Cách nấu lẩu hải sản thơm ngon nhất ngay tại nhà
Cách nấu lẩu hải sản thường được thực hiện với sự kết hợp của nhiều loại hải sản khác nhau và thường được gọi cách khác là lẩu hải sản thập cẩm.
Để có một nồi lẩu hải sản nhìn khiến ai cũng mê mẩn ngay khi thấy, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và thực hiện theo công thức dưới đây nhé!
Cách nấu lẩu hải sản thơm ngon nhất ngay tại nhà
Nguyên liệu để làm lẩu hải sản
Xương ống: Xương ống được dùng để ninh lấy nước dùng lẩu. Sở dĩ chọn xương ống bởi vì nó sẽ cho nước dùng ngọt, trong, không bị nổi nhiều bọt bẩn. Với một nồi lẩu cho 6 – 8 người ăn, bạn chuẩn bị 1 cân xương ống là được.
Xương ống dùng để ninh lấy nước nấu lẩu
Hải sản: Có rất nhiều loại hải sản bạn có thể sử dụng để cho vào nồi lẩu. Tuy vậy, ba loại hải sản chính vẫn thường được dùng nhiều nhất bao gồm:
Mực: Chọn loại mực tươi, nếu là mực vừa câu lại càng ngon. Chọn kích cỡ mực vừa phải, không cần quá lớn. Lượng mực hợp lý cho một nồi lẩu là khoảng 300 – 400 gram mực.
Tôm: Tôm nên là loại tôm sú, tôm biển. Không nên chọn tôm sông vì sẽ không đúng vị. Với tôm sú, bạn cũng chỉ cần chọn loại có kích thước vừa phải, cỡ từ 15 – 20 con/kg. Chọn lấy khoảng 1 kg tôm sú cho món lẩu.
Chuẩn bị tôm và ngao
Ngao: Ngao cũng nên là ngao biển để giúp nồi lẩu được đồng vị. Nên chọn những con ngao có kích cỡ đồng đều, còn tươi, đảm bảo không có ngao vỏ hay ngao chết. Chọn lấy khoảng 1 cân ngao.
Rau gia vị: Rau gia vị dùng để tạo vị cho nước dùng lẩu. Đối với món này, bạn chuẩn bị khoảng quả dứa xanh, 2 lạng nấm hương, 1 trái me chua, hành tươi, mùi thơm, thìa là, cà chua.
Đồ ăn kèm chống ngán: Các thực phẩm thường dùng kèm lẩu để tránh ngán gồm có đậu phụ trắng, bún hoặc mì, bánh phở…
Rau ăn kèm: Rau ăn kèm tuỳ ý bạn chọn. Thông thường với món lẩu hải sản, các loại rau ăn kèm thường được ưu tiên là rau chuối, rau muống bào hoặc rong biển nếu có điều kiện.
Rau ăn kèm lẩu hải sản, rau hỗn hợp cho lẩu hải sản thập cẩm
Các loại gia vị cần có: Sa tế, hành khô, hạt nêm, muối, tiêu, mắm, đường, ớt…
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống: Xương ống bạn rửa thật sạch, có thể trần qua nước sôi nếu bạn cẩn thận để loại bớt mùi hôi. Sau khi rửa xong, bạn đem chặt xương làm 2 – 3 đoạn tuỳ kích thước và cho vào nồi ninh với khoảng 2 – 3 lít nước lọc.
Ninh xương ống lấy nước
Video đang HOT
Trong quá trình ninh, khi xương chuẩn bị sôi bạn mở vung và hớt bỏ phần bọt bẩn để nước được trong hơn. Tiếp đó bạn đậy kín vung và ninh trong khoảng từ 45p – 1 tiếng. Sau khi ninh xong, bạn vớt xương riêng và giữ lấy nước dùng.
