Cách nấu súp yến ngon thực phẩm vàng siêu bổ dưỡng cho sức khoẻ
Tổ yến được ví như “thực phẩm vàng” chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được.
Chúng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hoá da cũng như hình thành nếp nhăn đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ chúng mình. Nếu vậy thì đừng bỏ qua cách nấu súp yến với đủ loại nguyên liệu dưới đây nhé!
Cách nấu súp yến gà
Cách nấu súp yến gà được xếp trong Top công thức làm vừa nhanh, vừa dễ mà còn bổ dưỡng. Một chút thịt dai ngọt của thịt gà quyện với sợi yến giòn đặc trưng, thơm dịu. Ôi mới nghe vậy đã thấy thèm quá rồi nè.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 con gà20 – 30g tổ yến sạch
Nước lọc
1 củ cà rốt
Ít nấm rơm
Hành lá, ngò rí
Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, muối
Các bước nấu súp yến gà
Bước 1: Sơ chế và chế biến thịt gà
- Trước tiên với thịt gà, bạn rửa sạch với chút nước muối pha loãng. Sau đó cho gà lên hấp chín. Để nguội, lọc lấy thịt rồi xé nhỏ.
- Bạn cho xương gà lên ninh nhừ để lấy nước, nêm gia vị cho vừa miệng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Với nấm rơm, bạn rửa sạch, cắt đôi hoặc để nguyên tuỳ sở thích mỗi người.
- Với cà rốt, bạn gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh hoặc tỉa hành hoa cho đẹp mắt hơn.
- Với hành lá, ngò, bạn rửa sạch, thái nhỏ.
- Với tổ yến, bạn làm sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút để sợi yến nở ra.
Bước 3: Hoàn thiện nấu súp yến
- Bạn cho thịt gà, tổ yến cùng nấm rơm, cà rốt vào thố. Cho nước gà đã ninh nhừ vào.
- Chưng cách thủy khoảng 30 phút, tắt bếp và cho hành ngò vào.
- Giờ thì chị em cho súp yến thịt gà ra bát, thưởng thức ngay khi còn ấm nóng nhé.
Cách nấu súp yến nấm
Mùi thơm phức của nấm chắc chắn giúp cho món súp yến trở nên hấp dẫn hơn gấp nhiều lần. Các nàng mau trổ tài ngay thôi nào!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
10 – 20g tổ yến
Nấm bào ngư
Nấm linh chi
Trứng gà
Video đang HOT
50g bột bắp
1 củ hành tây
Nước ninh xương gà
Hành lá, ngò
Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm
Các bước nấu súp yến nấm
Bước 1: Chưng cách thủy tổ yến
- Trước tiên với tổ yến, bạn rửa sạch. Sau đó ngâm với nước trong khoảng 30 phút cho nở ra.
- Tiếp theo, vớt ra để ráo rồi chưng cách thuỷ khoảng 30 phút.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Với nấm bào ngư, bạn ngâm mềm, rửa sạch rồi xé nhỏ.
- Với hành tây, bạn bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Với hành lá và ngò, bạn rửa sạch, thái nhỏ hoặc băm nhuyễn.
Bước 3: Xào nấm
- Bạn cho chút dầu ăn vào chảo, đun nóng. Sau đó trút nấm bào ngư, nấm linh chi, hành tây đảo cho chín đều. Thêm gia vị để vừa miệng hơn.
Bước 4: Hoàn thiện nấu súp yến nấm
- Chị em nấu sôi nước cốt gà, khuấy đều bột bắp rồi cho vào nồi nước.
- Tiếp theo, đánh tan trứng gà rồi cho vào nồi nước, khuấy đều.
- Sau đó, bạn cho nấm và hành tây vừa xào chín vào nồi. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Bạn cho tổ yến đã chưng vào nồi nước, đun một lúc rồi tắt bếp.
- Cuối cùng, chị em cho súp yến nấm ra bát, thêm chút hành lá, ngò thái nhỏ, rắc hạt tiêu lên trên và thưởng thức nhé.
Cách nấu súp yến cua
Nếu thích hải sản thì chị em có thể thử cách nấu súp yên với cua vừa bổ sung canxi, chống loãng xương cho trẻ em, đẹp dáng và dưỡng da cho các nàng nữa nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
10 – 20g tổ yến
3 con cua thịt
1 bắp Mỹ
100g nấm đông cô
50g bột bắp
Hành lá, ngò
Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm
Cách nấu súp yến cua
Bước 1: Chế biến tổ yến
- Trước tiên với tổ yến, bạn làm sạch rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút cho sợi yến tơi ra.
