Cách nấu cari gà với sữa tươi thơm béo, ngon ngất ngây
Cách nấu cari gà với sữa tươi là một biến tấu khác của món cari chấm bánh mì. Thay vì dùng nước cốt dừa cho phần nước sánh quyện và béo ngậy, nhiều người sẽ đổi thành sữa tươi.
Tuy vậy vẫn giữ được hương vị đặc trưng của món ăn được nhiều người yêu thích. Hôm nay, Cachnau.vn mời bạn vào bếp cùng tìm hiểu cách nấu cari gà với sữa tươi như thế nào nhé.
Cách nấu cari gà với sữa tươiđược xem là một trong những biến tấu thú vị của món cari gà Ấn Độ nguyên bản.Trong khi cay mới chính là vị đặc trưng của món cari theo nguyên gốc thì món cari trong ẩm thực Việt Nam chủ yếu có vị béo, ngọt, nước đặc, đậm đà quyện với nước cốt dừa sánh mịn. Nguyên liệu chính gồm có gà, bột cari và các loại củ. Vị béo là từ nước cốt dừa hoặc sữa đặc. Nước cari đặc là do chất bột từ khoai lang mà ra. Vị béo ngon của món cari không chỉ dừng lại ở đó. Món ăn còn có thể được chế biến với nguyên liệu sữa tươi, với vị ngon nhẹ khá đặc trưng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết nấu cari gà với sữa tươi. Bạn hãy lưu vào sổ tay và thử thực hiện khi có dịp để đổi vị nhé!
1. Nguyên liệu chuẩn bị nấu cari gà với sữa tươi
Lưu ý với cách nấu cari gà sữa tươi, bạn sẽ thay thế hoàn toàn nước cốt dừa thành sữa tươi nhé.
Gà ta: 1 con khoảng 1.2 – 1.5kg\
Sữa tươi không đường: 2 bịch
Bột cà ri: 1 gói
Khoai lang: 300g
Khoai môn: 300g
Cà rốt: 2 củ nhỏ
Sả: 2 nhánh
Tỏi: 3 – 4 tép
Hành tím: 1 – 2 củ
Hành tây: 1 củ
Bột năng: 2 thìa canh
Nước lọc: 1.5 – 2l
Gia vị khác: đường, hạt nêm, bột ngot, muối,…
Nguyên liệu nấu cari gà với sữa tươi – Ảnh: Youtube Cả nhà vào bếp
Trên đây là nguyên liệu cho khẩu phần ăn khoảng 4 người. Tùy theo số lượng người, bạn có thể tăng lượng nguyên liệu lên nhé. Tùy theo sở thích, bạn có thể nấu với khoai lang mà không cần đến các loại củ khác nhưng vẫn đảm bảo độ ngon thơm, hấp dẫn của món ăn. Hoặc nếu thích cà rốt và khoai môn, bạn có thể tăng số lượng và giảm bớt khoai lang nhé.
2. Chi tiết cách nấu cari gà với sữa tươi
Với những ai chưa từng nấu món cari này thì nghĩ sẽ rất phức tạp. Nhưng cách nấu lại không khó chút nào. Ngược lại rất dễ làm để mời cả nhà.
2.1. Sơ chế nguyên liệu nấu cari gà với sữa tươi
2.1.1. Sơ chế và ướp thịt gà
Thịt gà sau khi mua về nhổ lông, làm sạch.Bạn pha hỗn hợp cốt chanh và giấm ăn chà xát lên khắp thân để khử mùi hôi. Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng đập dập chà xát.Sau đó rửa lại thật sạch với nước.Bạn chặt thịt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn. Cho thịt gà ra thau nhỏ để chuẩn bị ướp thịt gà.Bạn ướp thịt gà với 1 gói bột cari cùng với các nguyên liệu khác như đường, tiêu, hạt nêm, muối, bột ngọt và hành tím băm.Dùng đũa trộn đều. Để thịt gà ngấm gia vị từ 30 – 45 phút.
Thịt gà chặt miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó tẩm ướp gia vị – Ảnh: Youtube Cả nhà vào bếp
Để thịt gà ngấm gia vị từ 30 – 45 phút – Ảnh: Youtube Cả nhà vào bếp
2.1.2. Sơ chế các nguyên liệu khác
Khoai lang, khoai môn gọt vỏ và rửa sạch. Ngâm với nước muối loãng. Cắt khúc vừa ăn.Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng hoặc khoanh vừa ăn.Hành tím lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Hành tây lột vỏ, rửa sạch và thái múi cau.Tỏi lột vỏ, đập dập và băm nhỏ.Sả rửa sạch, đập dập và cắt khúc.2.2. Chi tiết cách nấu cari gà với sữa tươi
2.2.1. Xào săn thịt gà
Thịt gà nên xào săn qua trước khi chế biến để thịt nhanh chín, ngấm đều gia vị và ngon hơn khi ăn.
