Cách nấu nước sâm ngon mát làm dịu những ngày nóng
Cách nấu nước sâm không xa lạ với nhiều chị em nội trợ. Cứ đến hẹn lại lên, những ngày nóng nực tràn về, nước sâm lại trở nên đắt hàng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đang tìm thức uống lành mạnh để gia đình giải khát những ngày đầy nắng, thì không nên bỏ qua nước sâm. Nước mát này tốt cho sức khỏe, rẻ, lại còn cực dễ nấu và nấu nhanh nữa.
Nước sâm là thức uống mùa nóng quen thuộc của nhiều gia đình. Ảnh Internet
1. Cách nấu nước sâm phổ biến nhất
1.1. Nguyên liệu
1 nắm lá dứa thơm
1 ít rễ cỏ tranh
2 khúc mía lau
1 khúc lá cây lẻ bạn
1 nắm nhỏ cây thuốc dòi
2 cây mã đề
1.5 lít nước
1 thìa canh đường phèn (tùy chọn)
Lưu ý : Bạn có thể mua nguyên bó nguyên liệu nấu nước sâm tại các chợ.
Nguyên liệu nấu nước sâm. Ảnh Internet
1.2. Cách nấu nước sâm
Lá dứa thơm rửa sạch, xé sợi hoặc vò dập cho dễ ra mùi thơm, bó lại.Mía lau rửa sạch, chặt khúc, chẻ nhỏ hoặc đập dập.Các loại lá khác, rễ cỏ tranh nhặt sạch, rửa sạch.Cho mía lau xếp đáy nồi. Kế đến cho các loại rau lá khác lên trên.
Cho nước vào nấu với lửa lớn. Nước sôi giảm lửa, nấu thêm 15 phút cho các loại lá tiết hết chất là có thể tắt bếp.Vớt bỏ xác lá & mía. Cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hết.
Lược nước qua rây để có nước sâm trong không có cặn.Nước sâm nguội rót vào chai để lạnh và dùng dần.Nước sâm nấu kỹ, để nguội, giữ ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong 2-3 ngày.
Cách nấu nước sâm. Ảnh Internet
2. Nước sâm có tác dụng gì
Khi nói đến nước sâm, có lẽ ai cũng biết, đây là loại nước mát thanh nhiệt, giảm nóng. Thậm chí, chúng ta nhiều người còn quen gọi là nước mát. Điểm cộng của món nước này chính xác là cụm từ ai cũng thích dùng đến “ngon, bổ, rẻ”.
Có thể nói rằng, trước khi bạn biết nước sâm vừa ngon, vừa bổ và rẻ, thì trong Đông y, loại nước này từ lâu đã là vị thuốc bình dân thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, an thần. Tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và an thần của nước sâm được phát huy nhờ hội tụ những vị thuốc tự nhiên dễ tìm. Những vị thuốc này có thể kể đến như mía lau, rau bắp, rễ cỏ tranh, mã đề, thuốc dòi, lá cây lẻ bạn….Chúng đều có tính thảo dược.
Nước sâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Ảnh Internet
3. Ai không nên uống nước sâm
Dù nước sâm là thức uống lành mạnh tốt cho sức khỏe và giải khát tốt nhưng không phải ai dùng cũng được. Để loại nước này bảo đảm tốt cho đúng người dùng, thì các trường hợp sau đây không nên dùng nước sâm:
Người mắc bệnh mãn tính : Vì các thành phần thảo dược có thể làm giảm tác dụng của thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
Người đang bị tiêu chảy : Vì, nước sâm lợi tiểu có thể làm tăng tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.
Người có bệnh huyết áp thấp : Vì nước sâm có thể tăng tình trạng hạ huyết áp.
Phụ nữ có thai : Vì trong nước sâm có thể chứa một số thảo dược không có lợi cho phụ nữ mang thai. Như cây thuốc dòi chẳng hạn. Theo Đông y, cây thuốc này có tác dụng điều kinh, nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Hay như rễ tranh có tính hàn mạnh, cũng không có lợi cho phụ nữ mang thai.
Video đang HOT
Những người có bệnh tiểu đường, bệnh thận, lao phổi nếu dùng nước sâm thường xuyên cần có ý kiến của bác sỹ.
