Cách nấu nước dùng bún bò Huế đúng chuẩn đãi gia đình cuối tuần
Cách nấu nước dùng bún bò Huế đúng chuẩn không quá khó, nhưng cũng không phải là điều dễ dàng nếu chị em không có bí quyết. Từ khâu chọn nguyên liệu, cho đến kỹ thuật chế biến – mặc dù đòi hỏi tốn kém thời gian và sự tỉ mỉ, khéo léo, -
nhưng thành quả bún bò Huế “cực phẩm” sẽ không khiến bạn thất vọng. Để tự tay nấu bún bò ngon tại nhà, mời bạn đến với khâu chế biến nước dùng hướng dẫn chi tiết ngay sau đây.
1. Hướng dẫn nấu nước lèo bún bò Huế đúng chuẩn có mắm ruốc
1.1. Nguyên liệu
Cách nấu nước dùng bún bò Huế này có dùng thêm nguyên liệu mắm ruốc nên có vị ngon hơn. Thành phần nguyên liệu cụ thể gồm:
500 gram bắp bò
3 lạng gân bò ngon
1 cái móng giò (nên chọn móng giò chân trước)
500 gram xương ống heo hoặc bò đều được
Hũ mắm ruốc của Huế
Gia vị: Ít sả, gừng, hành tím khô, ớt bột, tỏi đã bóc vỏ, băm nhuyễn, cùng với bột nêm, đường, dầu điều.
1.2. Cách nấu nước dùng bún bò Huế
1.2.1. Sơ chế nguồn nguyên liệu
Với móng giò heo, bạn lóc xương ra. Phần thịt bắp heo vừa lóc thì cuộn lại và buộc chặt bằng sợi chỉ trắng, nhớ giữ lại xương nhé.Với phần thịt bò nạm, bạn cũng cuộn tròn lại và buộc chặt sao cho chắc chắn. Đồng thời, buộc cẩn thận thịt bắp bò để khi hầm không bị bung ra, thịt cũng không bị co lại.
Video đang HOT
Sơ chế kỹ nguyên liệu nấu nước dùng bún bò Huế. Ảnh Internet
1.2.2. Chần xương và thịt
Lấy nồi sạch, đun sôi nước.Sau đó, lần lượt cho hết phần xương, thịt bắp bò, gân, nạm, xương giò heo vào nồi, chần sơ qua.
Công đoạn chần món giò heo, thịt bò. Ảnh Internet
Nước sôi, nhớ vớt sạch phần bọt nổi để nước dùng trong màu nhé.Vớt hết thịt ra, riêng gân bò thì bạn cắt thành từng miếng nhỏ theo kích cỡ vừa ăn. Cách nấu nước dùng bún bò Huế giữ lại nồi nước chần xương này nhé.Cùng lúc đó, bạn lấy mắm ruốc Huế (3 thìa canh) pha đều với nửa chén nước lọc để làm loãng ra cho công đoạn ướp thịt.
Pha loãng mắm ruốc Huế để nấu nước dùng bún bò ngon hơn.
1.2.3. Công đoạn ướp thịt nấu nước dùng
Bạn pha hỗn hợp ướp thịt bao gồm: đường (2 muỗng canh), muối (1 muỗng canh), bột ngọt (1/2 muỗng canh), mắm ruốc đã pha loãng (1 muỗng canh), cùng với hành tím, tỏi, sả băm nhuyễn (mỗi nguyên liệu lấy 2 muỗng canh) trộn đều với nhau. Bạn để riêng hỗn hợp này nhé.
1.2.4. Công đoạn hầm xương, thịt
Lấy nồi áp suất ra, cho 3 nhánh sả cùng với 1/2 gừng lót dưới đáy.Đặt xương và thịt giò heo lên trên, đổ mức nước xâm xấp đủ ngập, đậy nắp.
Công đoạn ninh xương, nấu nước lèo bún bò Huế.
Đun nồi nước dùng sôi thì bạn chỉnh mức lửa nhỏ xuống. Cách nấu nước dùng bún bò huế hầm xương, thịt thêm khoảng 5 phút nữa thì bạn mở nắp, vớt thịt bắp heo ra trước.Ngâm phần thịt bắp heo này với nước lạnh để săn lại.
