Cách nấu lẩu mắm ngon như người miền Tây
Lẩu mắm được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thưởng thức mắm ở miền Tây, và là món ăn mọi du khách không nên bỏ qua khi đến vùng đất này.
Nguyên liệu nấu lẩu mắm như người miền Tây
Lẩu mắm có vị đậm đà cùng mùi thơm hấp dẫn. Ảnh: Cuong85.
Thịt ba chỉ: 500 gram
Cá hú: 1 con khoảng 700 gram
Tôm: 300 gram
Mực: 300 gram
Cá viên: 300 gram
Mắm linh: 50 gram
Mắm sặc: 50 gram
Cà tím: 200 gram
Ớt sừng: 5 trái
Rau ăn kèm gồm
Thèo nèo: 100 gram
Cọng bông súng: 100 gram
Bạc hà: 100 gram
Rau đắng: 100 gram
Rau nhút: 200 gram
Video đang HOT
Bông bí đỏ:: 100 gram
Bắp chuối bào: 100 gram
Rau muống bào: 100 gram
Xương gà: 2 bộ
Bún tươi: 1 kg
Nước mắm, tỏi xay, ớt bằm, sả bằm: mỗi thứ 1 muỗng cà phê
Bột ngọt, dầu ăn
Cách nấu lẩu mắm chuẩn miền Tây
Rửa sạch thịt ba rọi, cắt miếng vừa ăn.
Rửa sạch tôm, để ráo.
Rửa sạch mực, cắt miếng vừa ăn, để ráo.
Làm sach cá, cắt khúc, để ráo.
Rạch đôi trái ớt, cho chả cá vào. Làm đến khi hết ớt. Phần cá còn lại, viên tròn.
Ngâm các loại rau với nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo.
Rửa sạch cà tím, cắt khúc.
Rửa sạch xương gà, trụng sơ qua nước sôi, để ráo, chặt miếng vừa.
Hầm xương gà với khoảng 2 lít nước dùng khoảng 30 phút. Lọc nước hầm qua rây, để riêng.
Cho 200 ml nước dùng vào nồi, nấu sôi. Cho 2 loại mắm vào, để hỗn hợp nước dùng và mắm sôi 5 phút thì tắt bếp. Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần xương của mắm.
Phi thơm tỏi, cho phần nước lọc mắm vào, xào thơm.
Lấy một chảo khác, phi thơm tỏi, sả, ớt. Cho thịt ba rọi vào, xào chín.
Lần lượt đổ hai hỗn hợp vừa xào vào nước dùng, nấu sôi. Nêm nếm vừa ăn.
Dọn nước lẩu và đĩa tôm, mực, cá, cá viên cùng rau sống. Khi ăn, lần lượt làm chín các thành phần trên bằng nước lẩu.
Lưu ý khi làm lẩu mắm chuẩn miền Tây
Bạn có thể thay nước hầm gà bằng nước dùng heo hay nước dừa tươi.
Tùy túi tiền và khẩu vị, bạn có thể chọn nguyên liệu hay rau xanh ăn kèm.
Món này chấm cùng nước mắm mặn và ớt xắt.
An Huỳnh
Cách nấu lẩu mắm miền Tây ngon chuẩn vị
Ẩm thực miền Tây từ trước tới nay luôn thu hút được thực khách xa gần bởi hương vị thơm ngon, đậm đà như chính con người nơi đây vậy.
Nếu đã ghé thăm nơi đây một lần, chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc thưởng thức lẩu mắm. Còn đối với những ai chưa ghé thăm được miền Tây hay bạn vẫn muốn thưởng thức lại món lẩu mắm chuẩn vị trong chính ngôi nhà của mình thì hãy cùng với VOVE vào bếp nấu lẩu mắm chuẩn vị miền Tây thơm ngon, đậm đà này nhé.
Lẩu mắm - đặc sản vùng miền Tây sông nước
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu mắm
Lẩu mắm là một trong những món ăn nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây. Khi nhắc đến lẩu người ta thường nghĩ ngay đến món lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu cua hay lẩu cá,...Nhưng chẳng mấy ai nghĩ rằng món lẩu mắm miền Tây giản dị nhưng lại thơm ngon, đậm đà đến như vậy. Rất nhiều thực khách gần xa đến với miền Tây sông nước không khỏi ngạc nhiên với món ăn này và khi đã thưởng thức họ không thể quên được hương vị độc lạ của món ăn này.
