Cách nhận biết polyp cổ tử cung
Xuất huyết âm đạo sau tuổi mãn kinh, chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt, chảy máu quá nhiều trước khi có kinh nguyệt…
Dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung
Tìm hiểu về polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là gì? Đó là hiện tượng khối u dính vào thành trong của tử cung và sa vào buồng trứng. Polyp cổ tử cung được hình thành do sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt trong tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung).
Kích thước của polyp cổ tử cung từ vài milimet cho tới vài cm, chúng được nối với nhau vào tạo thành tử cung bởi một chân rộng hoặc một cuống nhỏ.
Polyp cổ tử cung thường gặp ở những người trẻ, đặc biệt ở chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 40-60 tuổi. Chị em có thể có một hoặc nhiều polyp cổ tử cung, thường nằm bên trong tử cung hoặc trượt ra ngoài lỗ tử cung để đi vào sâu trong âm đạo.
Tác nhân gây polyp cổ tử cung
Do lây nhiễm các bệnh như amip, lao và bệnh sán máng.
Video đang HOT
Hiện tượng viêm nội mạc cổ tử cung mãn tính hoặc viêm cơ cổ tử cung cũng là nguyên nhân gây polyp cổ tử cung
Có những vật chất khác trong tử cung như đặt vòng hoặc vật chất khác tồn tại trong tử cung.
Khi nhau thai vẫn còn lưu và bị lây nhiễm. Kinh nguyệt nội mạc tử cung không thể tắt hoàn toàn, gây viêm nội mạc cổ tử cung, sau một thời gian sẽ dẫn tới polyp cổ tử cung.
Dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung
Triệu chứng của polyp cổ tử cung
Những triệu chứng polyp cổ tử cung thường không điển hình hoặc dễ nhầm lẫn với bệnh phụ khoa khác, nên rất khó phát hiện. Sau đây, là những dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung:
Có chu kì kinh nguyệt không đều: Thường xuyên chậm kinh, lượng kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít, kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong một tháng, kinh nguyệt ra giữa kì kinh hoặc mất hẳn kinh nguyệt…
Xuất huyết âm đạo sau tuổi mãn kinh, chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt, chảy máu quá nhiều trước khi có kinh nguyệt…
Theo kienthucgioitinh
3 lý do khiến phụ nữ không xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung sẽ giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên lại có khoảng 1/3 phụ nữ không làm xét nghiệm này vì... ngại!
Khá nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ Á Đông, còn e ngại khi phải bộc lộ vùng kín với bác sĩ. Đó là lý do vì sao họ thường tránh hay trì hoãn thực hiện phết tế bào cổ tử cung.
Xét nghiệm phết tế bào tử cung (Pap smear) là một xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và những tế bào tiền ung thư mà sau đó sẽ phát triển thành ung thư. Nếu bác sĩ có thể phát hiện sớm được các tế bào này, họ có thể can thiệp kịp thời và tăng khả năng khỏe mạnh cho chính bạn. Về cơ bản, bạn đang chơi trò may rủi với sức khỏe của bạn nếu bạn không làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung!
Theo khuyến cáo thì phụ nữ nên thực hiện Pap smear từ 21 tuổi và cách mỗi 3 năm cho đến khi họ 65 tuổi. Phụ nữ từ 30 trở lên có thể kết hợp kiểm tra HPV và Pap smear mỗi 5 năm một lần thay vì mỗi 3 năm. Nếu bạn có bất thường về kết quả của phết tế bào cổ tử cung thì bạn nên thực hiện thường xuyên hơn theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều phụ nữ không làm xét nghiệm này vì 3 lý do phổ biến dưới đây.
1. Sự e ngại khi bộc lộ vùng kín
Khi thực hiện phết tế bào cổ tử cung, còn gọi là Pap smear hay xét nghiệm Pap, bạn sẽ phải để lộ vùng kín dưới cơ thể. Việc này có thể sẽ khó chịu với bạn, tuy nhiên, đây lại là điều cần thiết để đảm bảo tử cung bạn vẫn khỏe mạnh.