Bắc nồi hoặc chảo lên bếp. Cho thêm 2 thìa cà phê dầu ăn. Dầu nóng thì cho tỏi, hành tím băm và sả cắt khúc vào phi thơm. Bạn nên buộc sả lại để sả không dính vào thịt hoặc nước cariHành và tỏi dậy mùi thơm thì cho thịt gà vào xào.Đảo đều cho đến khi thịt gà săn lại.
Dầu nóng thì cho hành vào xào cho thơm – Ảnh: Internet
Xào săn thịt gà – Ảnh: Internet
2.2.2. Nấu cari gà với sữa tươi
Đến khi thịt gà săn lại, bạn cho vào nồi khoảng 2l nước.Đun ở lửa vừa đến khi sôi thì nêm nếm gia vị. Bạn nhớ chỉnh lửa vừa hoặc nhỏ để thịt gà được chín mềm và ngấm đều gia vị.Dùng đũa trộn đều và nấu thêm khoảng 15 phút cho đến khi thịt mềm thì cho như khoai lang, khoai môn và cà rốt vào nấu cùng. Đảo đều.
Video đang HOT
Thịt gà mềm thì cho khoai lang, khoai môn, cà rốt vào nấu cùng – Ảnh: Internet
Đun đến khi các loại củ gần mềm thì bạn cho 2 bịch sữa tươi không đường vào nồi. Bạn có thể nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa ăn.
Cho sữa tươi không đường ở bước gần hoàn thành – Ảnh: Youtube Cả nhà vào bếp
Nấu ở lửa vừa đến khi các loại củ mềm và tạo thành hỗn hợp hơi sánh mịn thì tắt bếp.2.3. Hoàn thành và thưởng thức
Múc cari gà ra tô và thưởng thức.Bạn có thể dùng kèm với bánh mì, cơm nóng hoặc bún tươi.
Cari gà có thể ăn kèm với cơm nóng, bún, bánh mì,… – Ảnh: Internet
Vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu cari gà với sữa tươi rồi đó. Đơn giản quá đúng không nào? Những ai thích món cari gà nhưng ngại vị béo của nước cốt dừa thì nhất định phải thử qua món cari gà sữa tươi ngon đúng điệu này nhé..
Nước cốt dừa được thay bằng sữa tươi nhưng món ăn thành phẩm hứa hẹn vẫn rất ngon, hấp dẫn. Chúc bạn thành công với món cari gà sữa tươi để mời cả nhà cùng thưởng thức nhé! Yeutre.vn tin rằng công thức này sẽ làm mới vị món cari gà và nhà bạn sẽ thích thú với vị ngon nhẹ nhàng của món ăn.
Cách nấu mì Quảng gà củ nén ngon đậm đà, chuẩn vị Đà Nẵng
Cách nấu mì Quảng gà chuẩn vị Đà Nẵng cực kỳ đơn giản mà chị em nào cũng có thể học theo. Tham khảo công thức nấu món mì Quảng thần thánh này ngay để chiêu đãi gia đình nhé.
Mì Quảng được biết đến là một trong những món ngon của ẩm thực miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Sợi mì Quảng mềm mại kết hợp với các loại nhân ăn kèm tạo nên hương vị khó quên. Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn cách nấu mì Quảng gà ngon lại dễ chế biến.
1. Cách nấu mì Quảng gà Đà Nẵng
Cách nấu mì Quảng gà không quá khó, để có được 1 tô mì Quảng gà ngon chiêu đãi cả nhà, các chị em hãy thực hiện theo công thức dưới đây.
1.1. Nguyên liệu nấu mì Quảng gà Đà Nẵng
Để có thể tạo ra một bát mì Quảng gà ngon chuẩn vị bạn cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:
Gà ta: 1 con
Đầu và cổ gà: 1 bộ (1 xương cổ - 1 đầu)
Lòng gà: 1 bộ khoảng 300g
Rau cải non: 1 mớ
Rau húng: 1 mớ
Bắp chuối: 200g
Đầu hành lá
Sả băm nhỏ: 1 thìa canh
Ớt:10 quảGừng: 1 củ
Hành tím: 5 củ
Củ nén (hay còn gọi là hành tăm): 100g
Tỏi: 1 củ
Giấm: 1 chén
Nước mắm: 10 thìa
Dầu điều: 1 thìa
Dầu lạc (dầu đậu phộng): 5 thìa
Nước cốt chanh: 1 thìa
Muối, mì chính, bột canh, hạt nêm, hạt tiêu
Sợi mì Quảng: 600g
1.2. Cách nấu mì Quảng gà Đà Nẵng ngon chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu mì Quảng gà
Cho gà ta đã mổ sạch, đầu, cổ gà vào bát tô rồi thêm muối vào. Chà xát nhẹ nhàng bề mặt thịt gà rồi rửa lại cùng nước sạch để loại bỏ hết nhớt cũng như mùi hôi.
