Cách nấu súp trứng cút hải sản tẩm bổ cho ngày mệt mỏi
Súp luôn là món dễ ăn nhất cho bạn những ngày nhạt miệng, học ngay cách nấu súp trứng cút hải sản bổ dưỡng, thơm ngon với công thức dưới đây nhé.
Súp trứng cút hải sản là một món ăn vặt dễ làm được kết hợp giữa các thực phẩm giàu dinh dưỡng, món súp trứng cút hải sản này hứa hẹn sẽ là món ruột trong thực đơn tẩm bổ của nhà bạn đấy. Công thức đã sẳn sàng, cùng Nấu ăn không khó vào bếp học cách nấu súp trứng cút hải sản thôi nào.
Nguyên liệu súp trứng cút hải sản
Trứng cút: 15 trứng
Trứng gà: 2 trứng
Cua (hoặc ghẹ): 1 con
Tôm: 200gr
Nấm hương (hoặc nấm đông cô): 30gr
Bắp: 1 tráiCà rốt: 1 củ
Bột năng: 5 muỗng canh
Hạt nêm: 2 muỗng cà phê
Bột ngọt: 1/2 muỗng cà phê
Rau ngò: vài nhánh
Tiêu xay
Cách nấu súp trứng cút hải sản
Bước 1. Sơ chế món súp trứng cút hải sản
Cua hoặc ghẹ bạn luộc chín, tách lấy thịt.Tôm luộc chín, bóc vỏ, xắt nhỏ.Nấm bạn ngâm nở bung ra rồi cắt bỏ chân, thái sợi.Cà rốt, rau ngò xắt nhỏ. Hành tím, tỏi băm nhuyễn.Bắp bào mỏng hoặc tách hạt tùy ý thích.Trứng cút luộc chín bóc vỏ.
Bước 2. Nấu súp trứng cút hải sản
Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào, đợi dầu sôi bạn cho hành tím, tỏi vô phi thơm vàng.Tiếp tục cho nấm, cà rốt vào xào săn lại thì bạn cho thịt cua, tôm vô đảo đều.Sau 2 phút bạn cho một lượng nước lọc vừa đủ vào cùng với bắp, nếu có nước hầm xương gà, xương heo, rau củ thì càng tốt.Đánh tan trứng gà, đợi nước thật sôi bạn cho trứng vào, vừa cho vừa khuấy lên để trứng tan ra tạo sợi.Cuối cùng cho trứng cút vào, nêm nếm 2 muỗng cà phê hạt nêm, muỗng cà phê bột ngọt, khuấy tan, nấu sôi lần nữa rồi tắt bếp là hoàn thành món ăn.Trình bày món súp trứng cút hải sản
Cho súp trứng cút hải sản vào chén, rắc thêm tiêu ngò ăn nóng là ngon ngất ngây. Làm thêm món nui nấu thịt bằm cho bữa sáng hay những lúc mệt mỏi, sau cơn bạo bệnh là ý kiến sáng suốt đấy, nấu liền tay với công thức dưới đây.
Theo nauankhongkho
Video đang HOT
Công thức làm bánh bao nhân truyền thống cực chuẩn đây rồi!
Có rất nhiều cách làm bánh bao nhưng không phải công thức nào cũng đem lại cho bạn thành công.
Bếp Emdep.vn xin giới thiệu cho độc giả cách làm chi tiết món bánh bao nhân truyền thống chuẩn ngon, giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình làm bánh bao bị hỏng trong bài viết dưới đây!
Món bánh bao bắt nguồn từ Trung Hoa hay còn được gọi là màn thầu. Ngày nay có rất nhiều loại bánh bao được biến thể khác nhau, đáp ứng tốt hơn khẩu vị của người thưởng thức. Tuy nhiên, ít ai có thể phủ nhận được sự thơm ngon đặc trưng của món bánh bao nhân truyền thống Việt Nam hay nhân xá xíu Trung Hoa kèm thêm trứng cho đủ vị.
Chiếc bánh được kết hợp hoàn hảo giữa lớp vỏ mềm xốp, mịn màng, thơm nhè nhẹ mùi bột hòa quyện với mùi thơm cũng như hương vị đậm đà, đặc trưng của nhân bánh. Trong quá trình làm bánh bao, nhiều người gặp phải một số khó khăn như: vỏ bánh không mềm mịn, không xốp, không được trắng, nặn chưa đẹp, bánh sau khi hấp bị chai vỏ, xẹp..vv..Với công thức làm bánh bao cực chuẩn dưới đây, đảm bảo các bạn sẽ giải quyết được tốt nhất những vấn đề trên.