- Tiếp đến, chưng cách thuỷ trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Chế biến cua
- Với cua, bạn rửa sạch, hấp cách thủy để giữ được vị ngon của cua.
- Sau đó để nguội và tách lấy thịt.
Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác
- Với bắp Mỹ, bạn rửa sạch, tách lấy từng hạt.
- Với nấm đông cô, bạn rửa sạch, ngâm mềm rồi cắt nhỏ.
- Với hành lá, ngò thì rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4: Hoàn thiện nấu súp yến cua
- Bạn đun nước dùng vừa đủ, sau đó cho bắp Mỹ vào, đun thêm khoảng 5 phút.
- Tiếp theo là nấm đông cô, thịt cua, nêm lại gia vị cho vừa miệng.
- Đợi khi nồi súp sôi, bạn khuấy đều bột bắp với nước, cho vào nồi đến khi chúng sánh lại thì tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn cho súp yến cua ra bát, thêm chút hành lá, ngò và hạt tiêu lên trên rồi thưởng thức ngay nhé!
Tạm kết
Vậy là chị em đã biết được 3 cách nấu súp yến thơm lừng, siêu hấp dẫn và bổ dưỡng. Thi thoảng rảnh rỗi, các nàng trổ tài chiêu đãi các thành viên trong gia đình, đảm bảo ai cũng thích mê nhé!
Cách làm ruốc lươn ngon thơm bổ vạn người mê mà vô cùng đơn giản
Ruốc là một trong những món ăn truyền thống phổ biến mà hầu hết gia đình nào cũng thường xuyên sử dụng.
Đặc biệt là những gia đình có con nhỏ, kiểu gì thì các mẹ cũng sẽ thủ sẵn một lọ ruốc trong nhà để cho các bé ăn. Với cách làm ruốc lươn đơn giản sau đây, bạn sẽ mang đến cho cả nhà một món ruốc vô cùng thơm ngon, ăn một lần là mê mẩn mãi không thôi.
Ruốc không chỉ thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà còn là một món ăn cực kỳ tiện lợi. Nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để chế biến các món ăn cầu kỳ thì chỉ cần ăn ruốc với cơm nóng, thêm một ít dưa chuột hay kim chi nữa thôi là tuyệt cú mèo rồi.
Trên thực tế có rất nhiều các loại ruốc khác nhau, bởi ruốc có thể được làm từ bất cứ loại thịt nào như ruốc thịt lợn, ruốc gà, ruốc ngan, ruốc vịt, ruốc nấm, ruốc tôm, ruốc tép, ruốc cá hay ruốc lươn... Hôm nay, chúng ta hãy vào bếp thử tài với cách làm ruốc lươn tại nhà vừa thơm ngon chuẩn vị lại vừa đơn giản và nhanh chóng nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết
- 3 - 5 kg lươn sống
- 1/2 củ gừng tươi
- 1 củ hành tím
- Gia vị: hạt nêm, bột canh, nước mắm, đường, hạt tiêu xay, dầu ăn...
Cách chọn mua lươn làm ruốc
Ruốc được xem là món ăn giúp giữ lại hương vị nguyên bản của nguyên liệu nhất, do đó, để làm ruốc lươn thơm ngon, bạn cần phải chọn mua được những con lươn tươi, béo và ngọt thịt.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chọn mua lươn đơn giản và nhanh chóng nhất:
- Chọn những con lươn to, khỏe với phần thịt dày và chắc;
- Chọn những con lươn có phần thân bóng loáng. Con lươn nào tiết ra càng nhiều chất nhầy nhớt thì càng khỏe. Còn những con lươn đã bắt đầu giảm tiết chất nhày hay cử động yếu ớt thì đó là lươn sắp chết;
- Không mua những con lươn có vết tụ máu đỏ, lươn bị trầy xước, thân có đốm trắng hay phần hậu môn bị sưng vì đó là những con lươn bị bệnh.
- Không mua những con lươn có phần thân cứng nhắc, bị uốn cong vì chúng có thể đã bị nhiễm kí sinh trùng đấy nhé.
Cách làm ruốc lươn đơn giản tại nhà
Bước 1: Sơ chế lươn sạch nhớt và khử tanh
Lươn sống sau khi mua về thì bạn cần làm sạch phần nhớt và khử mùi tanh trước khi chế biến.
