Cách nấu chè bắp đậu xanh đơn giản cho ngày hè
Chè bắp đậu xanh tươi mát giúp giải nhiệt mùa hè rất tốt, chỉ với 3 bước đơn giản xong ngay món chè này chiêu đãi cả nhà.
Nguyên liệu nấu chè bắp đậu xanh
Bắp non: 2 trái
Đậu xanh đãi sạch vỏ: 300gr
Nước cốt dừa: 200g hoặc bạn có thể thay bằng nước cốt dừa đóng hộp
Sữa tươi: 100ml
Bột năng: 20gr (có thể thay bằng bột sắn)
Đường phèn: 200gr
Vani: 2 ống nhỏ.
Chè bắp đậu xanh giúp giải nhiệt ngày hè nắng nóng (Ảnh minh họa)
Cách nấu chè bắp đậu xanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đậu xanh lựa bỏ các hạt bị sâu, ngâm nước qua đêm hoặc trong ngày (ít nhất là 2h) để đậu được nở.
Bắp đem lột vỏ, bỏ râu bắt nước lộc chín. Sau khi bắp chín thì có thể tắt lửa, để nguội rồi dựng bắp đứng và bào thành từng mảng. Giữ lại cùi bắp.
Bước 2: Chế biến chè bắp đậu xanh
Lấy nồi mới cho sữa tươi và nước cốt dừa vào nấu cho đến khi thấy sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Hòa phần bột năng với khoảng 50ml nước.
Cho cùi bắp, đậu xanh vào nồi và đổ ngập nước vào, đun cho đến khi sôi thì bạn vớt cùi bắp ra và tiếp tục đảo cho đậu xanh chín nhừ. Trong thời gian nấu phải liên tục đảo phần dưới đáy nồi để tránh bị khét và đồng thời vớt bọt liên tục để chè được trong.
Các bước làm chè bắp đậu xanh đơn giản mà ngon bất bại (Ảnh minh họa)
Khi đậu đã chín nhừ thì cho vào hạt bắp, đường phèn và một chút muối và tiếp tục đảo đều tay đến khi hỗn hợp chín nhừ và nêm nếm lại lần nữa. Cho phần bột năng đã chuẩn bị vào, rót từ từ đều tay để tránh cho bột năng bị bón cục. Đun thêm khoảng 10 phút hoặc cho đến khi bột năng nở đều, tạo độ đặc, sánh cho món chè. Cho vani vào nồi tạo mùi thơm, đảo đều tay lần cuối rồi tắt bếp, bắc nồi ra ngoài.
Bước 3: Hoàn thành
Chờ chè nguội bớt rồi múc ra ly, chan 1 ít nước cốt dừa. Hoặc nếu dùng lạnh thì có thể chờ cho chè nguội hẳn rồi múc vào ly và cho thêm đá vào bào, chan nước cốt dừa là có thể dùng ngay.
Nồi cơm điện có thể dùng để nấu những món này ngoài cơm
Chỉ với chiếc nồi cơm điện bạn có thể nấu được những món ăn cầu kì phức tạp và vẫn ngon không kém khi nấu bằng những dụng cụ chuyên nghiệp đâu nhé!
Từ trước đến giờ nồi cơm điện thường chỉ được dùng để nấu cơm đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên, công dụng của chiếc nồi cơm điện đâu chỉ có vậy, nó còn có thể được dùng để nấu rất nhiều món ngon nữa đấy nhé.
Nếu ai đang dùng nồi cơm điện chỉ để nấu cơm thì đừng phí phạm nữa, hãy học ngay cách làm các món ngon bằng nồi cơm điện sau đây với PasGo - ứng dụng đặt bàn nhà hàng tiên phong nhé.
Video đang HOT
1. Thịt xá xíu
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 1kg
- Dầu hào: 2 thìa canh
- Bột ngũ vị hương: 1 thìa canh
- Bột xá xíu: 1/2 gói (khoảng 50gr)
- Đường: 1/2 thìa canh
- Nước tương: 2 thìa canh
- Rượu trắng: 2 thìa canh
- Tiêu xay
- Tỏi băm nhuyễn: 1 thìa canh
- Dầu ăn: 1 thìa canh
Cách làm:
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi phi thơm tỏi và để nguội, cho tất cả gia vị đã chuẩn bị vào bát con trộn đều thành một hỗn hợp thống nhất.
- Lấy muối xát quanh miếng thịt rồi rửa lại với nước cho sạch, lấy giấy thấm khô nước ở thịt.
- Cho thịt lợn vào bát tô rồi quết gia vị đã trộn ở trên lên kín miếng thịt, để vào ngăn mát tủ lạnh ướp qua đêm hoặc nếu không có thời gian thì bạn có thể ướp ít nhất 30 - 60 phút trước khi chế biến.
- Cho thịt đã ướp vào nồi cơm điện, đổ thêm 200 ml nước, đậy vung nồi lại bật nút nấu cơm và đợi thịt chín. Nếu không muốn ăn phần nước sốt của thịt xá xíu thì bạn chỉ cho 100 ml nước vào nồi là được, làm vậy miếng thịt sẽ khô hơn.
- Thịt chín gắp ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
2. Gà tần
Nguyên liệu:
- Gà ác hoặc gà ta loại nhỏ: 1 con
- Túi thuốc bắc (mua ngoài chợ, có đủ vị để tần gà)
- Gia vị, hạt nêm, bột nghệ, gừng
- Rau ngải cứu
Cách làm:
- Xát muối vào khắp thịt gà rồi rửa sạch với nước. Sau đó bạn cho gia vị, gừng, nghệ (đã giã nhỏ) vào ướp thịt gà.
- Rau ngải cứu rửa sạch, sau đó nhồi vào thân gà.
