Cách nấu bánh đa cua đậm đà đúng gốc Hà Nội
Bạn đang băn khoăn không biết nên nấu món gì hấp dẫn mà lại ngon nữa. Hôm nay, mình mách các bạn cách nấu bánh đa cua cực dễ nha.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cua đồng: 500gr
Sườn thăn: 300gr
Thịt nạc xay: 150gr
Cà chua: 2 quả
Mỡ phần: 100gr
Lá lốt, mộc nhĩ, hành tím, hành lá, rau ngò
Bánh đa đỏ
Rau sống ăn kèm
Bước 1:
Cua mua về rồi đem rửa sạch, bỏ yếm, bóc mai
Bước 2:
Video đang HOT
Giã lấy nước cua. Dùng tăm khều ra cho vào một bát nhỏ để riêng.
Rửa sạch sườn với một chút muối, cho vào nồi luộc sơ qua. Tiếp theo rửa sạch lần nữa mới đem ninh làm nước dùng.
Bước 3:
Lọc thịt cua qua rây lấy nước, nêm nếm chút gia vị và một chút đầu đũa mắm tôm để tạo thêm mùi. Vừa đun các bạn vừa khuấy để để gạch cua nổi đều. Sau đó, vớt gạch ra bát và đổ nước dùng cua vào nồi nước dùng xương. Đun sôi lại lần nữa rồi múc gạch cua vào.
Bước 4:
Thái cà chua ra xào thơm cùng hành và dầu ăn, xào xong thì cho vào nồi nước dùng để tạo vị chua nhẹ.
Bước 5:
Mỡ phần rửa sạch, thái hạt lựu. Cho vào chảo rán cho ra nước mỡ.
Bước 6:
Khi tóp mỡ gần chín vàng, cho hành tím xắt mỏng vào phi cho vàng thì đổ gạch cua vào xào chung để tạo mùi thơm và màu.
Sau đó cho hành ra bát để riêng.
Bước 7:
Sau khi chế biến nước dùng xong, ta bắt đầu làm chả lá lốt.
Đem mộc nhĩ đi ngâm cho nở, rửa sạch, băm nhỏ trộn cùng thịt xay, hành tím và một ít gia vị trộn đều.
Bước 8:
Rửa sạch lá lốt và để ráo. Cho thịt xay vào lá lốt gói lại đem rán vàng. Thái chả cá thành từng miếng vừa ăn.
Bước 9:
Rửa sạch bánh đa đỏ, ngâm trong nước 5 phút. Khi ăn các bạn trụng sơ qua nước nóng cho mềm.
Bước 10:
Ngâm rau sống bằng nước muối và rửa sạch.
Bước 11:
Trụng một ít bánh đa cho vào bát, cho thêm chả cá, chả lá lốt, rắc ít hành ngò thái nhỏ và múc nước cua vào và cùng thưởng thức nào.
Bánh đa cua đúng điệu Hải Phòng phải ăn kèm với chả cá và chả lá lốt cùng tóp mỡ phi hành. Nếu ngon hơn và theo sở thích bạn có thể ăn thêm với rau muống hay rau rút ăn kèm sẽ rất tuyệt.
Cách nấu bánh đa cua sẽ giúp bạn có được công thức và các bước để làm một cách dễ dàng hơn. Hãy cùng bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn bằng những món ăn thơm ngon mà lại vô cùng bổ dưỡng nhé!
Chủ đề: Hướng dẫn nấu bánh đa cua ngon nhất, cách nấu bánh đa cua đơn giản tại nhà, công thức chế biến bánh đa cua đúng cách, nấu bánh đa cua Hà Nội miền Bắc chính gốc
Đến Hải Phòng ghé quán bán món bánh lạ suốt hơn 30 năm, nay là đặc sản phải ăn khi tới đất cảng
Trước đây chưa nhiều người biết tới món ăn này, tuy nhiên vài năm gần đây nó lại được yêu thích và trở thành đặc sản phải nếm thử khi tới Hải Phòng.
Nhắc tới Hải Phòng, hẳn du khách sẽ nghĩ ngay tới những món ăn trứ danh như bánh mì cay, bánh đa cua, bún cá cay, ốc Hải Phòng,... Gần đây, khi giới trẻ rộ lên phong trào đi "food tour Hải Phòng", nhiều món ngon khác ở thành phố cảng bắt đầu được "khai phá", một trong số đó là món bánh đúc tàu. Với những người khác, món ăn này chỉ mới nổi vài năm gần đây, nhưng với người dân Hải Phòng đây lại là một món ăn vặt vô cùng quen thuộc.
