Cách nấu bún riêu cua theo hai miền Nam Bắc
Bún riêu cua là món ăn vô cùng dân giã và đặc biệt quen thuộc ở các tỉnh miền Bắc. Vị cua đồng ngọt ngon, nước lèo đậm đà chính là yếu tố khiến món bún này chiếm được cảm tình của nhiều người.
Trong bài viết này, sẽ giới thiệu cùng các bạn 3 cách nấu bún riêu cua siêu đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon.
Tô bún riêu cua đậm đà. Ảnh: Internet
1. Cách nấu bún riêu cua đậm đà hương vị miền Bắc
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cua đồng 400 gram
2 bìa đậu hũ
Cà chua, hành lá, dấm bỗng, tỏi, hành khô, bún tươi, thịt nạc xay, tôm khô, trứng gà tùy thích
Gia vị: hạt nêm, muối, hạt tiêu, nước mắm, mắm tôm,…
Cách thức thực hiện:
Bước 1:
Thái nhỏ từng miếng đậu phụ, mang đi rán vàng đều cả 2 mặt trên chảo dầu nóng. Sau đó vớt ra đĩa có giấy thấm dầu. Cắt cà chua thành hình quả lựu xào qua với dầu ăn. Còn hành lá thì cắt khúc rửa sạch và để ráo nước.
Thái đậu phụ từng miếng nhỏ và chiên vàng. Ảnh: Internet
Bước 2:
Rửa sạch cua đồng bằng cách ngâm từ 1-2 giờ cho cua ra bớt cát rồi xả sạch với nước. Tiếp đến lột mai cua một cách nhẹ nhàng, để phần mai cua này vào cối giã nhỏ. Dùng thìa nạo phần gạch cua cho vào tô sạch, thêm một ít gia vị và hạt tiêu vào để tăng hương vị cho gạch cua.
Phần mai cua đã giã nát thì cho thêm nước sạch vào cối, khuấy đều, sau đó đổ nước này lên chiếc rây, lọc được lấy nước đổ vào nồi. Lặp lại nhiều lần bước này để có được nồi nước dùng từ cua ngon nhất.
Giã cua để lọc lấy nước dùng. Ảnh: Internet
Bước 3:
Cho thêm gia vị như đường, hạt nêm, một chút muối vào phần nước cua đã lọc, bật bếp lên. Cho thêm phần gạch cua từ bát vào, để lửa vừa phải để tránh tình trạng gạch cua bị cháy. Sau khi riêu cua kết lại với nhau thì dùng đũa nhẹ nhàng vớt phần riêu này ra ngoài bát riêng.
Lấy cà chua đã xào cho vào nồi nước dùng này. Cho thêm vào đó một ít mắm tôm, đợi nước sôi thì nếm xem nước dùng đã đậm đà chưa, nếu chưa đủ vị thì cho thêm gia vị theo thói quen ăn uống của gia đình mình.
Xào cà chua thật chín, mềm để tạo màu cho nước dùng. Ảnh: Internet
Bước 4:
Cho tôm khô ngâm nước cho mềm rồi đem xay nhuyễn trong máy xay sinh tố. Sau đó múc tôm ra bát rồi cho thêm một ít trứng gà, thịt xay, tỏi băm, hành băm, đường, hạt nêm vào rồi trộn thật đều. Sau đó viên lại thành những viên chả nhỏ vừa ăn, đẹp mắt.
Cho phần chả thịt lẫn tôm đã viên vào nồi nước dùng, đợi chả thịt này chín nổi lên mặt nồi nước thì cho thêm phần đậu phụ chiên và dấm bỗng vào. Đợi nồi nước dùng sôi thì nêm nếm lại lần nữa rồi tắt bếp.
Cho tất cả nguyên liệu vào nước dùng. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Bước 5:
Phi thêm hành khô và để vào nồi nước dùng sau khi tắt bếp. Chần bún qua nước sôi, sau đó sắp ra tô rồi chan nước dùng vào. Đến đây bạn chỉ việc cầm đũa lên và thưởng thức.
2. Nấu bún riêu cua đậm chất miền Nam
Nguyên liệu chuẩn bị:
300 gram cua đồng
500 gram sườn cục,
1kg bún
Cà chua, me chua, hành khô, rau răm, hành lá, hoa chuối ăn kèm
Gia vị: bột nêm, mì chính, dầu ăn
Cách thức thực hiện:
Bước 1:
Ngâm cua trong nước sạch từ 1-2 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch và tách riêng gạch cua với mai cua. Dùng thìa nhỏ tách gạch cua ra bát sạch, cho thêm chút gia vị vào.