- Xếp các vị thuốc bắc đã chuẩn bị vào nồi cơm điện, rải một lớp lá ngải cứu bên cạnh.
- Xếp gà lên trên và đổ nước xâm xấp so với bề mặt gà. Cuối cùng, đậy nắp vung và bật chế độ như nấu cơm bình thường. Sau 45 phút gà sẽ chín mềm và bạn có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.
3. Chè bắp
Nguyên liệu:
- Bắp ngọt: 3 trái
- Gạo nếp: 1/2 bát nhỏ
- Đường thốt nốt: 100gr (có thể dùng đường kính, nhưng đường thốt nốt sẽ làm chè thơm hơn)
- 3 lá dứa
- Dừa nạo: 50gr
Cách làm:
- Bắp tách lấy hạt, tách gần đến cuối thì giữ lại chút hạt trên lõi để luộc lấy nước ngọt cho món chè ngon hơn.
- Vo sạch gạo nếp, rửa sạch với lá dứa.
- Cho hạt bắp, lõi bắp và gạo nếp vào nồi cơm điện, đổ nước đến nửa nồi và bật chế độ nấu. Khi nào bạn thấy nồi cơm điện sôi thì lấy bỏ lõi bắp ra, cho thêm lá dứa vào đậy nồi lại tiếp tục đun.
- Đợi cho nồi chè sôi lại thì cho thêm đường vào rồi nhanh tay đảo đều. Nếu thấy nước gần cạn thì cho thêm một chút nước.
- Để nồi chè sôi lần nữa rồi chuyển sang chế độ ủ. Khoảng 5 phút sau bạn kiểm tra, thấy các nguyên liệu chín mềm là được. Chè chín múc ra bát, rắc một ít dừa nạo hay cốt dừa lên trên, dùng nóng hay lạnh đều ngon.
4. Xôi dừa
Nguyên liệu:
- 1/2 quả dừa
- Mè rang
- 300gr gạo nếp
- Nước cốt dừa
Cách làm:
- Vo sạch gạo nếu, ngâm với nước lạnh qua đêm. Nếu không có thời gian ngâm lâu bạn có thể ngâm gạo với nước ấm trong khoảng 3 tiếng. Sau đó, bạn trộn gạo nếp với với dầu ăn, nước và muối, cho vào nồi cơm điện bật nút nấu.
- Sau 10 phút, đổ gạo ra rổ, nhúng ngay vào thau nước lạnh sau đó nhấc ra, để ráo nước.
- Trộn gạo nếp với dừa, mè rang, nước cốt dừa và đường cho đều, cho vào nồi cơm điện bật nút nấu lần nữa. Do lần này nấu không có nước nên nồi cơm điện sẽ rất mau chuyển qua chế độ ủ. Tiếp tục để trong 20 phút rồi đánh đều là ăn được.
5. Bánh chuối nướng
Nguyên liệu (cho gia đình 5-7 người):
- 1 quả trứng gà
- 10 quả chuối chín
- 100gr bột mì
- 200gr nước cốt dừa
- 400gr sữa tươi không đường
- 500gr đường
- 1 thìa cà phê muối
- 50gr bơ
- 3 ổ bánh mì nhỏ
- 2 ống vani
- Rượu vang đỏ
Cách làm:
- Chuối bóc vỏ, thái thành những khoanh tròn khoảng 1cm rồi cho vào chảo chống dính, lưu ý chuối càng chín càng tốt.
- Sau đó cho thêm 1 thìa đường và 4 thìa rượu vang đảo đều lên cho chuối ngấm đường và rượu vang.
- Đổ sữa tươi, nước cốt dừa, 2 ống vani và 1/2 thìa cà phê muối ra một cái bát rồi khuấy đều cho tan.
- Bánh mì xé nhỏ cho vào bát hỗn hợp nước cốt dừa, đường, muối, vani để khoảng 30 phút cho bánh mì nở ra rồi cho trứng gà và bột mì vào trộn đều đến khi hỗn hợp có dạng sền sệt.
- Sau đó đổ chuối đã ướp với rượu vang đỏ và đường vào hỗn hợp bột, trộn đều tay. Để lại một chút chuối đã ướp sẵn để trang trí lên bề mặt bánh.
- Cho tiếp 2 thìa bơ vào hỗn hợp rồi trộn đều lên. Bơ sẽ làm cho bánh không những không bị khô mà còn đem lại mùi thơm cho bánh.
- Phết một lớp bơ hoặc một lớp dầu ăn mỏng lên thành nồi cơm điện để khi bánh chín sẽ dễ lấy ra hơn. Sau đó xếp một lớp chuối đã ướp xuống đáy nồi để cho bánh đẹp hơn rồi đổ hỗn hợp chuối và bột vào nồi cơm điện, dàn đều.
- Bật chế độ nấu, nấu khoảng 15 phút khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ ủ thì bật lại chế độ nấu lần nữa. Đến khi nồi báo chín lần 2 thì chờ khoảng 30 phút rồi lấy ra là bạn đã có ngay món bánh chuối nướng thơm lừng.
Trên đây là một số món ngon mà bạn các bạn có thể nấu bằng nồi cơm điện của gia đình mình nhé. Chúc bạn thành công và có những món ăn ngon miệng bên gia đình nhé.
Điểm danh 4 món chè đặc trưng ba miền Bắc Trung Nam Đi qua ba miền Bắc - Trung - Nam, du khách sẽ được thưởng thức những món chè đặc trưng. Với nguyên liệu giản dị, dân dã tạo nên những món chè với hương vị ngọt ngào. Đối với những ai mê vị ngọt, vị sánh mịn chắc chắn sẽ say lòng với 4 món chè của từng vùng miền dưới đây. MIỀN...