Cách ngăn ngừa cơn đau tim vào mùa hè
Nhiệt độ quá cao có thể gây căng thẳng cho tim và làm tăng nguy cơ đau tim, dưới đây là những lời khuyên chăm sóc sức khỏe tim mạch trong mùa hè.
Theo một nghiên cứu, nhiệt độ quá cao có thể làm giảm huyết áp, khiến tim đập nhanh hơn và có nguy cơ bị đau tim. Nguy cơ này càng cao nếu bạn đã có tiền sử bệnh tim, tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Ngoài ra, trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt, tim càng phải bơm nhiều máu hơn để bình thường hóa nhiệt độ cơ thể. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ đau tim vào mùa hè.
Tiến sĩ Gajinder Kumar Goyal, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Siêu chuyên khoa QRG, Faridabad, cho biết, vào mùa nóng, cơ thể cố gắng tự làm mát bằng cách chuyển máu từ các cơ quan chính xuống dưới da. Sự thay đổi này đòi hỏi tim bơm máu nhiều hơn, khiến nó bị căng thẳng quá mức. Mất nước cũng khiến tim căng thẳng và có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc tim có thể khiến người bệnh bị ốm trong mùa hè, nên cần đề phòng khi ra ngoài nắng nóng.
Bác sĩ lưu ý nhiệt độ quá cao có thể gây hại cho sức khỏe đối với bất kỳ ai, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người bị huyết áp cao, bị béo phì hoặc có tiền sử bệnh tim và đột quỵ.
(Ảnh: HindustanTimes)
Mẹo giữ cho trái tim khỏe mạnh
Giữ cho cơ thể đủ nước; uống nước trước khi bạn cảm thấy khát và tránh đồ uống có chứa caffein hoặc cồn. Ở trong nhà vào đầu giờ chiều (khoảng giữa trưa đến 3 giờ chiều) vì đây thường là thời điểm nóng nhất, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn.Bạn nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu bằng các loại vải thoáng khí như cotton, hoặc vải mới hơn chống thấm mồ hôi.Đừng quên nghỉ giải lao thường xuyên. Bạn có thể tìm một nơi nào đó có bóng râm hoặc nơi mát mẻ, dừng lại vài phút nghỉ ngơi và uống nước.Tiếp tục dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
Các dấu hiệu của tình trạng kiệt sức vì nhiệt/lả nhiệt
Nhức đầuĐổ quá nhiều mồ hôiDa lạnh, ẩm, ớn lạnhCảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉuChuột rút cơ bắpThở nhanh, thở không sâuBuồn nôn, nôn mửa hoặc cả hai
Bác sĩ tim mạch cho biết: “Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, ngay lập tức đến một nơi mát mẻ hơn, ngừng tập thể dục và hạ nhiệt bằng cách chườm lạnh và bổ sung nước. Bạn có thể yêu cầu sự trợ giúp y tế”.
Các dấu hiệu cần được chăm sóc y tế khẩn cấp
Da khô, ấm mà không đổ mồ hôiLú lẫn hoặc bất tỉnhSốt caoĐau đầu quá mức.
Chuyên gia gợi ý cách ăn sáng khoa học có thể kéo dài tuổi thọ, giảm bệnh tật
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng ăn vào thời gian nào là tốt nhất và có thể kéo dài tuổi thọ là điều không phải ai cũng biết.
Thời gian và chế độ ăn uống thường đi đôi với nhau. Hầu hết mọi người đều biết tầm quan trọng của bữa sáng nhưng ít người biết về thời gian ăn sáng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ như thế nào.
Từ việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và cholesterol cao, ăn sáng sớm và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường là chìa khóa giúp bạn sống lâu hơn.
Ăn bữa sáng vào lúc bình minh cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Bữa sáng không chỉ tạo năng lượng cho cả ngày mà thậm chí có thể là tiền đề cho sức khỏe phần đời còn lại của mỗi người. Từ việc tăng lượng đường trong máu, mức cholesterol cao và các vấn đề tim mạch, một số loại thực phẩm bạn tiêu thụ vào bữa sáng có thể dẫn đến nguy cơ sức khỏe giảm sút.
Do đó, biết được những thực phẩm tiêu thụ vào buổi sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn là điều cần thiết.
Chế độ ăn "nghèo nàn" là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào khác, bao gồm cả hút thuốc lá, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn uống có thể làm tăng tuổi thọ của mỗi người.
Trên thực tế, theo nghiên cứu, chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể kéo dài tuổi thọ từ 6-7 năm ở người tuổi trung niên và đối với người trẻ tuổi, có thể tăng tuổi thọ khoảng 10 năm.
Các yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong chế độ ăn uống là chế độ ăn chứa nhiều natri, ít ngũ cốc nguyên hạt, ít trái cây, ít các loại hạt, ít rau và ít chất béo omega-3.
Ăn sáng trước 7h sáng có thể giúp tăng tuổi thọ.
Theo nghiên cứu, ăn sáng lúc 7h có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng đợi đến 10h mới ăn sáng thì có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thành phố New York (Mỹ) đã theo dõi hơn 34.000 người Mỹ trên 40 tuổi trong vài thập kỷ.
Những người tham gia đã ghi lại thời gian ăn uống và các nhà khoa học đã so sánh thời gian này với tỷ lệ tử vong trong suốt quá trình nghiên cứu.
Kết quả, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, cho thấy những người ăn sáng trong khoảng thời gian từ 6h - 7h sáng có nguy cơ tử vong vì các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim hoặc ung thư thấp hơn 6% so với những người thường xuyên ăn sáng lúc 8h và thấp hơn 12% nguy cơ mắc bệnh gây tử vong sớm hơn những người ăn sáng lúc 10h.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, những người có thói quen ăn sáng muộn - cơ thể dần tạo ra ít insulin hơn và tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim.
Cách để sống lâu hơn: Hạn chế tiêu thụ thức ăn sáng nhiều đường.
Các loại thực phẩm nên tránh tiêu thụ vào bữa sáng như các loại đường bổ sung, sữa chua nhiều đường, thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến, đồ nướng...
Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Elder (Vương Quốc Anh) cho biết: "Cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng dự trữ để tăng trưởng và sửa chữa các mô khi ngủ. Một bữa sáng cân bằng giúp tăng cường năng lượng, cũng như cung cấp protein và canxi đã được sử dụng suốt đêm".
Do đó, ăn sáng đúng bữa vào đúng thời điểm giúp cân bằng nội tiết tố và lượng đường trong máu, cung cấp đủ năng lượng cho chúng ta hoạt động suốt cả ngày.
Thêm gừng vào bữa ăn hàng ngày để không bỏ lỡ 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời này Trong hàng ngàn năm, các nhà thảo dược đã sử dụng rễ của cây gừng để làm giảm các vấn đề về dạ dày. Với tác dụng chống viêm tự nhiên, gừng cũng thường được sử dụng trong một số bệnh như viêm khớp, cholesterol cao, đau bụng kinh và các tình trạng sức khỏe khác. Gừng là một loại gia vị quen...