Về phần nhớt trên da, bạn có thể làm sạch bằng cách ngâm lươn trong nước vo gạo khoảng 2 - 3 tiếng rồi cạo và rửa sạch với nước; hoặc bạn vùi lươn vào tro, hoặc xóc lươn với muối hạt cũng sẽ giúp cạo nhớt được sạch hơn.
Về việc khử mùi tanh tự nhiên của lươn, nếu bạn ngâm lươn trong nước vo gạo thì cũng đã giúp khử tanh rồi. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm một số các khử tanh khác nữa như:
- Ngâm rửa lươn trong hỗn hợp nước chanh và muối pha loãng khoảng 10 phút;
- Ngâm rửa lươn trong giấm ăn pha loãng khoảng 5 phút;
- Ngâm rửa lươn trong rượu trắng 35 - 40 độ khoảng 3 phút.
Bước 2: Mổ lươn
Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu mổ lươn bằng dao sẽ gây nên mùi tanh khó chịu, do đó, bạn có thể dùng một thanh tre sắc cạnh để mổ một đường dưới bụng lươn, sau đó lấy hết phần nội tạng bên trong đi.
Mổ lươn xong, bạn ngâm lươn trong nước ấm khoảng 1 - 2 phút rồi lại rửa sạch lại một lần nữa. Bạn tuyệt đối không ngâm lươn trong nước lạnh nhé.
Sơ chế xong xuôi thì bạn cách lươn thành từng khúc dài khoảng chứng 1 ngón tay là được.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Với gừng tươi, bạn cạo sạch vỏ, rửa với nước rồi để ráo, sau đó đập dập gừng cho vào bát.
- Với hành tím, bạn bóc vỏ, rửa sạch, để ráo rồi đập đập và băm nhuyễn cho vào bát riêng.
Bước 4: Hấp chín thịt lươn
Bạn cho toàn bộ lươn đã cắt khúc vào nồi hấp cùng với gừng tươi đã chuẩn bị rồi bắc nồi lên bếp đun ở mức lửa vừa. Bạn hấp lươn đến khi chín thì tắt bếp và đợi nguội.
Bước 5: Tách lấy thịt lươn
Thịt lươn sau khi nguội, bạn tách lấy phần thịt bằng cách dùng đũa kẹp chắc phần đầu và tuốt dọc thân lươn từ trên xuống dưới.
Trong cách làm ruốc lươn này thì chúng ta bỏ phần đầu và xương lươn đi, chỉ lấy phần thịt. Ngoài ra, phần bụng lươn có một chút xương nhỏ cũng cần phải làm sạch luôn nhé.
Bước 6: Giã nát thịt lươn
Thịt lươn mềm nên việc giã lươn sẽ không tốn công tốn sức như khi giã thịt lợn, thịt bò, thịt heo... Bạn chỉ cần bỏ từng ít thịt lươn vào cối, giã đều tay để thịt nhừ là được.
Bước 7: Sao ruốc lươn
Bạn bắc chảo lên bếp, thêm vào một chút dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm. Sau đó, bạn cho toàn bộ phần thịt lươn đã giã nhừ vào chảo, đảo đều với mức lửa to cho tới khi sợi ruốc bắt đầu khô thì hạ nhỏ lửa.
Lúc này, bạn nêm nêm gia vị như hạt nêm, bột canh, nước mắm vào cho vừa miệng và tiếp tục sao ruốc cho tới khi đạt độ bông mịn và có màu vàng đẹp mắt là được.
Cuối cùng, bạn rắc một chút hạt tiêu xay vào ruốc cho thơm rồi tắt bếp và để ruốc nguội hoàn toàn mới cho vào lọ và bảo quản để ăn dần.
Thành phẩm
Ruốc lươn thành phẩm có màu vàng nâu bóng bắt mắt, sợi ruốc bông, mềm và rất mịn, tuy không được dài nhưng rất thơm ngon và cuốn hút vị giác. Khi thưởng thức ruốc lươn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt hơn hẳn so với các loại ruốc khác. Chúc bạn thành công với cách làm ruốc lươn đơn giản này nhé!
Bật mí cho các mẹ cách làm chả cá chiên ngon hơn cả ngoài hàng Như tất cả chúng ta đều biết, chả cá không chỉ là một món ăn ngon và giàu dinh dưỡng mà còn là thức nguyên liệu có thể được sử dụng để chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon đặc sắc khác. Chính bởi lẽ đó mà hầu hết mọi người đều yêu thích chả cá, và trên hầu hết các...