Mực: Thái dọc thân mực sau đó lột bỏ túi mực. Bỏ mắt, làm sạch mực với chanh dấm muối cho khỏi tanh rồi thái mực thành những miếng vừa ăn.
Tôm: Tôm bạn cũng đem rửa sạch. Đối với tôm cho vào lẩu, bạn có thể bóc vỏ hoặc không. Tuy nhiên, bạn cần làm sạch phần đầu tôm và rút bỏ chỉ đen ở sống lưng thì mới dùng được. Bạn cũng có thể chẻ đôi tôm hoặc để nguyên cả con tuỳ ý thích.
Làm sạch tôm trước khi nấu lẩu
Ngao: Ngâm kỹ với nước, có thể bỏ thêm một quả ớt chẻ để ngao nhanh chóng nhả hết đất cát. Tiếp đó, bạn cẩn thận làm sạch vỏ ngao rồi rửa lại lần nữa cho sạch sau đó để ráo nước.
Dứa xanh: Gọt vỏ, bỏ mắt sau đó cắt thành những miếng vừa phải theo dọc thớ.
Nấm hương: cắt chân, rửa sạch sau đó ngâm qua với nước muối.
Me chua: Gọt vỏ sau đó thái mỏng, vắt lấy nước cốt
Hành, mùi, thìa là: Cắt rễ, rửa sạch sau đó cắt khúc cỡ lớn.
Cà chua: Rửa sạch, bổ múi cau nhỏ
Hành khô: Bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập, băm nhỏ
Các loại rau gia vị cần dùng cho nồi lẩu
Các loại rau ăn kèm: Rửa sạch sau đó ngâm qua với nước muối. Sau khi ngâm xong, bạn vớt rau ra và để cho ráo nước.
Đậu phụ: Thái thành các miếng vừa ăn và để riêng
Bước 2: Làm nước dùng
Phi thơm hành cà chua với dầu ăn. Tiếp đó bạn cho 1 thìa cafe dầu điều vào và đảo đều. Sau khi đảo xong, trút phần nước dùng đã chuẩn bị trước đó vào và khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và đun sôi nước.
Với lẩu hải sản chua cay, ta có thể bổ sung thêm xa tế để làm cay nước lẩu và quả sấu hoặc dứa, quả me chua để làm nước lẩu chua cay tự nhiên.
Nước dùng lẩu
Sau khi nước sôi, bạn cho phần nước cốt me dứa vào và tiếp tục đun. Phần rau gia vị bao gồm hành mùi thìa là lúc này bạn cũng cho cùng và đảo đều cho dậy mùi.
Bước 3: Thưởng thức
Sau khi đã có được nước dùng cùng các nguyên liệu đã sơ chế là bạn có thể dọn bàn và cùng mọi người thưởng thức món lẩu hải sản rồi.
Nồi lẩu hải sản
Khi thưởng thức, bạn có thể bỏ thêm một chút sa tế cho có vị cay và màu bắt mắt hơn. Bỏ các phần nguyên liệu bạn muốn thưởng thức vào và chờ cho chín là có thể ăn.
Vậy là bạn đã có được một công thức cũng như cách nấu lẩu hải sản thơm ngon nhất rồi đó nhé. Và bạn có thể áp dụng để trổ tài trong các bữa tiệc hoặc bữa ăn gia đình đều phù hợp, nhất là vào những ngày cuối tuần. Chúc các bạn thành công và thưởng thức ngon miệng bên gia đình và người thân của mình nhé
Theo momkitty
Cách nấu lẩu cá vừa ngon vừa bổ cho cả nhà đoàn tụ dịp cuối tuần
Cuối tuần thưởng thức món lẩu cá trắm vừa ngon, chắc thịt cùng các loại rau nhúng lẩu thì còn gì bằng. Cách nấu lẩu cá trắm không khó!
Cá trắm là loại cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như canxi, protein, sắt,... Những món ăn nấu từ cá trắm có hương vị vô cùng ấn tượng. Nhất là khi nấu lẩu, thịt cá dai dai, chắc thịt, ngọt thơm, ăn lạ miệng.