Nguyên liệu cần cho công thức vỏ bánh bao:
(Đủ để làm khoảng 25 chiếc bánh bao nhỏ xinh)
500 gram bột mỳ đa dụng
250ml sữa tươi không đường (tùy loại bột % protein hay bột cũ mới để gia giảm lượng sữa )
2 teapons instant yeast (men khô, nếu k có cup đong thì = 4 thìa cafe)
50 gram sữa đặc
30 gram đường
30 gram nước cốt dừa ( 4 thìa ăn phở)
30 ml dầu ăn
1 teapons muối tinh
trái chanh
Nguyên liệu cho công thức nhân bánh bao:
300gram thịt bò lợn xay có lẫn chút mỡ
Mộc nhĩ: 5 tai vừa ngâm nở thái mịn
Nấm hương: 7-10 cái ngâm nở thái mịn
Hành tây: 1 củ sắt nhỏ
Cà rốt: 2 củ tầm 200gram gọt vỏ bào sợi thái khúc 0.5cm
Nước mắm: 2 thìa phở
Bột canh: 2 thìa phở
Mỳ chính: 1 thìa ăn phở
Đường: 1 thìa phở
Hành lá: 50 gram thái mịn
Mùi tây: 50 gram thái mịn ( nếu có không thay bằng mùi ta đều được)
Miến khô: 50gram( không bắt buộc) ngâm nở mềm sắt khúc 2cm
Trứng cút hoặc trứng gà luộc bóc vỏ (tầm 25 quả)
Cách làm bánh bao nhân truyền thống:
Bước 1: Chuẩn bị men
Hòa tan men đường sữa tươi vào 1 cốc. Việc này giúp men được kích hoạt nhanh hơn và bột mịn hơn. Men rất ưa đường và kị muối nên chỉ hòa tan đường cùng men thôi. Sau khi hòa tan men với sữa, đường thì để men nghỉ 5 phút.
Bước 2: Trộn bột
- Rây bột cho mịn khỏi bị vón vào tô trộn bột, cho muối vào và trộn thật đều. Cho dầu ăn, sữa đặc, nước cốt dừa vào rồi đổ từ từ sữa men đã chuẩn bị ở bước 1 vào, bật máy tốc độ số 1 trộn đều tay trong vòng 5 phút cho bột kết dính (không bật tốc độ cao tránh làm vón bột).
- Để bột nghỉ 3 phút bật máy tốc độ cao hơn 1 nấc trộn thật đều trong vòng 7-10 phút, tùy kĩ thuật người trộn quen tay.
- Để bột nghỉ 5 phút. Bật máy cao hơn 1 nấc nữa trộn thêm 5-7 phút cho đến khi thấy bột dẻo, mịn.
- Bỏ ra thớt phủ 1 lớp bột áo thật mỏng và nhồi bằng tay thêm 2 phút nữa. Nếu không có máy ta nhồi bằng tay 10 phút đầu cho bột kết dính đều, rồi nghỉ 3 phút, nhồi tiếp 10 phút, rồi lại nghỉ 5 phút nhồi lần cuối 5 phút. Vê viên bột hình tròn rồi cho vào tô lớn, đậy bằng màng bọc thực phẩm.
Bước 3: Ủ bột
Ủ lần 1:
- Nếu có lò nướng bật lò trước 10 phút ở nhiệt độ thấp nhất, sau đó tắt đi 2 phút rồi cho tô bột vào, để bên cạnh 1 bát nước sôi cho đỡ mất độ ẩm và giữ ấm cho quá trình bột nở.
- Nếu không có lò nướng ta dùng nồi cơm điện, cho 1 chút nước vào nồi cơm rồi bật chế độ warm trong vòng 10 phút. Sau đó, đổ nước lau khô nồi rồi quét 1 lớp dầu ăn vào chõ nồi cơm điện, sau đó đặt cục bột vào, đậy nắp nồi cơm điện lại.
- Để bột nở từ 45-60 phút. Trong quá trình ủ hạn chế mở ra xem.
- Bột nở lần 1 đạt khi nở gấp 2,5-3 lần. Khi ấn ngón tay vào cục bột thấy vết lõm không phồng trở lại là được.
Ủ lần 2:
- Dùng tay ấn cho bọt khí thoát khỏi cục bột sau đó vắt quả chanh vào, nhào qua lại lần nữa ( tầm 1-2 phút) rồi tiếp tục ủ như lần 1. Vắt chanh giúp vỏ bánh sau khi hấp được trắng vì thông thường bột mỳ ở Việt Nam hơi vàng, bánh hấp xong màu không được trắng như ngoài hàng do không dùng bột tẩy.
