Cách nấu chè hoa cúc dễ làm ngon miệng ngay tại nhà
Chè hoa cúc là một trong những món ăn rất được ưa chuộng vì có công dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, giải độc cơ thể. Rất thích hợp trong mọi gia đình.
Trong y học, hoa cúc được mệnh danh là một loại “thảo dược thần kỳ” có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bệnh.
Hoa cúc thường được ví von là “nữ hoàng sắc đẹp”… Hoa cúc trắng có vị ngọt, có chút đăng đắng, tính hơi hàn vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong, thấp, thanh đầu, mục, giáng hỏa, giải độc…
Cùng với nguyên liệu đơn giản, không đòi hỏi nhiều công đoạn nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế để làm món chè thơm ngon hấp dẫn. Mùa nóng nực mà có một ly chè hoa cúc mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Món chè sẽ khiến bạn rất hài lòng với thành quả của mình đấy.
Hãy cùng Ameovat.com đi tìm hiểu cách nấu chè hoa cúc cực đơn giản mà vô cùng thơm ngon này nhé!
Cách nấu chè hoa cúc đơn giản ngay tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Hoa cúc khô: 10gram
Câu kỷ tử: 10gram
Nấm tuyết: 30gram
Táo đỏ khô: 30gram
Bạch quả: 100gram
Hạt sen: 100gram
Đường phèn: 200gram
Cách nấu chè hoa cúc cực đơn giản
Bước 1: Sơ chế hoa cúc
Hoa cúc khô khi mua về. Các bạn rửa qua với nước sạch. Sau đó để khô vắt cho ráo nước. Đây chính là nguyên liệu chính và đặc trưng làm nên món chè hoa cúc.
Hoa cúc khô để ráo nước
Bước 2: Sơ chế nấm tuyết
Chuẩn bị một bát to, cho nấm tuyết ngâm nước nóng cho nhanh nở. Sau đó rửa sạch, rồi bỏ chân nấm và cắt nhỏ.
Cắt bỏ chân nấm và cắt nhỏ
Bước 3: Sơ chế táo đỏ
Táo đỏ khô các bạn rửa sạch với nước, ngâm nở.
Lưu ý: Nếu muốn cho trái táo nở mềm. Trước khi nấu các bạn nên hấp táo khoảng 5 phút nhé!
Video đang HOT
Ngâm nở táo đỏ
Bước 4: Sơ chế hạt sen
Hạt sen tươi rửa qua với nước sạch, vất bỏ tim sen. Cho nước vừa đủ vào nồi đã chuẩn bị. Nấu sôi trên bếp. Tiếp đó cho hạt sen, bạch quả và táo đỏ vào nấu trong khoảng 30 phút. Khi hạt sen mềm thì cho tiếp câu kỷ tử và đường phèn vào rồi nấu sôi.
Lưu ý: Nếu dùng hạt sen khô. Các bạn nên ngâm nước ấm cùng với nấm tuyết đã thực hiện ở bước trên cho nhanh nở
Bóc vỏ và bỏ tim sen
Bước 5: Tiến hành nấu chè hoa cúc
Khi đường đã tan, các bạn nấu thêm 1-2 phút nữa thì cho hoa cúc vào. Chờ chè sôi, lại tắt bếp. Đậy nắp trong khoảng 5 phút để hoa cúc tỏa hương thơm rồi vớt ra. Các bạn bỏ đi phần xác hoa. Cuối cùng là ta đã có một món chè hoa cúc thơm ngon, bổ dưỡng, giúp giải nhiệt ngày hè rồi nhé.
Tiến hành cách nấu chè hoa cúc
Như vậy, Ameovat.com vừa hướng dẫn các bạn xong cách nấu chè hoa cúc ngay tại nhà. Rất đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Hoa cúc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hữu ích và hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn luôn sáng đẹp không bị mụn trứng cá. Hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ có tính chất chống vi khuẩn mà trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể. Làm sạch cơ thể, tăng cường nước cung cấp nước cho da để tránh khô da, ngứa da…
Cùng thưởng thức cách nấu chè hoa cúc ngon tuyệt
Món chè hoa cúc ăn rất thanh nhuận. Rất thích hợp cho mùa hè nắng nóng. Món ăn này dùng nóng hay lạnh đều sẽ rất ngon. Lâu lâu đổi khẩu vị lạ miệng cho gia đình nhân dịp cuối tuần bằng những món chè thơm ngon hấp dẫn thì thật là thú vị phải không ạ. Ngày cuối tuần mà cùng bạn bè, gia đình quây quần thưởng thức món chè hoa cúc thơm lừng thì còn gì tuyệt vời hơn. Thực hiện cách làm chè hoa cúc sẽ đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng và thật thú vị khi thưởng thức.
