Cách nấu chè kho bằng gạo nếp ngọt mà không khé
Cách nấu chè kho nếu bạn không biết cách làm thì rất dễ cho ngọt quá và ăn thường bị khé cổ, dễ bị mất đi mùi vị đặc trưng của món ăn này.
Vậy làm sao để có được những bát chè kho ngon? Để có câu trả lời, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của ameovat nhé.
Cách nấu chè kho bằng gạo nếp ngọt mà không khé – cách nấu chè kho bằng gạo nếp
Nguyên liệu cần có để nấu chè kho
Gạo nếp: 600 gram. Chọn loại nếp mới, hạt đều và mẩy. Không nên chọn phần hạt nếp có nhiều đầu đen. Tốt nhất, bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng.
Gạo nếp – cach nau che kho
Đường: 300 gram. Để nấu chè kho thì loại đường bạn cần có sẽ là đường đỏ. Nếu bạn chọn loại đường khác thì sẽ không nấu thành món chè kho.
Đường đỏ – cách làm chè kho
Gừng: 1 củ. Chọn loại gừng vừa già, không già quá vì dễ bị xơ nhưng cũng không được non quá.
Dầu mè: 10 ml. Có thể thay dầu mè bằng các loại dầu ăn khác nhưng thường dầu mè thì sẽ ngon hơn.
Muối ăn: 1/3 muỗng cafe
Bên cạnh phần nguyên liệu thì những loại dụng cụ bạn cần để nấu chè kho sẽ bao gồm: chõ xôi, nồi nấu, khuôn xôi…
Bước 1: Đồ xôi
Vo sạch gạo nếp, nhặt sạch bụi, sạn sau đó đem ngâm từ 6 – 8 tiếng cho nếp nở. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể chọn cách ngâm gạo nếp qua đêm.
Sau khi ngâm xong, bạn vo gạo một lần nữa, vẩy cho ráo nước rồi đem xóc kỹ với phần muối đã chuẩn bị. Thực hiện xong, bạn cho gạo vào đồ chín thành xôi trắng.
Nấu xôi – cach lam che kho
Sau khi xôi chín, bạn mở chõ xôi rồi dùng đũa xới đều. Tiếp theo, bạn xối kỹ dầu mè với xôi sau đó cho đồ xôi thêm khoảng 3 – 5 phút nữa. Cuối cùng, bạn nhấc chõ và cho xôi ra ngoài để tránh việc xôi bị nhão.
Bước 2: Nấu chè kho
Gừng tươi: Rửa sạch vỏ gừng để loại bỏ đất cát bám vào các khe mắt của củ. Tiếp theo, bạn gọt sạch vỏ rồi thái chỉ gừng hoặc thái thành lát nhỏ, không được băm.
Nấu nước đường: Đường đỏ bạn cho vào nồi cùng với khoảng 300 – 350 ml nước lọc. Khuấy cho tan phần đường này sau đó đặt lên bếp. Đun nước đường với mức lửa nhỏ để đường không bị cháy, không trào.
Nấu nước đường – cách nấu chè kho
Khi nước đường đã sôi và tan hết, bạn cho chỗ gừng đã thái vào khuấy đều. Khuấy xong, bạn hạ nhỏ lửa để nồi nước chỉ còn sôi lăn tăn. Lúc này, bạn sẽ chuẩnbij xôi để cho vào khuấy.
Video đang HOT
Nấu chè kho: Xới đều cho tơi xôi một lần nữa rồi từ từ cho toàn bộ chỗ xôi này vào nồi nước đường. Dùng đũa khuấy cho thật kỹ để xôi quyện đều với đường. Sau khi xôi và đường đã ngấm với nhau, xôi có màu vàng nâu thì bạn cho tiếp chỗ gừng còn lại vào và tắt bếp.
Nấu chè kho – cách nấu chè kho bằng gạo nếp
Công đoạn cuối cùng đó là bạn tạo hình cho món chè kho. Ở bước này, bạn có thể không thực hiện mà chỉ cần múc chè trực tiếp ra ăn cũng được. Tuy nhiên để đẹp mắt hơn và ăn ngon hơn thì bạn vẫn nên đổ khuôn chè.
Múc chè ra bát sau đó ấn vào khuôn rồi ép chặt. Ép xong, bạn từ từ nhấc khuôn ra và đặt khối chè lên đĩa. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng một chút vừng trắng rang chín và rắc lên mặt chè.
Chè kho – cách nấu chè kho
Cách nấu chè kho hay còn được dân gian gọi với cái tên quen thuộc hơn đó là món chè con ong. Món chè này được thực hiện với các bước làm rất dễ, tuy nhiên do có thêm công đoạn nấu xôi nên nó sẽ tốn của bạn khoảng 1 tiếng. Bởi thế, bạn hãy cân nhắc thời gian để làm món chè kho này nhé.
Cách làm bánh trung thu dẻo nhân đậu đỏ truyền thống thơm ngon
Còn gì tuyệt vời hơn khi cùng những người thân trong gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức chén trà và món bánh trong ngày trung thu.
Cùng vào bếp để trổ tài với cách làm bánh dẻo nhân đậu đỏ cực đơn giản tại nhà nhé!
Nguyên liệu làm Bánh dẻo nhân đậu đỏ
Bột bánh dẻo 210 gr (bột gạo nếp rang)
Bột bắp 10 gr (có thể thay thế bằng bột mì/ bột năng)
Đậu đỏ 200 gr
Nước đường bánh dẻo
400 ml Tinh dầu hoa bưởi1 muỗng cà phê
Đường 80 gr
Dầu ăn 70 ml
Muối 1 muỗng cà phê
Máy xay sinh tố, cân tiểu ly, nồi, chảo chống dính, khuôn làm bánh trung thu.