Dưới đây là cách nấu lẩu cá trắm chị em có thể tham khảo:
Nguyên liệu nấu lẩu cá trắm
(Dành cho 6 người ăn)
- Cá trắm: 1 con khoảng 1.5kg (Ngoài ra, có thể dùng cá diêu hồng, cá lóc hay cá chép thay thế nếu thích)
- Xương ống heo: 300g
- Thịt bò: 500g
- Ngao: 1kg
- Lòng non, dạ dày: 600g (tùy khẩu vị của người ăn, nếu thích có thể dùng ăn kèm)
- Đậu phụ non: 5 cái
- Cà chua: 500g
- Me chua: 2 - 3 quả
- Rau ăn lẩu: rau cải, rau cần, rau diếp, nấm hương, nấm kim châm.
- Rau gia vị: hành, ngò, rau răm.
- Gia vị: Chanh, ớt, mì chính, nước mắm, tiêu.
- Bún hoặc mì ăn lẩu.
Cách nấu lẩu cá trắm ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá khi mua nên chọn những con cá còn tươi sống, như vậy thì món ăn sẽ ngon hơn. Cá mua về đem làm vảy, cắt vây, mổ ruột và rửa sạch qua nhiều lần với muối cho hết máu và nhớt tanh. Lọc riêng phần xương cá và thịt cá. Phần thịt đem cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, ướp với tiêu, ớt và hành tím.
- Xương ống heo: Rửa sạch, chần sơ qua nước sôi để loại bỏ phần chất bẩn ở bên ngoài xương trước.
- Lòng non, dạ dày rửa sạch lại và cắt miếng.
- Thịt bò thái lát mỏng vừa ăn.
- Đậu hũ cắt thành những miếng vuông nhỏ.
- Cà chua bổ múi cau.
- Me chua cạo sạch vỏ.
- Ngao ngâm rửa sạch, nhả hết đất cát bên trong.
- Các loại rau, nấm cắt gốc, nhặt và rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Nấu nước lẩu
- Dùng một cái nồi lớn cho xương ống heo, xương cá và đầu cá vào cùng với nước, ninh làm nước dùng. Khi thấy nước sôi sủi bọt thì hớt bọt ở trên để cho nước trong hơn.
- Trong khi ninh xương, dùng một cái chảo khác cho dầu ăn vào, phi thơm hành, cho cà chua, me chua vào với ớt, xào lên rồi đổ vào nồi nước dùng.
- Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Bước 3: Hoàn thiện và thưởng thức món ăn
- Khi ăn, dọn tất cả nguyên liệu lên bàn. Bắc nồi lẩu lên bếp cho sôi lại, sau đó lần lượt cho cho đậu hủ vào trước, sau đó là cho ngao vào.
- Cá trắm, thịt bò, lòng non, dạ dày và các loại rau vừa nhúng vừa ăn.
- Nước lẩu ăn kèm với bún hoặc mì cũng rất tuyệt.
Món lẩu cá trắm ăn kèm với nhiều nguyên liệu khác nhau, khiến món ăn trở nên đặc sắc hơn, không bị chán. Song hương vị của cá trắm vẫn rất đặc trưng nhờ nước nước dùng được ninh từ xương và đầu cá.
Chúc các bạn thành công với cách nấu lẩu cá trắm ngon này.
Theo eva.vn
Cách nấu lẩu bò ngon, nhanh mà cực đơn giản tại nhà Cách nấu lẩu bò ngon mà lại cực đơn giản, cực dễ theo những bí quyết có một không hai khiến cả nhà ai cũng xuýt xoa khi thưởng thức, bạn đã biết chưa? Nguyên liệu nấu lẩu bò ngon Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu bò Thịt bò: Khác với những món lẩu khác có thịt bò, với món lẩu...