Ameovat.com chúc các bạn thành công và ngon miệng cùng món chè hoa cúc này nhé!
Cách làm trà hoa cúc thơm dịu, giúp tỉnh táo và thanh lọc cơ thể
Những ly trà tuyệt ngon được tạo nên từ cách làm trà hoa cúc chinh phục bất cứ ai nhấp chén thử. Trà hoa cúc là một trong những loại trà phổ biến nhất hiện nay.
Từ những hoa cúc tươi, đem phơi khô thành trà rồi hãm nước, kết hợp với các nguyên liệu khác như atiso, mật ong, táo đỏ càng tạo nên hương vị dễ chịu, thơm ngát. Để có một ngày tỉnh táo, thay vì uống cà phê không tốt cho da dẻ, hãy thử ngay cách làm trà hoa cúc để thưởng thức vào mỗi sáng. Yeutre.vn sẽ hướng dẫn bạn những cách làm chi tiết, pha cùng các nguyên liệu mà bạn yêu thích nhất.
1. Tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe và giảm cân
Trà hoa cúc là loại trà được làm từ hoa cúc. Cách làm trà hoa cúc đơn giản nhất là đem phơi khô rồi hãm với nước uống. Ngoài pha trà, hoa cúc còn có nhiều công dụng khác như nấu canh, ăn sống hoặc là nấu nước uống. Mỗi buổi sáng, chỉ cần uống một tách trà hoa cúc tinh thần sẽ trở nên thoải mái, tỉnh táo và an yên vô cùng.
Trà hoa cúc được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Trà hoa cúc được sử dụng phổ biến bởi trong thành phần của nó có nhiều tinh chất quý giá, được ví như thần dược cho sức khỏe. Theo Đông y việc uống trà hoa cúc thường xuyên còn mang đến nhiều công dụng như kháng khuẩn, bài trừ cảm lạnh, tạo giấc ngủ ngon, thải độc gan, làm mát gan, hỗ trợ đường huyết, v.v... Ngoài ra, mỗi sáng một tách trà sẽ giúp mang lại cho phái đẹp một làn da mịn màng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả .
2. Cách làm trà hoa cúc - bạn cần chuẩn bị gì?
2.1. Những loại hoa cúc dùng làm trà
Đầu tiên, trước khi đến với cách làm trà hoa cúc, bạn nên tìm hiểu trước về các chuẩn loại hoa cúc. Nói về hoa cúc có khá nhiều loại, từ cúc vàng, cúc tổ ong, cúc họa mi, cúc đại đóa, v.v... Trong số đó, loại mà được người ta chọn làm trà hoa cúc chính là hoa cúc trắng hoặc vàng, loại hoa có bông nhỏ. Cách làm trà hoa cúc thơm và có vị ngon nhất là khi hoa cúc vào mùa thu, thời điểm khi hoa mới nở, chưa bung hoàn toàn.
Hoa cúc vàng là loại cúc làm trà phổ biến nhất. Ảnh: Internet
Tùy vào từng loại hoa cúc mà hương vị trà sẽ khác nhau. Do đó trước khi học cách làm trà hoa cúc, bạn nên tìm hiểu thêm về từng loại hoa cúc.
2.2. Cách sơ chế hoa cúc
Khi hái hoa cúc, bạn nên chọn loại hoa cúc nhỏ, đảm bảo có đủ độ tươi, sạch thì sơ chế sẽ dễ dàng hơn. Những bông hoa cúc ngon nhất vẫn là hoa vừa nở hoặc hé nụ, tránh chọn hoa đã nở tàn. Bên cạnh đó, nên đảm bảo đó là hoa sạch, không bị phun thuốc trừ sâu vì nó có thể gây ngộ độc khi uống.
Sau khi chọn ra được những bông cúc ngon nhất, giờ là đến khâu sơ chế. Cắt cuống sạch sẽ, chỉ giữ lại bông hoa, sau đó ngâm trong nước để loại bỏ hết các bụi bẩn ở bên ngoài cánh hoa. Khi rửa bạn chú ý là hãy nhẹ nhàng nhất có thể, chỉ nên tráng hoa trong nước chứ không nên rửa dưới vòi nước để tránh hoa cúc bị dập.
2.3. Cách phơi khô hoa cúc làm trà
Sau khi đã rửa sạch sẽ, trải đều hoa lên tấm nia đem đi phơi nắng hoặc là sấy khô. Nắng càng tô, hoa cũng dễ khô hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Nếu lớp hoa được trải càng mỏng thì thời gian khô càng nhanh hơn, chỉ cần phơi 1-2 ngày là đủ khô.
