Cách nấu nước đậu xanh giải nhiệt cho cơ thể
Khám phá cách nấu nước đậu xanh giải nhiệt cho cơ thể làm sao cho chuẩn công thức và hiệu quả nhất nhé. Chắc hẳn khi nói đến công dụng của đậu xanh, ai cũng đều nghĩ đến khả năng thanh nhiệt cơ thể tuyệt vời của nó.
Hơn nữa, công thức chế biến nước đậu xanh cũng vô cùng đơn giản nên bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Với bài viết hôm nay, MRLVN sẽ chia sẻ với các bạn
Nguyên liệu làm nước đậu xanh tại nhà
500g đậu xanh
4 lít nước
120g sữa đặc
Video đang HOT
80g đường phèn (tùy độ ngọt)
50g lá dứa (lá nếp, lá cơm nếp)
2ml vani
Đậu xanh nấu sữa ngon nên chọn đậu xanh còn vỏ. Đậu xanh cà vỏ mặc dù nấu vẫn được, nhưng mùi thơm sẽ không bằng đậu xanh còn vỏ.
Các bước nấu nước đậu xanh tại nhà
- Đậu xanh sau khi ngâm rửa sạch, để ráo. Cho đậu xanh vào nồi, đổ vào 2 lít nước, nấu lửa vừa trong 30 phút.
- Lá dứa xé nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng ít nước, xay nhuyễn (hoặc giã nát). Đổ nước lá dứa qua ray lọc lấy nước.
- Đậu xanh sau khi nấu để nguội, múc đậu cho vào túi vắt lấy nước. Đổ nước đậu xanh và thêm 2 lít nước vào nồi. Cho thêm sữa đặc, đường phèn, xiú muối cho vừa uống.
- Khi sữa đậu xanh sôi, cho từ từ nước lá dứa vào (cho vào 2 – 4 muỗng rồi nếm thử). Khuấy đều, tắt bếp, cho thêm vài giọt vani.
Bí quyết làm sữa đậu xanh tươi ngon
- Thời gian ngâm đậu có thể ngâm từ 10 – 12 tiếng (khi thấy hạt đậu xanh nứt vỏ là được). Khi ngâm được 1/2 thời gian, bạn nên thay nước ngâm để đậu xanh được sạch, thơm ngon. Đậu sau khi ngâm phải rửa thật sạch.
- Sữa đậu xanh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu rót vào chai to thì khi uống, bạn rót ra ly, tránh uống trực tiếp (vi khuẩn trong nước bọt sẽ làm sữa bị chua, bị hư).
- Phần xác đậu xanh vắt càng kỹ, sữa đậu sẽ càng béo bùi. Không nên bỏ nhiều xác đậu quá sẽ làm sữa kém chất lượng và mùi thơm không nhiều.
Trên đây là công thức nấu ăn ngon và cách nấu nước đậu xanh giải nhiệt cho cơ thể mà MRLVN muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Bánh nhè, món quà quê Thanh
Thanh Hóa là "xứ sở" của mía ngọt, đường thơm. Mật mía cũng là nguyên liệu không thể thiếu làm nên món bánh nhè - thức quà quê hấp dẫn của xứ Thanh.
Bánh nhè. (Ảnh: Nguồn Internet)
Để làm món bánh nhè, người làm cần chuẩn bị các nguyên liệu: bột nếp, đậu xanh, mật mía, gừng, dừa thái sợi, đường vàng và một ít nước lọc. Bao bọc bên ngoài là bột nếp mềm mịn, bên trong là phần nhân làm từ đậu xanh tách vỏ, nấu hoặc đồ chín, tán nhuyễn rồi trộn cùng với dừa tươi và đường vàng. Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, người đầu bếp sẽ khéo léo nặn những chiếc bánh tròn có đường kính khoảng 3-4cm. Sau đó, thả bánh và một ít gừng thái sợi vào hỗn hợp nước lọc kèm mật mía đã đun sôi, nấu đến khi bánh nổi lên tức là đã chín.
Thưởng thức bánh nhè, người ta cảm nhận vị dẻo của bột nếp, vị ngọt thơm của đường mật và gừng, vị bùi béo dậy hương của đậu xanh, cùi dừa. Bánh nhè vì thế là một thức quà quê dân dã, bình dị mà lại làm say lòng thực khách của xứ Thanh.
Học ngay bí quyết cách làm bánh bèo đơn giản nhất tại nhà Với phần vỏ bánh bèo được làm từ bột thanh nhẹ hòa quyện cùng với phần nhân tôm cháy với đậu xanh tơi xốp dùng với chén nước mắm ớt cay nồng, chắc chắn rằng đây là 1 món ăn chơi không thể thiếu của các chị em. Mời các bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp nấu ăn thử qua những cách...