Cách nấu món: Bún bò giò heo
Bún bò giò heo là món ăn ngon được nhiều người yêu thích, vị nước lèo đặc trưng của mắm ruốc huế, ngọt thanh từ thịt bò và xương, cay cay của sa tế ớt sẽ là món bạn không thể dừng ăn.
Đặc biệt những sợi bún mềm mềm, dai dai và tỏa ra một mùi thơm rất kích thích vị giác. Cuối tuần rảnh rỗi vào bếp cùng Cooky để trổ tài với cách nấu bún bò giò heo và chiêu đãi cả gia đình bạn nhé. Đảm bảo sau khi thưởng thức ai cũng sẽ khó lòng quên được hương vị thơm ngon của món ăn.
Nguyên liệu
4 Phần ăn
Bún tươi 1/2 kg
Bắp bò 300 gr
Thịt chân giò heo 500 gr
Mắm ruốc 50 gr (mắm ruốc Huế)
Đường phèn 60 gr
Hạt nêm 10 gr
Gừng 10 gr
Hành tím 25 gr
Hành tây 150 gr
Thơm 60 gr
Sả 30 gr
Thực hiện
Video đang HOT
Bước 1
Bạn nướng 150gr hành tây, 10gr gừng, 25gr hành tím cho thơm. Sau đó 500gr giò heo và 300gr bắp bò bạn trụng nước sôi cho ra hết chất dơ rồi rửa lại với nước sạch.
Bước 2
Sau khi chuẩn bị hết nguyên liệu bạn cho tất cả hành tây, hành tím, gừng, bắp bò và giò heo vào nồi có 2,5 lít nước. Thêm 60gr thơm và vài trái ớt vào rồi mới bật bếp. Việc hầm xương ban đầu với nước lạnh giúp nước lèo trong hơn. bạn hầm với lửa vừa trong khoảng 2 tiếng nhé. Sau đó bạn vớt ngay giò heo và bắp bò vào tô nước đá để thịt được săn.
Bước 3
Sa tế là điểm nhấn của tô bún bò thơm ngon, chỉ cần phi thơm 15gr sả băm, 15gr hành tím băm, 15gr tỏi băm, 10gr ớt băm và 50ml dầu điều là đã có chén sa tế thơm lừng.
Bước 4
Để bún bò đúng chất người Huế thì bạn không được bỏ qua mắm ruốc Huế, 50gr mắm ruốc bạn pha với 150ml nước, chỉ pha nước lạnh chứ không pha nước sôi bạn nhé. Khuấy cho hòa tan,lượt qua rây rồi rót từ từ vào nồi nước lèo, nêm nếm từng chút để tránh nồi nước lèo bị mặn nhé. Thêm 60gr đường phèn, 10gr hạt nêm và sa tế vừa làm vào nồi là đã hoàn thành xong nồi bún bò.
Bước 5
Trụng bún thật nóng, đặt lên trên vài miếng thịt bắp bò, chả cắt lát, giò heo. Thêm vài lát hành tây và rau răm lên rồi rưới nước lèo nóng hổi vào, ăn kèm bắp chuối và rau muống bào. Bún bò ăn nóng mới cảm nhận được mùi thơm của sa tế, vị mằn mặn tự nhiên của mắm ruốc, nước lèo ngọt thanh từ xương và đường phèn sẽ giúp bạn có 1 bữa ăn ngon lành chiêu đãi cả gia đình.
Theo cooky.vn
Chuyện nồi bánh canh xứ Huế: Không cay không về
Du khách một lần đến thăm Huế hẳn sẽ khó quên mùi vị cơm hến, tôm chua mắm ruốc, chè bắp cồn Hến, bún bò hay các loại bánh. Nán lại một chút, du khách sẽ được thưởng thức một đặc sản bình dân khác: bánh canh.
