Cách nấu bún cá nục ngon theo kinh nghiệm người dân miền biển
Cách nấu bún cá nục ngon khó nhất là ở khâu sao cho cá không còn mùi tanh. Vì so với các loại cá biển khác, cá nục có mùi tanh đậm hơn, nếu không biết mẹo sơ chế kỹ món bún sẽ trở nên khó ăn.
Nhưng nếu đã biết cách đánh mùi thì bún cá nục được nhiều người khen là ngon hơn bất kỳ món bún cá biển nào. Bài viết sau, Cachnau.vn chia sẻ cùng bạn đọc cách nấu món bún cá nục theo kinh nghiệm của người dân miền biển nhé.
1. Nấu bún cá nục cần nguyên liệu gì?
Với món bún cá nục, bạn đọc cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
Cá nục bông: 4 con
Hành tăm: 50 gram
Hành lá: 1 nắm
Dứa (thơm): 1/2 quả
Cà chua: 2 quả
Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, tiêu, đường, muối, hạt nêm…
Mẹo chọn mua cá nục ngon để nấu bún:
Nếu ở gần biển tốt nhất ra biển mua ở các ghe mới về nhé. Còn ở thành phố, bạn vào siêu thị chọn con cá nục da sáng, bóng, nhìn còn óng ánh.Dùng tay ấn vào thịt cá nục, nếu thịt đàn hồi là cá còn tươi. Đồng thời nhìn vào mắt cá nục, nếu thấy mắt trong thì nên mua, cần tránh mua cá nục mắt đục, chảy nhớt nhé.
Nên chọn cá nục bông để nấu bún sẽ có nhiều thịt hơn cá nục suôn. Ảnh: Internet2. Hướng dẫn cách nấu bún cá nục ngon mà không bị tanh
Video đang HOT
Như đã đề cập ở phần giới thiệu, trong cách nấu bún cá nục ngon khó nhất là công đoạn khử mùi tanh. Bởi vì trong số các loại cá biển thì cá nục thuộc loài có mùi tanh đậm hơn, nếu không biết mẹo sơ chế khi nấu bún sẽ rất khó ăn. Trong bài viết sau, ban biên tập sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số cách khử mùi tanh của cá nục rất hay từ kinh nghiệm người dân miền biển. Mời bạn đọc cùng tham khảo công thức nấu ăn ngon sau nhé.
2.1. Cách sơ chế cá nục hết mùi tanh
Mẹo sơ chế cá nục hết tanh:
Cá nục mua về thì cạo sạch phần vảy, bỏ hết phần nội tạng và mang cá sau đó thái khúc cỡ 5 cm.Để cá nục nấu bún cá ngon, bạn phải sơ chế để cá hết mùi tanh bằng cách ngâm cá nục vào nước muối trong 5 phút. Sau đó vớt ra để thật ráo nước. Nếu vẫn sợ cá nục bị tanh, bạn đọc có thể đem ngâm cá nục tiếp trong nước vo gạo, sao đó vớt ra để thật ráo nhé. Hoặc nếu trong nhà có sữa tươi không đường có thể ngâm cá nục trong 10 phút rồi vớt ra cũng giúp hết tanh rất hiệu quả.Tiếp theo cho cá nục vào tô, thêm 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng canh tiêu xay và 1 muỗng canh nước mắm. Sau đó trộn thật đều và ướp trong khoảng 20 phút.
Sơ chế các nguyên liệu khác:
Hành tăm rửa sạch, sau đó mang đi giã nhuyễn
Hành lá làm sạch, cắt khúc 2 cm, đầu hành để riêng ra.
Cà chua rửa thật sạch rồi cắt hình múi cau
.Dứa gọt bỏ vỏ và mắt và ròng, rửa sạch rồi cắt lát dày khoảng 1 cm.
Cá nục cần sơ chế kỹ đê hết mùi tanh trước khi nấu bún. Ảnh: Youtube Căn bếp vui vẻ
2.2. Cách nấu bún cá nục ngon đậm đà
Với món bún cá nục, sau bước sơ chế ở trên, bạn đọc nấu theo các bước như sau:
Bước 1: Cho dầu ăn vào nồi, đợi dầu sôi thì cho hành tăm đã giã nhuyễn vào phi thơm. Đến khi hành tăm chín vàng, dậy mùi thơm thì cho cá nục vào.Bước 2: Cẩn thận chiên sơ cá nục để các mặt cá thấm vị hành tăm và chín tái. Lưu ý bước này nên trở nhẹ tay và chiên nhỏ lửa để tránh cá nục bị nát nhé.Bước 3: Sau khi chiên khoảng 7 phút thì cho 500 ml nước sôi vào nồi.
Tăng lửa lớn để nước sôi lại thì cho cà chua, dứa đã sơ chế ở trên vào nấu cùng.Bước 4: Tiếp tục nấu với lửa vừa, khi thấy cá nục đã chín, nổi lên bề mặt thì cho đầu hành vào. Nêm nếm gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, đường cho vừa khẩu vị rồi cho hành lá vào và tắt bếp.
Các bước nấu bún cá nục khá đơn giản tại nhà. Ảnh: Youtube Căn bếp vui vẻ
2.3. Hoàn thành và thưởng thức
Đem bún tươi trụng sơ cho vào tô. Múc cá nục lên trên rồi chan nước dùng có cà chua, thơm vào, thêm một ít tiêu xay lên trên nếu thích.Thưởng thức bún cá nục cùng chén mắm ớt tươi. Nếu có các loại rau sống như xà lách, rau chuối bào, tía tô có thể thái nhỏ và ăn cùng nhé.
