây khi chưa có dịch, những ca bệnh khó ở tuyến trước sẽ được chuyển cấp cứu về tuyến cuối để cứu chữa. Nhưng do dịch Covid-19 nên các BV phải thay đổi cách thức điều trị.
Nam bệnh nhân 46 tuổi, đang ngủ thì đột ngột trợn mắt, gồng cứng người, sùi bọt mép, mất ý thức, được đưa vào BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam cấp cứu với kết quả xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ túi phình của động mạch não giữa bên phải. Nhận định đây là một ca bệnh khó, cần sự hỗ trợ về chuyên môn, từ miền Trung, các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã liên lạc vào BV Chợ Rẫy.
Tại đầu cầu phía Nam, qua hệ thống Telehealth, các chuyên gia can thiệp thần kinh BV Chợ Rẫy do PGS-TS Lê Văn Phước (Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh) chủ trì hội chẩn trực tuyến cùng bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn (Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh) hỗ trợ chuyên môn cho Quảng Nam tiến hành can thiệp nội mạch tắc túi phình cho người bệnh. Sau hơn 1 giờ xử lý, các bác sĩ ở Quảng Nam đã can thiệp thành công, người đàn ông được cứu sống.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đang hội chẩn từ xa qua hệ thống Telehealth hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam
Theo PGS-TS Lê Văn Phước, đây là lần đầu tiên một ca can thiệp nội mạch về thần kinh cấp cứu được tiến hành bằng cuộc hội chẩn trực tuyến giữa 2 BV, rất kịp thời và thành công.
BV Da Liễu (TP HCM) cũng vừa triển khai dịch vụ tư vấn trực tuyến miễn phí phục vụ người bệnh ở xa, không thể đến BV khám trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc BV Da Liễu, cho biết việc tư vấn trực tuyến này sẽ do các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, lãnh đạo các khoa/phòng đảm nhiệm. Tùy theo tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn cách tự chăm sóc hoặc hướng dẫn sử dụng những thuốc không kê toa, sản phẩm thoa tại chỗ. Trường hợp phải sử dụng các thuốc kê toa, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa da liễu hoặc vào BV Da Liễu nếu cần thiết.
Vào khu cách ly mổ cấp cứu
Đoàn bác sĩ TP HCM vừa đến Bình Phước để cứu chữa cho anh Lê Văn V. (21 tuổi, công nhân của một dự án tại tỉnh Kratie - Campuchia), bị tai nạn giao thông được chuyển về, vừa cách ly vừa điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh với chẩn đoán gãy xương hàm dưới vùng cằm và cổ lồi cầu hai bên phức tạp.
Nhận được thông tin cần sự giúp đỡ, BV Răng Hàm Mặt trung ương (TP HCM) đã tổ chức hội chẩn trực tuyến Telehealth với Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh. Qua hội chẩn, nhận thấy đây là trường hợp cần phẫu thuật sớm, không thể đợi hết thời hạn cách ly, đoàn bác sĩ từ TP HCM đã lên đường đến Bình Phước. Các bác sĩ BV Răng Hàm Mặt trung ương đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh phẫu thuật cho bệnh nhân ngay tại khu cách ly. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, sức khỏe bệnh nhân đã dần hồi phục.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Trung Chánh, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt trung ương, cho biết là BV chuyên khoa răng hàm mặt đầu ngành phía Nam, được Bộ Y tế phân công chỉ đạo chuyên môn cho 32 tỉnh, thành phía Nam, vì vậy BV luôn thường xuyên và sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các BV, trung tâm y tế của các đơn vị bạn ở các tỉnh, thành. Trong giai đoạn dịch Covid-19 này càng cần "chia lửa" hiệu quả cho các BV ở xa.
Sở Y tế TP HCM vừa triển khai chủ trương điều trị tại chỗ, theo đó tại TP sẽ có một số BV vừa điều trị Covid-19 vừa điều trị các lĩnh vực khác. BV đang thực hiện điều trị tại chỗ này là BV Điều trị Covid-19 Củ Chi sau khi được chuyển công năng từ BV huyện Củ Chi. Hiện nơi đây ngoài điều trị Covid-19 còn có thể thực hiện phẫu thuật cấp cứu, nội soi tiêu hóa, can thiệp sản khoa, chạy thận cho bệnh nhân Covid-19 mà không phải chuyển về các BV chuyên khoa của TP. BV đã tiếp nhận 192 bệnh nhân Covid-19 và chạy thận tại chỗ cho 5 bệnh nhân Covid-19.
Sử dụng kháng sinh đúng cách cho trẻ nhỏ Trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ và dùng thế nào để đúng cách, tránh tình trạng kháng kháng sinh. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn rất non yếu, thậm chí các cơ quan như thận đến một tuổi mới...