Cách ngăn chảy nước dãi khi ngủ
Làm sạch các xoang, thay đổi tư thế ngủ, sử dụng thiết bị hỗ trợ hay phẫu thuật để ngăn tình trạng chảy nước dãi khi ngủ.
Khi ngủ, các cơ mặt và phản xạ nuốt sẽ ngưng hoạt động. Lúc này, nước bọt được tích tụ trong miệng sẽ bắt đầu chảy tự do, theo Bright Side.
Ảnh minh họa: BS
Chảy nước dãi khi ngủ là hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên và quá mức có thể do bị nghẹt mũi hoặc dấu hiệu của bệnh thần kinh quá mức. Ngoài ra, những người đã có vấn đề với sức khỏe như đột quỵ có xu hướng chảy nước dãi thường xuyên hơn.
Cách làm giảm hoặc ngăn chặn tình trạng chảy nước dãi:
Nghẹt mũi khiến bạn phải hít thở bằng miệng và dẫn đến tình trạng chảy nước dãi. Làm sạch và thông xoang mũi là cách tốt nhất có thể tránh chảy dãi làm gối ướt mỗi đêm:
- Tắm nước nóng sẽ làm thông mũi và giúp thở bình thường vào ban đêm.
- Xông tinh dầu, đặc biệt tinh dầu bạch đàn sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và ngủ ngon hơn.
Video đang HOT
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch xoang.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đã điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng mũi để tránh các biến chứng khác nhau như mũi bị nghẹt vĩnh viễn.
Thay đổi tư thế ngủ
Nằm ngửa khi ngủ, nước bọt tiết ra vẫn không chảy ra ngoài. Ngược lại, nếu bạn ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, nước bọt tích tụ có thể sẽ chảy ra khỏi miệng và trên gối.
Nếu cảm thấy khó khăn đối với việc giữ một tư thế trong suốt giấc ngủ, hãy đặt chăn và gối xung quanh để giữ tư thế thoải mái.
Gối đầu cao khi ngủ
Gối đầu trên chiếc gối cao trong khi ngủ có thể làm giảm chảy nước dãi và hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái.
Sử dụng các thiết bị đặc biệt
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng các thiết bị nha khoa phù hợp để đóng khoang miệng khi ngủ hoặc điều tiết việc chảy nước dãi, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Kiểm tra loại thuốc đang sử dụng
Một số thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ khiến nước bọt tiết quá mức.
Phẫu thuật
Với bệnh nặng, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ các tuyến hoặc bệnh lý gây ra chảy nước dãi, thường là các bệnh về thần kinh nghiêm trọng.
Cẩm Anh
Theo VNE
Đi bão dưới trời mưa, cổ động viên Đội tuyển Việt Nam phải nhớ kỹ những điều này
Dường như đã thành một thói quen, cứ sau mỗi chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ lại đổ ra đường đi bão đến tận tối khuya.
Việc đi bão trong tiết trời lạnh giá miền Bắc như những ngày này khiến rất nhiều người có thể bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
CĐV Việt Nam đi bão sau trận chung kết lượt đi AFF SUZUKI Cup 2018 giữa Việt Nam - Malaysia
Theo các chuyên gia về y tế, dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh đó là đau và rát họng.
Sau đó sẽ là các triệu chứng tiếp theo như nghẹt mũi, sổ mũi hoặc sốt nhẹ đối với trẻ nhỏ.
Để không phải "dính" bệnh sau thời gian dài dầm mưa hò hét, cổ vũ, người hâm mộ Đội tuyển Việt Nam cần chú ý một số vấn đề:
- Lau khô người, tắm nước ấm: Cơ thể của bạn sau khi đi về thường bị lạnh và ướt. Nếu không làm khô ngay lập tức thì nước mưa sẽ thấm vào cơ thể làm bạn bị nhiễm lạnh.
Vì vậy, bạn cần lau khô người và tắm nước ấm để cơ thể nóng lên. Việc này cũng giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám lên người.
- Không lên giường ngủ ngay: Các bác sĩ khuyến cáo, cổ động viên sau khi đi bão dưới trời lạnh nên thay quần áo và tắm qua trước khi lên giường ngủ. Nếu lên giường ngủ trùm kín chăn bạn có thể bị hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể.
- Tránh xa đồ vật có điện: Khi cơ thể còn ướt sũng, lạnh thì bạn không nên cầm điện thoại hoặc tiếp xúc với các đồ vật có khả năng nhiễm điện, đặc biệt là khi trời đang sấm sét.
- Cách xử lý trước mắt khi có triệu chứng cảm lạnh: Chuyên gia về y tế khuyên rằng, sau khi đi ngoài mưa lạnh về, nếu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và sốt nhẹ rất có thể bạn đã bị cảm lạnh. Lúc này cần phải uống thuốc cảm ngay.
Trường hợp thấy ớn lạnh dọc xương sống cùng những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu phân lòng, sốt nhẹ, hạ đường huyết, tay chân bủn rùn hoặc toát mồ hôi, chân đừng không vững cần uống nước gừng tươi ngay lập tức.
Nếu làm mọi cách mà triệu chứng vẫn chưa khỏi thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám để bệnh được điều trị kịp thời.
T.C
Theo toquoc
Phân biệt cảm lạnh và dị ứng ở trẻ Trẻ bị cảm lạnh thường kèm theo sốt, trong khi dị ứng thì không. Hà Nhi Theo ngoisao