Còn nếu muốn rút ngắn thời gian sấy chỉ cần dùng đến máy sấy hoa quả. Điểm cộng của phương pháp này là hoa khô nhanh, đều và sạch hơn so với khi phơi ở ngoài trời. Cách thực hiện như sau: Chỉ cần xếp từng bông hoa vào khay, điều chỉnh ở 50 độ C, sấy trong 1 tiếng đồng hồ.
Hoa cúc phơi khô và bảo quản trong chai lọ. Ảnh: Internet
Khi hoa đã đủ độ khô là bạn đã hoàn thành cách làm trà hoa cúc rồi, cực kỳ đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Khi đó, bạn chỉ cần cho hết chỗ hoa cúc khô vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp rồi sử dụng mỗi ngày.
3. Các cách làm trà hoa cúc thơm ngon và đơn giản nhất hiện nay
3.1. Cách làm trà hoa cúc đường phèn mật ong
Đây chính là cách làm trà hoa cúc đơn giản nhất. Vì cách này có hoa cúc cùng hai nguyên liệu vô cùng dễ tìm là mật ong và đường phèn. Mỗi sớm thức dậy, chỉ cần một tách trà hoa cúc thơm dịu như thế này cũng đủ tỉnh táo cho cả ngày làm việc rồi.
Hương vị mật ong đường phèn giúp trà dễ uống hơn cả. Ảnh: Internet
3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
10gram hoa cúc khô
20ml mật ong
1 cục đường phèn nhỏ
3.1.2. Cách làm trà hoa cúc mật ong đường phèn dễ uống
Bước 1: Cho hoa cúc vào tách, cho nước ấm vào để tráng sơ qua một lượt. Điều này sẽ giúp loại bỏ đi nước đầu vì hoa cúc khô có thể vẫn còn bám bụi.
Bước 2: Rót nước sôi cho đầy tách, đậy nắp lại rồi đợi trong 3 phút để trà bắt đầu ngấm dần. Cho thêm vào đó đường phèn và mật ong đã chuẩn bị. Khuấy đều cho tan ra. Nên nhớ là đợi trà đã hơi nguội rồi mới cho đường và mật ong vào, để tránh mất đi chất dinh dưỡng của nó.
Vậy là bạn đã có ngay tách trà hoa cúc thật thơm ngon, có vị thơm của trà và vị ngọt thanh của mật ong và đường phèn. Bạn có thể chuẩn bị thêm một ít bánh như bánh quy trà xanh hoặc là mứt hạt sen để nhâm nhi cho đúng điệu.
3.2. Cách làm trà hoa cúc cam thảo
Trong Đông y, cam thảo được biết đến là thần dược có khả năng điều trị chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày, đau bụng, đau cổ họng, v.v...Thế nên rất nhiều chị em nội trợ cũng có thói quen mua một ít cam thảo để sử dụng khi cần. Cam thảo có thể nấu nước uống, ngâm rượu hoặc pha trà hoa cúc cũng rất tuyệt vời.
Thức uống từ hoa cúc và cam thảo giúp trị bệnh rất tốt. Ảnh: Internet
3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
10gram hoa bạch cúc khô
2 thìa đường phèn tán nhuyễn
10gram rễ cam thảo phơi khô
3.2.2. Cách làm trà hoa cúc cam thảo và đường phèn
Bước 1: Đun nước sôi, cho hoa cúc, rễ cam thảo cùng với nước phèn vào để đun sôi lên. Đợi 5 phút cho tinh chất từ các nguyên liệu tiết ra hết thì tắt bếp.
Bước 2: Lọc bỏ xác, giữ lấy nước, đợi cho trà hoa cúc nguội môt chút rồi uống hoặc cho vào tủ lạnh để uống dần.
Không chỉ tỏa hương thơm ngát mà trà hoa cúc cơm thảo còn có công dụng làm mát gan, hạ đường huyết và chữa đau họng vô cùng hiệu quả.
3. 3. Cách làm trà hoa cúc táo đỏ với kỷ tử và táo đỏ
Đây được biết là một trong những cách làm trà pha cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi, ngoài hoa cúc còn có 2 nguyên liệu rất quý giá đó chính là kỷ tử hay câu kỷ tử và táo đỏ. Nếu như kỷ tử có công dụng chống lão hóa, cân bằng cơ thể, chữa sỏi thận thì táo đỏ lại giúp tuần hoàn máu, mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Hoa cúc, kỷ tử và táo đỏ rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1 thìa nhỏ kỷ tử
10gram bông cúc
2-3 quả táo đỏ
Mật ong3.