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh dẻo nhân đậu đỏ
1
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn rửa sạch 200gr với nước rồi loại bỏ những hạt bị lép, hỏng.
Tiếp theo, bạn ngâm đậu với nước lạnh trong khoảng 8 tiếng cho nở mềm ra. Đối với những hạt đậu đỏ to, bạn có thể ngâm qua đêm.
2
Hầm đậu đỏ
Đậu sau khi đã ngâm xong, bạn hãy rửa sạch lại một lần nữa, rồi cho đậu đỏ vào nồi cùng 800ml nước và 1/2 muỗng cà phê muối.
Tiếp đến, bạn bắc nồi đậu lên bếp, đun với lửa to cho tới khi thấy đậu bắt đầu sôi thì hạ lửa nhỏ.
3
Xay nhuyễn đậu đỏ
Bạn tắt bếp khi thấy đậu đã bung vỏ và chín mềm.
Đậu đỏ sau khi nấu để nguội, sau đó bạn cho vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi đậu đỏ nhuyễn. Bạn xay càng lâu sẽ thu được hỗn hợp đậu càng mịn.
4
Sên nhân đậu đỏ
Bạn đổ phần nhân đậu đỏ vừa xay qua một cái rây, cho vào chảo chống dính để chuẩn bị cho bước sên nhân.
Bạn bắc chảo đậu vừa xay lên bếp, vặn lửa nhỏ. Khi đậu vẫn còn lỏng, bạn thêm 80gr đường vào, rồi dùng phới trộn khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn vào đậu.
Sau khi đường đã hoà tan, bạn cho từ từ 1/2 phần dầu ăn đã chuẩn bị vào và tiếp tục đun trên lửa nhỏ, khuấy liên tục. Khi dầu ăn và đậu đã hòa quyện với nhau, bạn đổ từ từ lượng dầu còn lại vào và tiếp tục khuấy đều tay.
Đến khi nhân đậu trở nên đặc, bạn hòa tan 10gr bột bắp với 40ml nước rồi cho vào chảo đậu, khuấy liên tục để các nguyên liệu được hòa vào nhau.
Đợi khoảng vài phút, bạn cho tiếp 10gr bột bánh dẻo vào sau cùng, rồi sên tiếp tới khi nhân kết thành một khối dẻo mịn, không bị chảy, không bị dính chảo thì tắt bếp.
Với phần nhân đậu đã sên xong, bạn để nguội bớt, khi vẫn còn hơi ấm thì nặn nhân thành các viên tròn 40gr, sau đó bọc nhân lại để tránh bị khô khi làm vỏ bánh.
5
Làm vỏ bánh
Bạn cho 400ml nước đường bánh dẻo đã để nguội vào tô. Sau đó, cho thêm 1 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi rồi khuấy đều hỗn hợp.
Bạn cân đủ 200gr bột bánh dẻo, cho vào 1 tô lớn. Tiếp theo, bạn dùng một tay múc từng muỗng bột bánh dẻo cho vào nước đường, tay còn lại dùng phới lồng khuấy đều bột với hỗn hợp nước đường. Hãy làm thật nhanh tay để bột không bị lợn cợn. Cứ thêm bột từ từ cho tới khi hỗn hợp bột đặc lại.
Khi đổ xong phần bột, bạn dùng tay nhào thật nhanh để tạo thành khối bột. Tiếp đó, bạn cho khối bột ra tấm nhào rồi xoa 1 lớp mỏng bột khô.n.
Bạn nhào bột bằng cách gập khối bột lại từ các phía, dùng lòng bàn tay miết nhẹ phần bột ra xa, rồi gấp cuộn bột lại. Sau đó, tiếp tục xoay đổi chiều khối bột và tiếp tục miết bột ra xa. Lặp lại động tác nhào bột này từ 4 - 5 lần rồi dừng lại. Như vậy bột rất mịn và không dính tay.
6
Đóng bánh
Bạn lấy một phần vỏ bánh vừa chia, dùng tay nặn thành hình tròn rồi dàn đều sao cho phần bột ở rìa mép mỏng hơn phần ở giữa. Như vậy khi bọc nhân bánh, phần bột sẽ dàn đều và bám vào nhân tốt nhất.
Tiếp theo, bạn đặt phần nhân đậu đỏ vào giữa phần vỏ, ép chặt các mép vỏ bột vào nhau sao cho bọc kín hết nhân rồi xoay bánh 2 - 3 vòng và vo tròn.
Để bánh không bị dính vào khuôn, bạn rải một ít bột khô trước khi cho bánh vào khuôn ép. Kế đến, bạn cho bánh vào khuôn, ấn nhẹ để bánh dàn đều trong khuôn, sau đó ấn mạnh xuống để tạo hình.
7
Thành phẩm
Bánh trung thu dẻo nhân đậu đỏ sau khi hoàn thành bên ngoài có lớp vỏ màu trắng hơi đục, thoang thoảng mùi thơm nhẹ hương hoa bưởi.
Sau khi để qua 1 ngày, vỏ bánh sẽ trở nên có màu trắng trong, dẻo mịn, độ ngọt cũng dịu hơn và phần nhân đậu đỏ có vị béo bùi. Vì vậy, nếu muốn ngon hơn, bạn hãy đợi qua ngày hôm sau rồi hãy thưởng thức nhé!
Món ngon cuối tuần: Cách nấu cháo hải sản thanh nhẹ, giàu dinh dưỡng Cháo hải sản sánh mịn với vị ngọt tự nhiên từ tôm mực là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Nguyên liệu: -300 gr mực tươi -200 gr tôm tươi -150 gr gạo tẻ -20 gr gạo nếp -Xương ống, tôm khô nấu nước dùng -150 gr nấm rơm -1 nhánh gừng -1 củ cà rốt...