Người đang đau bụng tiêu chảy không nên uống nước sâm. Ảnh Internet
4. Về nguyên liệu nấu nước sâm và tác dụng của từng loại
Khi mua nguyên liệu nấu nước sâm, chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta không tránh khỏi thắc mắc về tính thảo dược của chúng. Thông thường, một bó lá nấu nước sâm (nước mát) sẽ gồm các nguyên liệu phổ biến như mía lau, rễ cỏ tranh, lá dứa thơm, cây mã đề, râu bắp, cây thuốc dòi, lá lẻ bạn và thậm chí là cây ngò già. Các loại này theo Đông y đều có dược tính, có lợi ích nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như:
Mía lau : Theo Đông y, mía lau có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đàm, giải độc. Ngoài ra, mía lau còn được dùng như vị thuốc để trị hôi miệng, viêm họng, táo bón, hạ đường huyết.
Rễ cỏ tranh : Rễ cỏ tranh có tính hàn, Tác dụng của nó có thể giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ cỏ tranh còn được dùng như vị thuốc trị bí tiểu, tiểu ra máu hay chảy máu cam.
Rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Ảnh Internet
Lá dứa thơm : Lá dứa thơm không chỉ dùng để tạo mùi tạo màu mà còn có tác dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu gần đây, người ta đã tìm ra tác dụng ức chế tế bào ung thư vú của chiết xuất từ lá dứa này. Ngoài tra, một lượng lớn lá dứa cũng có khả năng làm hạ đường huyết.
Cây mã đề : Mã đề có lẽ không xa lạ với nhiều bà nội trợ. Vì, loại cây này vừa là rau vừa là thuốc. Mã đề có tác dụng trị tiểu rắt, bệnh kiết lị, đau mắt đỏ và rất lợi tiểu.
Râu bắp : Theo Đông y, râu bắp có tính bình, có tác dụng lợi mật, lợi tiểu. Râu bắp có thể góp phần trị sỏi thận và hạ đường huyết.
Cây thuốc dòi : Cây này có tên gọi khác là cây bọ mắm. Theo Đông y, cây thuốc dòi có tác dụng tiêu đờm, chữa viêm họng, ho khan, tiêu viêm, thông sữa và thông tiểu. Cây thuốc dòi còn có tác dụng điều kinh. Do đó nó cũng được cho là dễ gây sảy thai. Đây chính là lý do nước sâm có câu thuốc dò thì phụ nữ mang thai không nên dùng.
Cây lẻ bạn : Cây này còn có tên là cây hoa sò huyết. Theo Đông y, cây lẻ bạn có tính mát, dùng như vị thuốc. Cây có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, cầm máu, chữa ho, giải độc và cầm máu.
Ngò : Cây ngò từ lâu được sử dụng như một vị thuốc chứ không chỉ dừng lại ở một loại gia vị rau thơm. Theo nhiều nghiên cứu, cây ngò có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Hiện nay trong ngành công nghiệp thực phẩm lẫn cả y học, cây ngò được dùng nhiều nhờ đặc tính kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật và có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng.4. Các loại nước sâm đổi vị
Ngoài loại nước sâm phổ biến nhất nấu từ các nguyên liệu như trên, bạn cũng có thể dùng các nguyên liệu khác để nấu nước sâm đổi vị. Đương nhiên thay đổi nguyên liệu ngoài đổi vị còn có lợi ích khác biệt do từng nguyên liệu bạn thay thế mang lại.
Các loại nước sâm khác vị bạn có thể tham khảo như dưới đây:
4.1. Nước sâm bí đao
Nước sâm bí đao phổ biến không kém nước sâm thông thường nấu với rễ cỏ tranh, râu bắp và cây mã đề. Nước sâm bí đao sẽ dùng các nguyên liệu gồm bí đao, la hán quả, thục địa, bông cúc khô, mía lau và lá dứa.
So với nấu nước sâm thông thường như trên, nấu sâm bí đao sẽ công phu hơn một chút. Việc nấu bí đao sẽ cần bạn chú ý chọn bí và sơ chế. Điều này sẽ giúp nước sâm bí đao thơm ngon không bị chua .
Về tác dụng, nước sâm bí đao có các tác dụng như lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó sâm bí đao còn có tác dụng làm đẹp gia và góp phần giảm cân.
Nước sâm bí đao tốt cho tiêu hóa và tim mạch. Ảnh Internet
4.2. Nước sâm bông cúc
Nước sâm bông cúc ( hoa cúc ) dùng khá ít nguyên liệu. Thường cách nấu sẽ dùng chỉ hoa cúc khô, ngò và đường phèn. Tuy nhiên, một số người sẽ không dùng đường phèn mà dùng mía lau thay thế để giảm độ ngọt.
Nước sâm bông cú có mùi thơm rất đặc trưng và dễ gây nghiện nếu ai dùng quen. Tác dụng của nước sâm này là an thần, giải nhiệt và giảm cân.
4.3. Nước sâm rong biển
Nước sâm rong biển nấu từ nguyên liệu như rong biển khô, thục địa, đường phèn và lá dứa thơm.