3.2. Cách pha trà hoa cúc với kỷ tử, táo đỏ
Bước 1: Chuẩn bị một cái ly, cho vào đó kỷ tử, táp đỏ và hoa cúc, chế nước sôi vào, khuấy đều khoảng 7-10 giây rồi chắt nước đổ đi.
Bước 2: Cho nước sôi khác vào ly sao cho vừa uống, để ngâm trong 5 phút để mọi thứ ra trà. Sau đó, đợi nguội một chút rồi bạn có thể cho thêm ít mật ong, nước cốt chanh tạo để tạo vị chua ngọt ngon hơn.
Như vậy là chúng ta đã có một ly trà hoa cúc kỷ tử, táo đỏ vô cùng thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng ta có thể uống trà xong và ăn kèm cả kỷ tử, táo đỏ cũng rất ngon.
3.4. Cách pha trà hoa cúc atiso
Nếu mua được một ít hoa atiso tươi, các bạn đừng quên thực hiện ngay cách làm trà hoa cúc cùng với atiso để uống. Thức uống này không chỉ thơm ngon, giải nhiệt mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái vô cùng. Đặc biệt, trà hoa cúc atiso còn được biết đến với khả năng đốt cháy mỡ thừa và làm đẹp da hiệu quả.
Trà hoa cúc atiso mát gan, giải nhiệt cực tốt. Ảnh: Internet
3.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
10gram hoa cúc khô2 bông hoa atiso (nhớ là hoa atiso xanh)
3.4.2. Cách làm trà hoa cúc atiso đơn giản nhất
Bước 1: Đem hoa atiso rửa sạch, cho vào ấm đun sôi trong 40-45 phút để lọc chất phần tinh túy bên trong atiso ra.
Bước 2: Tiếp đó, cho thêm phần hoa cúc đã rửa sạch vào, đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Bạn lưu ý, hoa cúc rất mỏng và nhỏ, nên chỉ đun tầm 5 phút là đã ra trà, không nên đun quá lâu dễ bay mất mùi thơm của trà.
Ngoài những công thức ở trên, mọi người có thể tự mài mò học các làm trà hoa cúc dạng viên. Đây vốn là một loại trà dạng viên được làm từ hai nguyên liệu chính đó là hoa cúc và đường phèn. Loại trà này có rất nhiều công dụng, tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, hỗ trợ làm sáng mắt. Bên cạnh đó còn là thức uống giúp tỉnh táo, tạo nên nguồn năng lượng tích cực vào mỗi buổi sáng. Cách làm trà hoa hồng cũng là một thức uống mới lạ, giúp làm đẹp da cho phụ nữ.
3. Khi nào nên và không nên uống trà hoa cúc?
Tuy được khuyến khích nên uống mỗi ngày nhưng trà hoa cúc không phải là nước lọc, bạn có thể uống mọi lúc mọi nơi. Với trà hoa cúc, hay bất cứ loại trà nào khác, bạn chỉ nên sử dụng vào buổi sáng, ngay khi vừa thức dây. Lưu ý, nên uống sau bữa cơm 30 phút và trước lúc đi ngủ 30 phút. Việc uống trà hoa cúc vào ngày đèn đỏ cũng là một mẹo nhỏ giúp giảm co thắt cơ tử cung, từ đó giúp chị em bớt khó chịu hơn.
Cũng nên lưu ý thêm, dù có thể uống trà bổ sung nước thay cho nước lọc nhưng không nên lạm dụng. Đặc biệt nếu đang mang thai hoặc là khi đang đói bụng thì tuyệt đối không nên uống.
Không nên uống trà khi bụng đói dễ gây sót ruột. Ảnh: Internet
Cách làm trà hoa cúc như bạn thấy có nhiều công thức và cũng khá đơn giản. Bạn nên thực hiện để dùng bởi các chuyên gia cho rằng, nếu thường
xuyên uống trà sẽ nhận thấy sức khỏe có nhiều tiến triển tích cực. Kết hợp trà hoa cúc với một số các nguyên liệu khác như đường phèn, mật ong, atiso, kỷ tử là có thể tạo thành một tách trà có khả năng chữa bệnh, làm đẹp da hoàn hảo rồi.
Gà hầm thuốc bắc, ngải cứu, hạt sen, nhân sâm tốt cho bà bầu và người mới ốm dậy Gà hầm là một trong những món ăn bổ dưỡng, rất thích hợp để tẩm bổ cho bà bầu và những người mới ốm dậy. Có nhiều cách làm món gà hầm với nhiều nguyên liệu khác nhau. Hôm nay, sẽ bật mí cho các bạn 8 công thức hầm gà thơm ngon dưới đây. 1. Cách làm món gà ninh sâm bổ...