Một gánh bánh canh chả cua ở Huế - ẢNH: QUỐC VINH
Bánh canh là món ăn giản dị trong cuộc sống thường nhật của người dân xứ Huế. Nhắc đến bánh canh xứ Huế là phải nhắc tới bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá lóc Thủy Dương. Nam Phổ là một làng nhỏ thuộc xã Phú Thượng, H.Phú Vang, nằm trên đường về biển Thuận An, Thừa Thiên-Huế; còn Thủy Dương là một phường thuộc TX.Hương Thủy, nằm ven quốc lộ 1A cách trung tâm TP.Huế tầm 4 cây số về phía nam.
Vào những buổi sáng sớm tinh sương trong lành, người Huế dùng bữa điểm tâm cùng những quang gánh trĩu nặng tình quê hương xứ sở của các chị, các mệ (bà cụ - cách gọi của người Huế) trên hè phố ngược xuôi.
Bánh canh chả cua
Bánh canh chay được nấu với tàu hũ trong ngày rằm
Bánh canh được làm từ bột gạo, mà phải là thứ gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh, đem xay nhào thành bột, cán mỏng rồi xắt thành từng lát, từng sóng như mì sợi. Tiếp đó bỏ sợi bánh vừa mới xắt vào nồi nước sôi luộc chín.
Một thành phần không kém quan trọng là những miếng chả cua đậm ngọt trong nồi bánh canh. Cua gạch luộc chín, gỡ lấy thịt và gạch cua để riêng. Bỏ thịt cua, tôm cùng với thịt lợn nạc băm nhỏ vào xào lẫn hành mỡ đã được phi thơm. Cho gia vị, nước mắm, tiêu và một ít nước rồi đem đun lửa nhỏ cho ngấm dần dần. Trút gạch cua vào trộn đều, thêm nước sôi, cho sợi bánh đã luộc sẵn vào nồi nấu chín.
Mấy chị, mấy mệ phải khuấy đều luôn tay tránh bột bánh dính vào đáy nồi làm khê và cháy. Sau khi để sôi một lúc, nêm nếm vừa ăn thì múc ra tô rắc thêm hành thơm, rau răm, ngò, tiêu ớt... Khi đó du khách sẽ có một tô bánh canh dân dã, đượm chất làng quê Thừa Thiên từ đôi tay của những "nghệ nhân thức ăn đường phố".
Đến Huế vào ngày rằm, bạn có thể thưởng thức bánh canh theo cách khác, đó là bánh canh chay với phần đậu phụ thay cho chả cua như trên. Một số gánh còn bỏ thêm nấm hương vào cho màu sắc của nồi bánh canh đỡ nhợt nhạt.
Còn nếu lang thang xứ Huế về khuya muốn có chút gì để lót dạ trước khi đi ngủ thì hãy ghé vào một quán bánh canh cá lóc Thủy Dương ven đường.
Món bánh canh này cũng được làm từ bột gạo, vắt thành thớ lớn rồi được đôi tay mềm mại của cô bán hàng cán mỏng thành sợi chần qua nước sôi để sợi bánh mềm và dẻo dai. Cá lóc được luộc chín ướp gia vị rồi tách ra từng miếng nguyên, không nấu chung với nước bánh tránh bị rã thịt mất ngon. Trên bếp lửa, nồi nước bánh canh được chắt từ nước cốt luộc cá cùng với các loại gia vị thơm lừng réo rắt mời gọi thực khách dừng chân.
Đặc biệt, món bánh canh cá lóc Thủy Dương này cực kỳ cay, cay đến "nổ lỗ mũi" làm mồ hôi mồ kê lẫn nước mắt giàn giụa, đúng nghĩa "không cay không về", để rồi ai đi xa Huế cũng nhớ hoài vị cay này.
Theo thanhnien
Năm Kỷ Hợi thưởng thức bún bò giò heo xứ Huế Bún bò Huế, hay bún bò giò heo xứ Huế là một trong số 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012 và lọt vào Top 10 đặc sản Việt Nam lần thứ nhất (2012). Thơm ngon và cay nồng Sáng sớm ngủ dậy, tôi thường đến quán o Hương ở đường Chi Lăng, đoạn gần...