Lẩu mắm là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây sông nước, do đó mà nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn này khá dễ tìm kiếm, nguyên liệu chính cần có đó là mắm cá linh. Dưới đây là một số nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để chế biến được món lẩu mắm cá thơm ngon, chuẩn vị miền Tây:
Mắm cá linh (1 hủ)Cá bông lau ( kg), mực tươi ( kg), tôm cỡ vừa (300 g)Xương heo (800 g), thịt ba chỉ (500 g)Cà tím (2 quả), Thơm ( trái)Đậu đũa, đậu bắpNước dừaSả, tỏi, ớt, hành tươiBún tươiGia vị: Dầu ăn, muối, đường thẻCác loại rau ăn kèm như: rau điên điển, rau đắng, kèo nèo, ngó súng, rau muống bào, giá đỗ, bông bí, bắp chuối, bông so đũa, càng cua, rau nhút, rau hẹ, húng quế,...Trong đó, 3 loại rau không thể thiếu để bạn thưởng thức lẩu mắm chuẩn vị miền Tây là rau đắng, bông đũa và rau điên điển.
Cách nấu lẩu mắm
1. Sơ chế nguyên liệu
Mỗi loại nguyên liệu sẽ có một cách sơ chế khác nhau để đảm bảo được dinh dưỡng cũng như góp phần trang trí món lẩu mắm
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn, không nên cắt quá dày.Xương heo rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn.
Cá bông lau: Rửa sạch ,cắt làm đôi
Mực: Rửa sạch với muối và cắt xéo cho đẹp, xếp ra đĩa.Tôm: Rửa sạch và để nguyên vỏ
Cà tím: Rửa sạch và chẻ dọc, cắt khúc
Thơm: Gọt vỏ và cắt thành látĐậu đũa, đậu bắp: Cắt khúc vừa ăn.Sả, tỏi, ớt, hành tươi: rửa sạch, bóc vỏ và băm nhuyễn.Rau: rửa sạch, tách riêng từng loại rau.
2. Các bước chế biến lẩu mắm
Bước 1: Hầm nước lẩu
Nước xương heo được hầm từ 2 đến 3 giờ
Dùng 1 nồi nước vừa phải, bỏ xương heo đã cắt khúc vào.Đun sôi nước, vớt bọt đục nổi lên trênThêm muối, giảm lửa nhỏ, hầm xương heo từ 2 đến 3 giờ
Bước 2: Nấu nước mắm cá linh
Dùng 1 cái nồi nhỏ, nấu sôi 2l nước sạch
Cho lọ mắm cá linh, cá sặc vào, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10 phút
Đổ toàn bộ nước và cá ra 1 cái rây, lấy phần nước, bỏ phần cá.Thêm sả, nước cốt dừa vào nồi, hầm nhỏ lửa cho tới khi có được nồi súp hơi đục
Bước 3: Xào thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ cắt vừa ăn, xào chín
Dùng 1 cái chảo nhỏ, phi hành, tỏi, sả bằm cho thơmTiếp tục cho thịt ba chỉ vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn
Bước 4: Thưởng thức.
Lẩu mắm mang vị cay, vị ngọt của các nguyên liệu tự nhiên
Cho toàn bộ nước đun mắm cá linh, mắm sặc và sả vào trong nồi nước xương hầm.Đun sôi trở lại, đồng thời nêm thêm đường, muối, tiêu cho vừa ăn.Khi ăn, bạn cho tôm, thịt heo, đậu bắp, đậu đũa, cà tím vào nấu sôi trong khoảng 2 phút.Nước sôi, bạn có thể cho các thứ rau vào lẩu mắm và thưởng thức
Theo VOVE
Rau đắng đất: Hương vị thời gian Từ lâu, rau đắng đất đã là một loại rau dân dã gắn liền với đời sống của người dân miệt Nam Bộ và Nam Trung Bộ nước ta. Rau đắng đất ngoài là nguyên liệu nấu canh còn là loại rau ăn kèm không thể thiếu trong món cháo cá lóc hay lẩu cá kèo, lẩu mắm của người dân miệt này....