Tách phần thịt cua ra, xay nhuyễn và đổ thêm ít nước, lấy cả xác lẫn nước lọc qua rây để có được nước dùng ngon ngọt từ cua.
Sau đó đem phần thịt sườn, rửa sạch, để ráo nước. Tiếp tục rửa sạch hành lá rồi thái nhỏ, còn me thì cạo sạch vỏ. Riêng cà chua sau khi rửa sạch đem cắt múi.
Tách phần thịt cua và mai cua. Ảnh: Internet
Bước 2:
Cho phần nước cua này lên chảo đun với lửa nhỏ. Đến khi thịt cua đóng thành tảng thì vớt ra để ở bát riêng. Sau đó cho thêm phần sườn vào và bắt đầu hầm nước dùng bún riêu cua.
Cho hành vào xào với dầu ăn cho thơm, sau đó cho thêm cà chua vào để xào tạo thành màu đẹp cho món bún riêu cua. Tiếp đến cho phần gạch cua vào rồi xào đến khi chín thì tắt bếp.
Gạch cua xào cho chín. Ảnh: Internet
Bước 3:
Với nồi nước dùng, bạn nên cho phần cà chua cũng như gạch cua đã xào chín vào, sau đó cho thêm me chua vào, hạ nhỏ lửa. Me chín thì dằm quả me ra, chắt lấy nước và bỏ bã, tạo vị chua thanh dễ chịu cho nồi bún. Đợi nước dùng sôi lần nữa thì nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 4:
Bắt đầu chần bún rồi sắp bún ra tô. Cho phần thịt cua lên trên, sau đó chan thêm nước dùng vào. Hãy ăn kèm với rau sống và hoa chuối sống để món ăn thêm tròn vị.
Ngon miệng với tô bún riêu cua đậm vị miền Nam. Ảnh: Internet
Ngoài bún riêu cua, các bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm các loại bún khác tại Yeutre.vn để thay đổi thực đơn cho gia đình mình.
Bún riêu cua là món ăn khá thích hợp cho mùa lạnh này. Vị chua chua, cay cay, thanh thanh, ngọt ngọt của bún riêu sẽ khiến bạn đê mê và không thể nào quên được. Với sự chuẩn bị nguyên liệu cũng như hướng dẫn như trên, hi vọng rằng chị em sẽ có được nồi bún riêu ngon, đẹp mắt nhất.
Cách làm khoai môn lệ phố nhân mặn cực hấp dẫn
Cách làm khoai môn lệ phố nhân đậu xanh vốn đã rất quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng bạn đã từng thử làm món khoai lệ phố nhân mặn chưa nhỉ?
Nếu bạn chưa từng làm và chưa biết được các nguyên liệu cũng như cách làm khoai lệ phố nhân mặn này sẽ cần phải thực hiện thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn cách làm khoai môn lệ phố nhân mặn cực hấp dẫn dưới đây của kênh cẩm nang Ameovat.com đi nhé!
Cách làm khoai môn lệ phố nhân mặn cực hấp dẫn - cach lam khoai mon le pho nhan man
Nguyên liệu làm khoai môn lệ phố nhân mặn
Khoai môn: 1 kg
Thịt nạc xay: 200 gram
Nấm hương: 20 gram
Dầu vừng: 2 thìa cafe; dầu ăn: 400 ml
Trứng gà: 3 quả
Bột mì: 3 thìa cafe
Bột năng: 3 thìa cafe
Bột chiên xù: 400 gram
Nước muối pha loãng: 150 ml
Muối ăn: 2 thìa cafe
Cách làm khoai môn lệ phố nhân mặn
Bước 1: Làm vỏ bánh
Gọt sạch vỏ khoai môn sau đó rửa sạch với phần muối ăn để khoai không còn bị nhớt. Tiếp đến, bạn bổ khoai thành những miếng nhỏ sau đó ngâm vào nước lạnh một lúc. Trong lúc này, bạn đi chuẩn bị các loại nguyên liệu khác.
Gọt sạch vỏ và thái khoai môn thành các miếng nhỏ - cách làm bánh khoai môn lệ phố
Hoà tan phần bột năng vào với nước muối loãng đã chuẩn bị trước đó cho tan. Hoà xong, bạn cho phần hỗn hợp này lên bếp và khuấy đều đến khi bột sánh lại là được.
Rửa sạch khoai môn một lần nữa rồi cho vào nồi hấp chín. Khoai chín, bạn dùng thìa hoặc máy nghiền nhuyễn khoai.