Muốn ăn bánh đúc tàu ở Hải Phòng thì cũng phải đến đúng địa chỉ. Ở đây chỉ có khoảng 2 - 3 nơi bán bánh đúc tàu, nhưng điểm nổi tiếng và đông người đến ăn nhất vẫn là quán bánh đúc ở ngã tư Cát Dài - Cát Cụt. Quán bánh đúc tàu này bán ngay trên vỉa hè, chỉ cần đi đến đoạn ngã tư này, chẳng cần nhớ địa chỉ chính xác, cứ thấy chỗ nào đông đúc thì ghé vào thì đó chính là quán bánh đúc nổi tiếng.
Để thu hút được đông khách như ngày hôm nay thì quán cũng đã trải qua hơn 30 năm hoạt động. Bánh đúc tàu thực chất là món bánh đúc làm theo kiểu "Tàu". Theo chủ quán, một người bà của cô lấy chồng là người gốc Hoa, sau đó đã học được công thức làm món bánh này và mang về Hải Phòng bán. Cứ thế, nghề làm bánh đúc tàu tiếp tục được truyền lại cho con cháu trong gia đình đến tận bây giờ.
Trên một chiếc khay lớn là bánh đúc nóng hổi. Người bán cắt bánh đúc thoăn thoắt vào bát, thêm nhân và chan nước mắm vào. Một bát bánh đúc tàu gồm có bánh đúc cắt nhỏ, thịt và tôm rán kỹ, đu đủ xắt hạt lựu, mộc nhĩ thái sợi, sau đó chan nước mắm giấm ớt. Tuỳ khẩu vị, khách có thể cho nhiều, ít hoặc không cho ớt, bởi vậy mà bánh đúc ở đây được chia làm ba loại là không cay, cay ít và cay nhiều. Khi gọi món bạn nhớ lưu ý độ cay cho người bán.
Từng thành phần trong bát bánh đúc tàu ở đây đều rất vừa vặn và ngon miệng. Bánh đúc được cắt miếng vừa ăn thì mềm mịn nhưng giữ được độ chắc. Thịt để làm nhân phải dùng thịt ba chỉ, vừa có chút nạc, vừa có mỡ, sau đó chiên cùng với tôm. Miếng thịt và tôm đều giòn tan nhưng lại không hề bị khô, không ngấy và rất dễ ăn.
Đặc biệt nhất ở món này chính là phần đu đủ xắt hạt lựu được chế biến rất tài tình. Đu đủ có màu hạt điều vừa đẹp mắt, vừa tạo mùi vị hấp dẫn. Khi ăn món này, nhiều người không nhận ra đây là đu đủ mà lầm tưởng là su hào hoặc củ cải.
Nước mắm được chan vào bánh đúc tàu là loại mắm giấm được pha chế với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hoà quyện. Khi ăn, vị mắm ngấm vào bánh đúc, ăn thêm chút thịt và tôm giòn tan. Đây được coi là thứ kết nối tất cả các nguyên liệu lại, tạo thành một hương vị tổng hòa vô cùng thú vị.
Bánh đúc tàu ngon nhất là khi ăn vẫn còn nóng hổi. Hương thơm của bát bánh đúc tàu bay lên khiến cho thực khách khó có thể kiềm lòng mà đưa ngay vào miệng một miếng. Để rồi xuýt xoa vì độ nóng nhưng vẫn tấm tắc khen ngon.
Món ăn này là món không phải ăn để no, mà là món ăn chơi những khi buồn miệng. Lúc ăn xong một bát vẫn thòm thèm muốn ăn thêm bát nữa.
Quán bánh đúc tàu vỉa hè chỉ có vài cái ghế nhựa nhưng lại thu hút rất đông khách đến ăn. Vừa có cả dân địa phương lẫn du khách từ nơi khác. Bạn có thể chọn ăn tại quán hoặc mua mang về đều được.
Địa chỉ: Ngã tư Cát Dài - Cát Cụt (đoạn vỉa hè 186 Cát Dài), Lê Chân, Hải Phòng.
Thời gian: 7h - 14h.
Giá cả: từ 12.000 đồng/bát.
Khám phá những đặc sản ẩm thực Hải Phòng Không chỉ có cảnh đẹp vùng biển, ẩm thực Hải Phòng còn gây nhớ nhung cho bao thực khách. Đó không phải là những món ăn xa hoa, đặc sản nơi đây mang sự mộc mạc và giản dị. Với nguồn nguyên liệu là thủy hải sản vô cùng phong phú của TP. Hải Phòng và khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi đây...