Theo khảo sát được tiến hành trên 2017 người phụ nữ nước Anh, người ta đã ghi nhận được những khám phá khá bất ngờ. Trong số đó là có 1/3 phụ nữ không thực hiện Pap smear nếu họ không tẩy lông vùng mu. Cuộc khảo sát còn ghi nhận được khoảng 35% phụ nữ trẻ sẽ ngại ngùng khi thực hiện phết tế bào cổ tử cung vì hình dáng cơ thể, 34% là vì âm hộ nhìn như thế nào và 38% là vì mùi từ vùng kín.
Mặc dù cuộc khảo sát được tiến hành ở nước Anh, nhưng đối với phụ nữ châu Á với nhiều rào cản về tư tưởng truyền thống, tỷ lệ thực hiện Pap smear có thể còn thấp hơn nhiều so với con số trên. Thật ra, bác sĩ sẽ không chú ý đến vùng kín của bạn trông như thế nào, có nhiều lông hay không, họ chỉ quan tâm xem bạn có khỏe mạnh không thôi.
Còn nếu bạn lo lắng về mùi của cơ thể ở vùng kín, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bạn có bất thường gì vùng âm hộ hay âm đạo không nhé.
2. Tư tưởng truyền thống Á Đông
Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.450 phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Mỹ vào năm 2012 ghi nhận được những người phụ nữ trẻ Việt Nam thường sẽ ít thực hiện phết tế bào cổ tử cung hơn. Lý do vì những quy tắc văn hóa khiến những phụ nữ trẻ khá bảo thủ trong vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đồng thời họ cũng ít khám bác sĩ phụ khoa hay làm các xét nghiệm này trước khi cưới.
Kết quả là những phụ nữ trẻ chưa kết hôn sẽ ít khi nghi ngờ và lo sợ ung thư cổ tử cung, vì thế mà họ ít khi thực hiện xét nghiệm tầm soát như Pap smear, đồng thời họ cho rằng việc tầm soát này sẽ là một lời cáo buộc cho cuộc sống tình dục phức tạp với họ. Vì thế mà Pap smear thường được tin rằng chỉ dành cho những phụ nữ đã kết hôn hay đã có con.
3. Rào cản về trình độ hiểu biết
Trình độ văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thực hiện phết tế bào cổ tử cung. Những người học cao hơn sẽ làm Pap smear nhiều hơn so với những phụ nữ thất nghiệp. Đồng thời, phụ nữ có học vấn cao thường có kinh tế tốt hơn, họ sẽ có điều kiện khám tầm soát hơn.
Những nghiên cứu khác còn ghi nhận phụ nữ Mỹ gốc Việt có thể có sự hiểu biết không chính xác về ung thư cổ tử cung và xét nghiệm tầm soát Pap smear. Những người cho rằng Pap smear có thể phát hiện ung thư cổ tử cung sớm thường sẽ thực hiện xét nghiệm gấp đôi so với người không biết về điều này. Tương tự, phụ nữ đã biết về HPV cũng sẽ thực hiện phết tế bào cổ tử cung nhiều hơn.
Có khá nhiều lý do chủ quan và khách quan đã khiến phụ nữ chần chờ trước xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, mặc dù đây là một xét nghiệm tầm soát một căn bệnh ung thư nguy hiểm và thường xảy ra ở phụ nữ. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về Pap smear, cách thực hiện và thời gian làm xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.
Theo Hellobacsi
Vì sao bạn có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng? Hiện tượng có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có thể là một dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khỏe của bạn đang có nguy cơ mắc bệnh đấy! Theo các chuyên gia, một chu kỳ trung bình sẽ xảy ra sau mỗi 21-35 ngày và kéo dài trong 2-7 ngày. Nếu thời gian giữa các chu kỳ ngắn lại, sẽ...