Phần lòng gà đem bóp với muối, giấm để hết hôi sau đó rửa sạch lại với nước.
Chặt gà đã rửa thành từng miếng vừa ăn. Lòng mề gà thái miếng rồi để riêng.
Rau cải, rau húng, bắp chuối... rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Cách nấu mì Quảng gà phần nước xương hầm
Bất cứ món mì hay bún, phở nào thì nước dùng cũng là linh hồn quyết định độ ngon của món ăn, với mì Quảng gà cũng không là ngoại lệ.
Bắc nồi nước lên bếp rồi cho xương cổ và đầu, chân gà vào ninh.
Để nước dùng thơm, bạn cho vào đây 6 củ hành tím sau đó vặn lửa lớn đun sôi.
Trong quá trình nấu nước dùng, hãy sử dụng thìa múc canh để hớt phần bọt nổi lên trên. Cách làm này sẽ giúp nước dùng ngon và trong hơn rất nhiều đấy.
Bước 3: Ướp thịt gà
Trong lúc đợi nước dùng gà thì bạn có thể bắt tay vào ướp gà.
Lấy khoảng 20g củ nén cho vào cối rồi giã nhuyễn. Phần củ nén còn lại thì bạn dùng dao đập dập và để riêng ra một chiếc bát để lát nữa phi vàng lên.
Phần nghệ rửa sạch, cạo vỏ sau đó đem giã thật nhuyễn.
Cho thịt gà đã chặt và lòng gà vào 1 chiếc bát tô. Thêm vào đây 20g củ nén đã giã nhuyễn, 1 thìa hạt tiêu, 4 thìa hạt nêm, 2 thìa mì chính, 3 thìa đường, 4 thìa nước mắm và phần nghệ vừa giã. Dùng tay hoặc đũa trộn đều hỗn hợp thịt gà, gia vị lên sau đó ướp trong thời gian 30 phút.
Bước 3: Xào thịt gà
Bắc 1 chiếc chảo sạch lên bếp rồi cho vào đây 5 thìa dầu lạc. Dầu nóng, bạn tiếp tục cho 30g củ nén đập dập vào phi thơm rồi vớt nén đã chín vàng ra.
*Lưu ý: Nếu không có dầu lạc, bạn có thể thay bằng dầu ăn. Tuy nhiên, dầu lạc sẽ giúp món mì Quảng gà của bạn ngon chuẩn vị hơn.
Trút bớt 1 phần dầu lạc ra rồi cho sả, ớt băm vào. Khi sả ớt thơm vàng, bạn trút gà đã ướp vào xào chín.
Đảo đều tay khoảng chừng 5 - 10 phút, khi thấy thịt gà săn lại thì cho lòng mề gà vào xào chung 1 phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Làm nước dùng (nước lèo) chan mì Quảng
Vớt xương cổ, đầu và chân gà trong nồi nước xương đã ninh ở bước 2 ra sau đó trút phần thịt gà vừa xào vào nồi. Bật lửa vừa rồi ninh thêm trong thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Vì phần lòng gà rất dễ chín nên bạn cho lòng vào 1 lúc thì vớt ra ngay nhé.
Đun cho đến khi phần nước dùng sền sệt lại thì nêm nếm thêm vào đây thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa dầu điều và dùng muôi khuấy lên để gia vị tan.
Cho phần đầu hành lá vào và tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành món mì Quảng gà
Đun sôi 1 nồi nước rồi cho mì Quảng vào chần khoảng 2 phút thì vớt ra cho vào tô.
Lần lượt xếp lên bên trên bát mấy miếng thịt gà, lòng gà cùng củ nén phi vàng sau đó chan nước dùng vừa làm ở bước 3 lên trên.
Chú ý, phần nước dùng chỉ cần xâm xấp mặt mì là được.
Rắc thêm một chút hành lá thái nhỏ lên trên bát mì là có thể bắt đầu thưởng thức.
Bước 6: Thưởng thức mì Quảng
Món mì Quảng gà Đà Nẵng sẽ ngon hơn khi ăn nóng. Bạn nên dùng kèm với các loại rau thơm như bắp chuối, rau húng. Sợi mì dai ngon đặc trưng, thịt và lòng gà đậm đà quyện cùng với vị thanh mát của các loại rau sống cực kỳ hấp dẫn.
2. Hướng dẫn làm nước chấm mì Quảng gà chuẩn vị
Bên cạnh việc học cách nấu mì Quảng gà thì biết pha một bát nước chấm chuẩn vị cho món ăn này cũng cực kỳ quan trọng. Thay vì chấm mắm ớt thông thường, bạn cứ làm theo công thức mà Bếp Eva giới thiệu dưới đây, đảm bảo cả nhà mê tơi.