- Thay bát nước nóng vừa rồi nếu ủ trong lò. Đặt bột vào vị trí ủ, đợi tầm 20-30 phút nữa kiểm tra xem bột nở lại gấp đôi chưa là đạt.
Bước 4: Làm nhân
- Bắc chảo cho nóng đổ 2 thìa ăn phở dầu ăn vào, đợi dầu nóng rồi cho hành tây vào phi thơm không để bị cháy, cho tiếp cà rốt vào đảo 2 phút rồi cho tiếp thịt vào đảo 5 phút.
- Cho lần lượt mộc nhĩ, nấm hương vào, nêm bột canh, mỳ chính, nước mắm và đường vào. Tùy khẩu vị mỗi người mà gia giảm lượng gia vị, mình thích công thức này khá đậm đà còn bạn nào ăn nhạt thì bớt lượng bột canh hoặc mắm đi 1 chút nhé!
- Khi nhân chín thì đổ miến vào đảo thêm 1 phút nữa. Tắt bếp rồi mới cho hành lá, mùi tây và hạt tiêu vào (việc cho sau cùng này giúp cho mùi thơm của hành mùi và hạt tiêu được giữ tối đa)
(Đối với những bạn không thích ăn nhân xào trước thì ta chỉ cần trộn những nguyên liệu sống lại với nhau cho đều là được, nhưng khi nặn bánh sẽ cho ít nhân đi 1 chút, vỏ dày hơn để bánh được chín đều nhé.)
Bước 5: Nặn bánh
- Lấy bột ra rồi nhào tay nhanh trong 2 phút, sau đó chia bột thành từng viên tròn 30gr, chuẩn bị 1 chiếc khăn ẩm để đậy những viên bột chưa dùng đến. Phủ 1 chút bột áo lên thớt và cây cán bột. Ấn dẹt viên bột rồi cán thành hình tròn rộng khoảng 12-15cm, cán mỏng phía diềm bột (chút tạo hình cho dễ).
- Cho 2 thìa phở nhân vào giữa rồi 1 quả trứng cút ấn vào giữa nhân.
- Dùng tay phải giữ 1 phần mép bột rồi tay trái vắt từng múi bột, tay phải giữ múi bột tiếp theo và dính lại định hình, tay phải giữ nguyên không di chuyển (xem hình bên dưới). Vắt từng múi bột cho đến cuối cùng thì bóp khéo miệng bánh lại tránh bị hở khi hấp sẽ bị bung nhân. Trong lúc tạo hình nếu nhân bị phòi ra ta dùng tay chỉnh lại, ấn vào bên trong rồi nặn tiếp. Đặt bánh lên 1 tờ giấy để bánh không dính chõ hấp.
Làm tiếp tục cho đến cái cuối cùng.
Bước 5: Hấp bánh
- Đun sôi nước rồi đặt lần lượt từng bánh vào chõ hấp, mỗi bánh cách nhau 3cm để khi nở không bị dính. Lưu ý không đặt bánh sát viền nồi để nước bốc hơi không bị rớt xuống làm hư mặt bánh. Đậy 1 chiếc khăn khô lên miệng chõ rồi đậy nắp vung lại hấp 10 phút. Vì nhân đã làm chín nên không hấp lâu làm bánh bị chai vỏ mất đi độ xốp, chỉ hấp đủ độ nở chín tới là ngon nhất.
Đây là thành phẩm ra lò, nóng hổi thơm phức, vừa thổi vừa ăn, thật hấp dẫn phải không các bạn?
Kèm thêm ly sữa đậu nành thì không còn gì tuyệt vời bằng. Cách bảo quản bánh là khi bánh vừa bỏ ra chờ nguội chút, bánh vẫn còn ấm ta dùng bọc thực phẩm bọc bánh lại để hôm sau ăn bánh vẫn mềm không bị khô mặt.
Chúc các bạn thành công với công thức làm bánh bao nhân truyền thống này nhé!
Theo Emdep
Cách nấu súp tôm bắp dinh dưỡng cho bữa sáng đầy năng lượng Cách nấu súp tôm bắp rất đơn giản, đây chính là lựa chọn tuyệt vời để bạn và gia đình nạp năng lượng ngày mới. Nào, chúng ta vào bếp học ngay cách nấu súp tôm bắp nhé. Sự kết hợp giữa rau củ và hải sản sẽ mang đến cho bạn món súp tôm bắp nhiều dinh dưỡng và năng lượng để...