Tô bún cá nục ngon mà không bị tanh. Ảnh: Youtube Căn bếp vui vẻ
3. Một số lưu ý khi nấu bún cá nục
Với món bún cá nục này, để cá khi nấu xong không còn bị tanh bạn đọc như lưu ý một vài điều sau nhé:
Luôn sơ chế cá nục thật kỹ, bỏ hết mang và lòng cá sau đó làm theo một số cách trên để nấu bún không bị tanh.Món bún cá nục nhất định phải có hành tăm (củ nén) để thơm và át đi mùi tanh cá nục.Nên dùng cá nục bông sẽ nhiều thịt và ngon hơn cá nục suôn.Khi nấu, nếu thích ăn cay bạn đọc có thể thêm ớt tươi thái lát vào nấu cùng để món ăn đậm đà hơn nhé.
Có thể nói rằng cách nấu bún cá nục ngon khá đơn giản với các bước rất dễ thực hiện. Trong đó công đoạn quan trọng nhất là làm sạch cá, khử mùi tanh. Ngoài cách nấu với cá nục, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm cách nấu bún cá ngừ để đổi vị mà ban biên tập đã giới thiệu trước đó nhé. Mến chúc bạn đọc thành công với món bún cá dân dã này.
Cá trắm kho mật mía đượm vị, không cần nước
Không dùng nước màu hay nước dừa nhưng khi kho mật mía quyện nước mắm thẩm thấu từng thớ cá, ra màu nâu đỏ đẹp tựa vân gỗ trắc. Thịt cá chắc nịch, đượm vị mặn ngọt làm nên món ngon xứ Nghệ.
Nguyên liệu
800 gr khúc cá trắm
200 gr thịt ba chỉ
1/2 chén mật mía
Hành khô (nếu có hành tăm
Nghệ An càng chuẩn vị)
Gia vị: Muối hạt, nước mắm cốt, mì chính, hạt tiêu
Cách làm
Cá trắm làm sạch, cạo bỏ hết màng đen trong bụng. Dùng muối hạt và chanh chà xát để khử tanh, dùng nước vo gạo rửa sạch, để ráo nước. Ướp cá với 1 thìa canh muối hạt để giúp cá đanh lại, đậm vị hơn khi kho.
Thịt ba chỉ chọn nạc mỡ đan xen, cắt miếng vừa ăn rồi ướp 1 thìa canh mật mía, 1 thìa cà phê muối. Nếu có hành tăm (củ nén) là chuẩn vị Nghệ An. Nếu không dùng hành khô rửa sạch, giữ cả vỏ hành để kho theo cách xưa. Vỏ hành vừa giúp cá lên màu óng đẹp, khi ăn cảm nhận được vị dai dai, thấm vị ngọt béo từ thịt cá.
Ướp cá với 1/2 chén (bát nhỏ) mật mía, 4 - 5 thìa canh nước mắm cốt ngon, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu xay và hạt tiêu sọ, ớt ướp tối thiểu trong 1 giờ.
Để có món cá kho ngon nên kho 2 - 3 lần lửa. Kho lửa 1: Lót dưới đáy nồi lớp vỏ hành khô, hành tăm hoặc lá chè xanh, rồi xếp cá và thịt ba chỉ xen kẽ. Đổ hết phần nước ướp cá vào. Ban đầu bật lửa vừa cho cá sôi và kho trong 5 - 6 phút. Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp. Sau đó, hạ lửa nhỏ liu riu. Lúc này nước mật mía, nước mắm và độ nóng lan tỏa giúp cá từ từ tiết nước ra, hòa quyện vào nhau đượm vị mặn ngọt. Sau 40 - 45 phút thì tắt bếp để nguội giúp cho "cá hồi" và săn lại. Ở lần kho lửa 2,3 cũng tương tự, thỉnh thoảng múc nước kho rưới lên mặt để ngấm đều vị, Kho lửa liu riu cho tới khi cá săn chắc nịch, nước kho sánh lại, óng lên màu nâu đỏ như vân gỗ đẹp mắt. Vỏ hành khô cũng kết dẻo lại màu nâu đỏ hấp dẫn. Dù không dùng nước màu hay nước dừa nhưng mật mía kết hợp nước mắm cứ nhẩn nha thẩm thấm vào từng thớ thịt cá để tươm ra thứ màu cuốn hút. Để cá bóng đẹp thì khi kho gần xong, mở vung cho se lại, rưới thêm chút mỡ nước hoặc dầu ăn.
Chú ý:
Nguyên bản cá kho mật xứ Nghệ thường dùng cá biển (cá nục trạch, cá bạc má) khi kho với mật mía thì cá lên mầu đậm, thịt chắc mặn, để ăn dần cả tháng.Mật mía, hành tăm và vỏ tắt (quýt hôi) nếu có sẽ tạo dư vị riêng của xứ Nghệ.Tùy theo khẩu vị điều chỉnh vị mặn ngọt phù hợp.
2 cách làm cá diếc kho khế chua và chuối xanh thơm ngon đậm đà dễ làm Món kho thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình bởi hương vị đậm đà, nước kho sánh sệt ăn với một chén cơm nóng, mới nghĩ đến thôi mà đã thèm rồi đấy. Hôm nay, cùng vào bếp để học ngay 2 món cá diếc kho khế chua và chuối xanh thôi nào 1. Cá diếc kho khế chua Nguyên liệu làm...