2.1. Nguyên liệu làm nước chấm mì Quảng gà
Ớt: 5 quả
Tỏi: 1 củ
Mì chính: 1 thìa
Đường: 1 thìa
Nước mắm: 1 thìa
Nước cốt chanh: 1 thìa
2.2. Cách làm nước chấm mì Quảng gà
Trước tiên, bạn cho vào cối 5 quả ớt, 3 tép tỏi bóc vỏ, 1 thìa mì chính, 1 thìa đường rồi dùng chày giã nhuyễn các nguyên liệu.
Tiếp đến, bạn cho vào hỗn hợp này 1 thìa nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh sau đó khuấy đều lên.
Nước mắm chua ngọt pha kiểu này chấm mì Quảng gà cực kỳ đã. Bạn có thể chan lên phần mì hoặc dùng chấm gà thông thường cũng rất ngon.
1 tô mì Quảng bao nhiêu calo, có những dưỡng chất gì?
1. 1 tô mì Quảng bao nhiêu calo?
Cách nấu mì Quảng gà cầu kỳ với nhiều nguyên liệu vì thế hàm lượng calo trong món ăn này cũng khá cao.
Theo tính toán, 1 bát mì Quảng gà sẽ có các nguyên liệu như: Thịt gà, lòng gà, nước hầm từ xương gà, mì Quảng, rau sống và các loại gia vị ăn kèm. Cứ 1 bát mì đầy đủ như thế sẽ cung cấp 398 calo với bát nhỏ và hơn 500 calo nếu dùng bát lớn.
So với các loại bún phở khác thì mì Quảng có hàm lượng calo cũng tương đương. Cụ thể, 1 tô bún mọc là 514 calo, phở bò là 431 calo, mì xào thịt lợn là 415 calo.
Tuy nhiên, nếu xét với những món ăn thông thường thì loại mì này chứa lượng calo khá cao. Khi ăn bạn cần tính toán thật kỹ lưỡng để đảm bảo calo nạp vào cơ thể không vượt quá mức cho phép là 667 calo/bữa ăn/ngày.
2. Thành phần dinh dưỡng có trong 1 tô mì Quảng
Như đã chia sẻ, một tô mì Quảng chứa rất nhiều dưỡng chất. Các chuyên gia dinh dưỡng thống kê, trong 1 tô mì Quảng sẽ có 4 nhóm chất chính với hàm lượng như sau:
Chất béo: Tuy có nhiều loại nguyên liệu và chế biến cầu kỳ nhưng hàm lượng chất béo có trong món ăn này lại không quá cao, chỉ chiếm khoảng 20.2g.
Đường: Những người ăn kiêng, béo phì, tiểu đường phải chú ý bởi trong 1 tô mì Quảng chứa tới 67.4g đường.
Đạm: Chất đạm trong món mì Quảng gà khoảng chừng là 22.4g.
Chất xơ có trong 1 tô mì Quảng là 2.73g.
Ngoài ra, trong tô mì Quảng còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin nhóm B, A, C, E tốt cho tim mạch, thị lực và tăng cường sức đề kháng.
Phần mì Quảng làm từ bột gạo cũng là nguồn bổ sung các axit amin cùng canxi rất tốt cho cơ thể nữa.
Tuy mì Quảng giàu dinh dưỡng nhưng bạn cũng không nên vì thế mà ăn quá nhiều nhé. Khi ăn nên cân đối liều lượng để vừa đã cơn "ghiền" mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Một số lưu ý khi ăn mì Quảng gà
Chỉ nên ăn mì Quảng gà 1 lần/tuần.
Ăn mì vào bữa sáng hoặc trưa. Tránh ăn lúc tối muộn hoặc trước giờ đi ngủ.
Giảm lượng đường và muối khi nêm nếm vào nồi nước dùng nấu mì Quảng gà.
Sau khi ăn mì Quảng, nên uống 1 tách trà để trung hòa hương vị cũng như làm giảm cảm giác ngấy.
Trên đây là hướng dẫn cách nấu mì Quảng gà chuẩn vị Đà Nẵng ngon, đơn giản mà bạn không nên bỏ qua. Cùng chiêu đãi cả nhà món mì ngon này trong dịp cuối tuần sắp tới nhé. Chúc thành công!
Bật mí cách nấu phở gà miền Nam ngon tuyệt hảo quên lối về Cách nấu phở gà miền Nam có nhiều nét khá tương đồng với những công thức chế biển phở gà ở các miền khác. Đặc trưng của phở gà miền Bắc là có vị ngọt thanh tự nhiên, khi ăn cho thêm một ít tương đen để ngon đậm vị hơn. Còn đối với phở gà miền Nam sẽ có vị ngọt đậm...