1.2.5. Cách nấu nước dùng bún bò Huế đúng chuẩn
Bạn hòa chung nước dùng chần xương ở công đoạn 2 với nước hầm ở công đoạn 4 lại với nhau. Nếu phần nước này chưa đủ 5 lít thì bạn chế thêm nước lọc vào cho đủ nhé.Đun sôi nồi nước dùng trên đây. Đồng thời, pha hỗn hợp gia vị nêm nước dùng gồm: Nước mắm (3 muỗng canh) Muối (2 muỗng canh) Đường (2 muỗng canh) Bột ngọt (2 muỗng cà phê) 1 chén nhỏ mắm ruốc loãng. Cách nấu nước dùng bún bò Huế có thể điều chỉnh công thức này để nêm nếm vừa vị của bạn và gia đình nhé.
Bạn pha mắm ruốc riêng rồi mới đổ vào nồi nước dùng bún bò Huế nhé! Ảnh Internet
Công đoạn tạo màu và hương thơm đặc trưng cho nước lèo bún bò Huế đúng chuẩn: Bạn phi thơm hỗn hợp gồm 2 muỗng canh dầu ăn 1/2 muỗng canh sả 1 muỗng canh tỏi. Khi các nguyên liệu này săn lại thì bạn cho tiếp dầu điều (khoảng 2 – 3 muỗng canh tùy khẩu vị) vào hòa chung cho dậy mùi thơm, đổ vào nồi nước lèo là hoàn tất.Giờ thì bạn có thể dùng nước lèo ăn kèm với bún, chả, rau mùi,…theo khẩu vị gia đình nhé.2. Bí quyết nấu nước dùng bún bò Huế đúng cách
2.1. Bí quyết chọn nguyên liệu và dụng cụ làm nước lèo bún bò Huế
Cách nấu nước dùng bún bò Huế đúng chuẩn sử dụng rất nhiều nồi kích cỡ lớn để chần, ninh xương và thịt. Thế nên, bạn cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ nấu bún bò chuyên dụng này, kèm theo nồi áp suất để thuận tiện chế biến hơn.Khi chọn nguyên liệu, bạn nên chọn bắp bò để nấu nước lèo bún bò Huế. Đồng thời, chọn móng giò heo chân trước để có phần thịt săn chắc hơn khi hầm.
Nên chọn móng giò heo chân trước để lấy phần thịt săn chắc. Ảnh Internet
Nếu có thể, hãy mua thêm xương bò về ninh cho ngon, ngọt nước dùng.Sơ chế nguyên liệu thịt sống kỹ để đảm bảo vệ sinh và thuận lợi hơn khi chế biến.
2.2. Bí quyết cách nấu nước lèo bún bò Huế khâu chế biến
Khi hầm xương, nồi hầm nóng lên thì châm thêm nước thật sôi vào. Cách nấu nước dùng bún bò Huế này sẽ cho thành phẩm ngon hơn nhờ ra được hết chất ngọt có trong xương. Đặc biệt lưu ý không châm thêm nước lạnh nhé.Luôn vớt bọt khi nước hầm xương, thịt sôi để nước lèo có màu trong, vị ngọt hơn.Nếu dùng mắm ruốc, bạn không nêm thẳng mắm vào nồi nước dùng. Bạn phải pha loãng mắm ruốc Huế ra rồi chia làm 2 đợt nêm nước lèo bún bò Huế như đã hướng dẫn ở trên.
Nồi nước dùng bún bò Huế đúng chuẩn nhờ nêm mắm ruốc, ninh xương, vớt bọt đúng cách. Ảnh Internet
Cách nấu nước dùng bún bò Huế được hướng dẫn chi tiết trên đây giúp bạn có thêm sự lựa chọn để chế biến món ngon mỗi ngày yêu thích của mình và gia đình. Mặc dù các bước thực hiện khá công phu nhưng thành phẩm lại vô cùng thơm ngon, mùi vị hấp dẫn đúng kiểu xứ Huế khiến bao người mê mẩn. Tự tay nấu bún bò Huế tại nhà còn giúp bạn đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nữa. Thế nên, đừng ngại vào bếp thử sức với công thức nấu ăn quen thuộc này nhé!
Món ngon miền Trung nghe tên là muốn ăn ngay
Chẳng phải ngẫu nhiên mà bún bò giò heo, bún chả cá, bún mắm nêm, mì Quảng, bánh bèo, bê thui... có nguồn gốc từ miền Trung đã lan tới khắp mọi miền tổ quốc.
Bún bò giò heo là món ăn "chỉ điểm" đặc trưng ở Huế, với thành phần chính gồm thịt bò, giò heo, cũng không thể thiếu một vài miếng tiết luộc. Hiếm có một món ăn nào ở Việt Nam mà trong đó có sự kết hợp hài hòa và tinh tế của cả thịt lợn lẫn thịt bò. Nước dùng của bún bò Huế đậm đà và nếu đúng vị nhất phải có mắm ruốc, dậy mùi sả. Bún bò Huế từng được liệt vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới.