Tác dụng của sâm rong biển cũng là giải nhiệt giải độc, thanh nhiệt. Nước sâm này khá tốt cho sức khỏe và còn có ác dụng làm đẹp da.
Nước sâm rong biển có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt. Ảnh Internet
4.4. Nước sâm nhãn nhục
Cách nấu nước sâm như nước sâm nhãn nhục cũng khá đơn giản. Bạn dùng các nguyên liệu gồm nhãn nhục, bông cúc và đường phèn.
Tác dụng tiêu biểu của nước sâm nhãn nhục là an thần, thanh nhiệt và giải độc.
4.5. Nước sâm nấu theo kiểu nước mát của Hàn Quốc
Nước sâm này còn gọi là nước sâm Hàn Quốc hay nước mát Hàn Quốc. Đây là loại nước sâm mới, cho vị ngọt thanh, thơm như mùi thuốc bắc nhẹ.
Nguyên liệu sử dụng để nấu nước sâm kiểu Hàn Quốc gồm có táo tàu , táo đỏ, nhãn nhục và đường phèn. Bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác như gừng, quế và mật ong. Phiên bản dùng gừng, quế, mật ong thường được dùng nhiều trong mùa lạnh.
Nước sâm hay nước mát Hàn Quốc cũng là thức uống được dùng nhiều vào mùa nóng. Thức uống này có ác dụng giải nhiệt, an thần, tốt cho dạ dày, tim mạch. Ngoài ra, nước sâm này còn góp phần giảm stress và giảm cân.
Nước sâm Hàn Quốc có tác dụng an thần, giải nhiệt. Ảnh Internet
Bạn thấy đấy, cách nấu nước sâm thật đa dạng. Tác dụng của nước sâm như Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn đã đề cập cũng khá phong phú. Tùy theo sở thích về vị và mục đích sử dụng, bạn hoàn toàn có thể linh động chọn nấu nước sâm phù hợp. Và, điều thú vị là, dù bạn chọn công thức nào, nguyên liệu cũng đều dễ tìm, nấu dễ dàng, cho vị ngon như ý mà không khi nào thất bại.
2 cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản tại nhà mà bạn nên biết
Nhờ 2 cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản ở nhà chúng ta dễ dàng có thức uống giải nhiệt mà không phải đi mua.
Không chỉ với cách chế biến dễ làm thức uống này còn tốt cho sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ chi tiết về cách nấu, bạn hãy tham khảo để có được những ly nước sâm thơm ngon cho nhà mình dùng nhé.
1. Cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản
Chỉ với 2 nguyên liệu đơn giản là bông cúc và đường phèn là bạn đã có thể có được một món nước giải khát ngon và thanh mát. Sau đây là định lượng của những nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị cùng với cách làm. Bạn theo dõi và chuẩn bị nhé.
1.1. Nước sâm bông cúc cần nguyên liệu gì?
Bông cúc khô: 40g
Đường phèn: 400g
Lưu ý: Bạn cần chọn những địa điểm mua nguyên liệu chuẩn để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.
Nguyên liệu chuẩn bị nấu bông cúc khô. Ảnh: Internet.
1.2. Cách nấu nước sâm bông cúc ngon không bị đắng
Bước 1: Ngâm bông cúc
Bông cúc khô sau khi bạn mua về thì lấy đúng số lượng bên trên. Sau đó bạn cho hoa cúc vào một cái thau rồi cho nước vào. Bạn ngâm khoảng 5 - 7 phút thì rửa lại một lần nữa với nước sạch, vớt ra rồi để ráo nước.
Lưu ý: Bởi vì bông cúc được phơi khô nên sẽ nhẹ hơn so với nước. Do vậy sẽ có những bông hoa khi ngâm thì bị nổi trên mặt nước. Nếu có hoa nổi thì bạn dùng tay ấn vào bông cúc cho chìm xuống bạn nhé.
Ngâm bông cúc khô. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước sâm
Sau khi đã sơ chế xong thì bạn cho nước cùng với bông cúc khô vào đun sôi khoảng 5 - 7 phút. Tiếp đó bạn hãy vớt hết bông cúc khô ra rồi cho đường phèn vào khuấy đều cho đến khi đường phèn tan hết thì bạn hãy tắt bếp.
Lưu ý: Lượng nước và lượng đường bạn có thể thay đổi để phù hợp với khẩu vị của mình. Nếu bạn uống thêm đá thì có thể cho ít nước hơn để vị nước sâm bông cúc đậm đà hơn.
Nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
1.3. Thành phẩm đạt được
Một ly nước sâm bông cúc đã được hoàn thành. Bạn có thể uống khi nước đang nóng ấm, hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng. Bạn còn có thể thêm đá để uống ngay nếu thích lạnh. Mùi hoa cúc thơm thoang thoảng thêm vào đó là vị ngọt của đường phèn thanh thanh hấp dẫn. Vị thơm ngọt đơn giản này giúp cho món nước thêm ngon miệng và kích thích được khẩu vị của những người "lười" uống nước lắm đấy nhé.
Thành phẩm đạt được nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
2. Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Với cách chế biến này sẽ có thêm một số nguyên liệu nhỏ để món nước sâm sẽ được ngon hơn. Tất nhiên vẫn là tiêu chí cũ là dễ dàng tìm mua nguyên liệu cũng như công thức đơn giản để bạn có thể chế biến nhanh ngay tại nhà.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu sâm bông cúc la hán quả
Bông cúc khô: 40g
Lá dứa: 10 - 15 lá
Thục địa: 2g
La hán: 1 quả
Hạt chia: 20g
Đường phèn: 450g
Lưu ý: Đây đều là những nguyên liệu mà bạn có thể tìm mua tại tiệm thuốc Bắc.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
2.2. Hướng dẫn cách nấu nước sâm bông cúc quả la hán
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bông cúc bạn hãy ngâm nước khoảng 7 - 10 phút để cho bông cúc nở ra, bạn rửa lại bằng nước một vài lần nữa rồi vắt cho khô nước. Lá dứa thì rửa từng lá cho sạch đất rồi cuộn lại thành bó cho dễ nấu. Quả la hán bạn bổ nhỏ ra để dễ dàng chế biến.
Sơ chế nguyên liệu nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước đường
Bạn cho nồi lên bếp, cho nước và đường phèn vào đợi cho đến khi nước sôi thì bạn tắt bếp. Với cách này sẽ giúp bạn nhìn ra được trong đường phèn có bị lẫn các tạp chất trong đường phèn không.
Nấu nước đường. Ảnh: Internet.
Bước 3: Nấu nước sâm bông cúc
Bạn cho nồi lên bếp cùng với nước, bông cúc, quả la hán, thục địa và nấu sôi nhỏ khoảng 10 phút thì bạn cho lá dứa vào nấu thêm khoảng 15 phút nữa thì bạn tắt bếp. Sau đó bạn vớt hết phần xác hỗn hợp trên ra sau đó cho nước đường phèn vào, khuấy đều rồi cho hạt chia và đường phèn vào là đã hoàn thành rồi đấy.
Cách nấu bông cúc quả la hán. Ảnh: Internet.
2.3. Thành phẩm đạt được nước sâm bông cúc quả la hán
Sau khi đã nấu xong thì bạn có thể uống được ngay hoặc đợi nguội rồi đóng chai bảo quản tủ lạnh. Nước sâm bông cúc la hán được chọn với màu săc đẹp cùng với vị ngọt thanh của la hán và đường phèn. Thêm vào đó là mùi thơm nhẹ, thoang thoảng của bông cúc. Đây chắc chắn sẽ là một loại thức uống giải nhiệt mà bạn sẽ cần cho mùa hè sắp tới.
Thành phẩm đạt được. Ảnh: Internet.
3. Cách bảo quản nước sâm
Khi đã chế biến xong thì bạn cần bảo quản nước sâm cho ngon và uống được lâu hơn. Tham khảo một số cách bảo quản nước sâm sau đây:
Sau khi nấu xong thì hãy chờ cho nước sâm nguội rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.Nên chia nhỏ các chai để có thể tiện lấy ra hoặc mang đi trên đường để uống.Nước sâm có thể bảo trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 - 3 ngày, tuy nhiên bạn nên uống nhanh hơn để không bị hư nước nhé.
Thật đơn giản với 2 cách nấu nước sâm bông cúc vừa thanh mát lại bổ dưỡng đã được Yeutre.vn tổng hợp ngay tại bài viết. Hy vọng rằng nó sẽ giúp cho mùa hè của bạn thật mát mẻ và tốt cho sức khoẻ hơn. Ngoài nước sâm bông cúc này, bạn có thể nấu nước sâm 24 vị , nước sâm mía lau , nước sâm rong biển để nhà mình đổi vị thêm phong phú nhé.
Sinh tố đu đủ sữa chua cực tốt và bổ dưỡng cho chị em Sinh tố đu đủ sữa chua được kết hợp từ sữa chua và đu đủ là món sinh tố ngon tuyệt và giúp chị em có làn da đẹp mịn màng đấy nhé. Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và học cách làm món sinh tố đu đủ sữa chua ngon tuyệt này ngay nhé! Sinh tố đu...