Cách nhận biết và chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Làm thế nào để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường có những dấu hiệu sau đây, các ông bố và bà mẹ hãy thử kiểm tra nhé!
1. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có những dấu hiệu sau đây:
Cân nặng chính là chỉ số là ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con. Trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con, không phát hiện hoặc lơ là việc con bị đứng cân. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn.
Suy dinh dưỡng về cân nặng nếu phát hiện điều trị sớm sẽ nhanh chóng phục hồi, nếu không phát hiện dần dần trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến chiều cao, sẽ khó điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài.
Bé chậm phát triển về thể chất
Việc này mẹ rất dễ nhận thấy bằng cách theo dõi chiều cao và cân nặng của bé. Sau đó so sánh với bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình. Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên theo dõi các mốc phát triển vận động của trẻ như: lật, ngồi, đi đứng, nói… có phù hợp với lứa tuổi hay không.
Bé có biểu hiện mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt
Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.
2. Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng
Những nguyên nhân thường gặp của suy dinh dưỡng là:
- Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
Video đang HOT
- Trẻ biếng ăn.
- Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…
3. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé
- Trong bữa ăn của trẻ cần có đủ tám nhóm thực phẩm sau đây: Ngũ cốc, ( gạo, mì, khoai, củ), thịt, cá, tôm, trứng, sữa, dầu (mỡ), rau xanh, rau củ, quả chín.
- Khi trẻ đã bị mắc bệnh suy dinh dưỡng sẽ thường rất biếng ăn, lười ăn nên cần cho cho bé ăn nhiều bữa trong ngày.
- Các mẹ hãy thay đổi nhiều cách chế biến món ăn cho hợp khẩu vị của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bổ sung các món ăn giàu dưỡngdễ tiêu như cháo, súp, sữa…
Vệ sinh ăn uống
- Đảm bảo việc ăn chín uống sôi, khi nấu xong thức ăn cần cho trẻ ăn ngay. Nếu để lâu quá hai tiếng cần nấu lại cho nóng lên.
- Cần tránh ăn những thự phẩm bị nhiễm bẩn, ô nhiễm.
- Các dụng cụ để chế biến đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho các bé.
Vệ sinh cá nhân
- Phải tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch, cho bé thoải mái, giữ ấm và tránh bị gió lùa vào mùa đông hoặc gió quạt để tránh bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp.
- Trẻ sơ sinh cần mặc đồ vải cotton, giữ quần áo sạch sẽ, không được ăn nhiều đồ ngọt, sau khi ăn xong cần đánh răng, xúc miệng.
- Trẻ nhỏ thường hay cắn tay, bò xoài và cầm bất cứ vật gì để tìm tòi khám phá, vì thế cần taọ thói quen sạch sẽ tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên cắt móng tay cho các bé.
Chăm sóc tâm lý
- Nên thường xuyên bày tỏ các xúc âu yếm, lộ tình cảm vỗ về yêu thương các bé.
- Hay khích lệ tinh thần, trò chuyện, nô đùa, tránh những cảnh thô bạo đánh đập trước mặt trẻ.
Theo www.phunutoday.vn
Chỉ các mẹ cách làm gối lá đinh lăng trị mồ hôi trộm cho trẻ
Mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Mồ hôi trộm là vấn đề không quá nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Để trị chứng mồ hôi trộm có rất nhiều phương pháp dân gian hiệu quả, trong đó phải kể đến phương pháp sử dụng gối lá đinh lăng
Mồ hôi trộm khi ngủ sẽ khiến bé khó ngủ, luôn cảm thấy khó chịu, dần già những giấc ngủ của bé bị giảm chất lượng và nó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần cúa bé. Để điều trị chứng mồ hôi trộm của trẻ, ông bà từ xưa đã có những bài thuốc dân gian đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả. Trong đó, phương pháp sử dụng gối từu lá đinh lăng rất hữu hiệu. Các mẹ hãy thử điều trị chứng mồ hôi trộm cho trẻ với phương pháp này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lá đinh lăng tươi.
Mẹ lưu ý sử dụng lá cây đinh lăng có tuổi thọ từ 3 - 5 tuổi để có mùi thơm đạt tiêu chuẩn. Khi hái lá lưu ý tuốt phần thân lá, chỉ để lại phần lá xanh mềm để bé không bị đau đầu.
- Vỏ gối cotton (mẹ tự làm hoặc mua ngoài tiệm) để thấm hút mồ hôi.
- Kim, chỉ, bông gòn...
Các bước tiến hành
Bước 1: Phơi khô lá đinh lăng
Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh. Để lá đinh lăng phơi khô đạt chất lượng, mẹ cần lưu ý:
- Rửa sạch lá trước khi phơi. Không dùng tay vò nát để lá sau khi phơi khô không gãy vụn, giòn rụm.
- Phơi khô lá trong bóng râm, không nên phơi trực tiếp dưới trời nắng để giữ được hương thơm tự nhiên của lá đinh lăng. Thời gian phơi từ 2 - 3 ngày.
- Trong quá trình phơi, mẹ đừng quên tản đều để khô toàn bộ, tránh ẩm mốc làm hỏng lá.
Bước 2: Rang khô
Sau 2 - 3 ngày, khi thấy lá đinh lăng có độ khô vừa phải mẹ đem vào sấy hoặc sao vàng trên bếp. Tiếp đến, hạ thổ để lá hút hết độ ẩm cần thiết. Công đoạn rang vàng hạ thổ sẽ tạo mùi hương đặc trưng cho gối đinh lăng.
Bước 3: Làm vỏ gối
Trộn lá đinh lăng và bông gòn polyester (loại bông chuyên sử dụng làm gối) theo tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ hài hòa sẽ giúp gối có mùi hương dễ chịu. Tiếp theo, nhét ruột gối đã trộn vào bao gối cotton đã chuẩn bị. Kích thước gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh phù hợp vào khoảng 25cm x 35cm.
Gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh có thể sử dụng từ 8 tháng đến 1 năm. Trong thời gian sử dụng, mẹ nên đem gối ra phơi dưới bóng râm để thông thoáng. Đồng thời kết hợp giặt áo gối thường xuyên để sạch vi khuẩn, ngăn ngừa nấm mốc.
Theo www.phunutoday.vn
Massage giúp bé ăn ngon, chóng lớn, sức khỏe tốt Massage là phương pháp được nhiều các bác sĩ khuyên các mẹ nên áp dụng hàng tuần, để giúp bé ăn ngon miệng, phát triển thể chất và tinh thần. Vậy, cá mẹ đã biết cách massage đúng cách cho bé? Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, những đứ trẻ có sự tiếp xúc trực tiếp với mẹ bằng phương pháp massage...