Làm vỏ bánh khoai môn - cách làm khoai môn lệ phố
Khi khoai đã được nghiền nhừ, bạn từ từ đổ phần bột năng đã sánh trước đó vào rồi trộn đều. Trong quá trình trộn, cần đảm bảo bột khoai không được quá nát, có độ khô vừa phải. Ủ khoai trong lúc chờ thực hiện phần nhân.
Bước 2: Làm nhân bánh
Nấm hương: Ngâm nước ấm cho nấm hương nhanh nở. Nấm mềm, bạn đem rửa sạch nấm, cắt chân rồi băm nhỏ.
Trộn đều thịt xay và nấm hương sau đó xào chín - cách làm khoai môn lệ phố
Đem phần nấm đã băm nhỏ trộn đều với thịt xay. Trộn xong, bạn cho hỗn hợp nguyên liệu này lên bếp và xào chín, khô với phần dầu mè đã chuẩn bị trước đó. Nêm gia vị cho hỗn hợp nhạt vừa, không được quá mặn vì phần vỏ đã có muối.
Bước 3: Nặn bánh khoai môn lệ phố nhân thịt.
Đánh tan phần bột mì với trứng gà cho thật đều. Đổ phần bột chiên xù ra đĩa phẳng để tiện lăn bánh.
Nặn bánh khoai môn lệ phố - cach lam khoai mon le pho
Lấy một phần vỏ khoai vừa phải sau đó viên tròn rồi ấn dẹt, hơi khum trong lòng bàn tay. Dùng thìa múc phần nhân thịt vào giữa bánh sau đó bọc kín. Làm lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu.
Nặn bánh xong, nhúng những chiếc bánh này vào tô bột mì trứng gà đã chuẩn bị rồi nhanh chóng lăn qua lớp bột chiên xù.
Bước 4: Chiên bánh khoai môn lệ phố
Đun nóng chảo dầu sau đó thả phần bánh khoai môn đã nặn vào. Chiên với mức lửa nhỏ để bánh chín đều. Khi tất cả các mặt của chiếc bánh đã vàng, bạn vớt bánh ra và để ráo dầu.
Chiên bánh khoai môn lệ phố - cách làm bánh khoai môn lệ phố
Thưởng thức bánh khoai môn lệ phố nhân mặn: Bánh khoai môn lệ phố nhân mặn rất thích hợp để thưởng thức khi nóng. Bạn có thể chấm bánh cùng với tương cà hoặc tương ớt để tăng độ hấp dẫn.
Món khoai môn lệ phố sau khi đã hoàn thành xong - cách làm bánh khoai môn lệ phố
Những lưu ý khi làm bánh khoai môn lệ phố nhân mặn
Về phần nhân bánh: Ngoài nguyên liệu chính là thịt nạc và nấm hương thì bạn cũng có thể cho thêm một vài thành phần khác như cà rốt băm nhỏ, mộc nhĩ, miến... Những nguyên liệu này càng được băm nhỏ thì phần nhân càng ngon.
Chiên bánh khoai môn nhân mặn: Khi chiên, cần đảm bảo dầu đã nóng già trước khi bạn thả bánh vào. Nếu bạn thả bánh vào trong lúc dầu chưa nóng thì bánh sẽ rất dễ bị ngấm dầu, ăn sẽ bị ngán.
Khoai môn lệ phố nhân thịt - cách làm khoai môn lệ phố
Sau khi hoàn thành công đoạn chiên bánh, bạn cần đảm bảo lớp vỏ bột bánh giòn tự nhiên; phần thịt khoai bên trong thơm bở và phần nhân không được mặn.
Như vậy chỉ qua bốn bước của cách làm khoai môn lệ phố nhân mặn, bạn đã có thêm được một món ăn vặt lạ miệng và cực kỳ hấp dẫn rồi phải không ạ? Hy vọng với công thức này của chuyên mục các món ăn vặt trên kênh cẩm nang nội trợ gia đình ameovat.com, bạn và mọi người trong gia đình sẽ có nhiều cơ hội hơn để thưởng thức cùng nhau tại nhà nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng.
Cuối tuần đổi bữa với hoành thánh xá xíu Hơi mất thời gian một chút, nhưng cả gia đình được một bữa đổi món cuối tuần khá thú vị.Háy cùng vào bếp làm ngay món này nhé, Nguyên liệu: Nước dùng: - 1 kg xương ống heo - 1 bát con tôm khô - 1 con khô mực - 5 tai nấm đông cô - 2 củ cà rốt - 1 củ...