Nói đến Huế là nói đến các món bánh truyền thống tại đây, trong đó nổi tiếng nhất chắc chắn phải là bánh bèo. Bánh được làm từ bột gạo, đổ vào từng chiếc chén nhỏ thành khuôn, bên trên rắc tôm chấy. Khi ăn kèm với bì chiên giòn và nước mắm ớt xanh đặc trưng pha chua ngọt. Đây là món ăn rẻ tiền, ngon miệng và chắc chắn bạn sẽ nhớ rất lâu.
Bún chả cá có ở nhiều nơi suốt dọc dải đất miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. Nước dùng của món ăn thanh ngọt, được chế biến từ đầu hoặc xương cá thu hoặc cá mối, cá rựa... có thể thêm sả hoặc gừng tùy khẩu vị. Phần chả cá có thể chiên hoặc hấp. Điều đặc biệt là trong khi người miền Bắc bao giờ cũng có rau thì là đi kèm cá thì người miền Trung lại hầu như không dùng loại rau gia vị này. Ăn kèm bún chả cá là các loại rau sống, hành lá, hoa chuối...
Bún mắm nêm là món ăn được chế biến rất đơn giản. Nguồn gốc món ăn là của người Đà Nẵng, nhưng giờ đây hầu như ở bất kỳ nơi nào suốt dọc dải đất miền Trung, bạn cũng có thể bắt gặp. Món ăn đơn giản với bún, thịt lợn quay, các loại gia vị như rau sống, ớt xanh... và một chén mắm nêm rưới lên rồi trộn đều. Vị đậm đà của món ăn sẽ khó có thể quên khi đã một lần thưởng thức.
Bánh mì bột lọc là món ngon phổ biến ở Huế và Đà Nẵng. Cũng như bao nhiêu loại bánh mì truyền thống khác, nhưng phần nhân đã được thay thế bằng bánh bột lọc. Bột lọc dành cho bánh mì làm nhỏ xinh, bọc tôm hoặc đậu xanh chứ không phải loại bột lọc gói lá chuối thường thấy. Thêm nước sốt, nước tương pha mỡ hành, tương ớt và một ít rau thơm, bạn sẽ có món ăn đổi vị cho bữa sáng tuyệt hảo mà rẻ tiền.
Cầu Mống là một địa danh thuộc huyện Điện Bàn (Quảng Nam, cách TP Đà Nẵng khoảng 30 km) và ở đây, nổi tiếng nhất là món bê thui gắn liền với tên địa danh. Bê thui Cầu Mống thường là thịt của những con bê khoảng dưới 1 năm tuổi. Một trong những thành phần quan trọng của món ăn là nước chấm (mắm cái làm từ cá cơm hay cá nục) và rau sống gồm nhiều loại, trong đó nhất định phải có chuối chát.
Đến bất kỳ đâu ở đất Quảng Nam, bạn đều có thể bắt gặp các hàng bán mì Quảng. Cũng như phở hay bún, mì Quảng được chế biến từ gạo, sợi to dẹt, có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì Quảng truyền thống gồm nguyên liệu chính là tôm và thịt lợn tươi. Ngày nay còn có mì Quảng gà hoặc cá lóc. Rau dùng cho mì Quảng thường là cải mầm, húng lủi, quế xanh, xà lách và hoa chuối thái mỏng. Ngoài ra, bát mì Quảng sẽ đẹp và phong phú hơn với nhiều "phụ liệu" như bánh tráng giòn, chanh, hành lá, ớt xanh, lạc giã...
Bún mực là một món ăn dân dã xuất phát từ người dân miền biển Lagi (tỉnh Bình Thuận). Để bún mực thanh ngọt, nguyên liệu làm nên món ăn phải là mực cơm, loài mực bé chỉ bằng ngón tay nhưng bụng lại chứa nhiều trứng, nhỏ li ti và trắng. Phần nước lèo ngoài nước hầm xương chỉ cần cho thêm ít cà chua và dứa là đủ ngọt thanh, thêm một ít cọng hành, ngò... là bạn có thể xì xụp rồi xuýt xoa. Nếu thích đậm đà hơn, hãy pha một thêm bát nước chấm tỏi ớt.
Cách nấu bún bò Huế của người Huế ngon đúng chuẩn Cách nấu bún bò Huế của người Huế kiểu truyền thống ngày nay đã trở nên phổ biến tại nhiều địa phương khắp cả nước và trên thế giới. Bún bò Huế được đánh giá là một trong những món ăn ngon đặc sản của người Việt Nam nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ thực khách quốc tế. Nước dùng bún...