Cách nào tháo ‘ngòi nổ’ lạm phát 2020?
Theo báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ nguyên nhân phi kinh tế.
“Ngòi nổ” giá thị lợn
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 1/2020 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguyên nhân khiến CPI tăng do nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là giá thịt lợn tăng cao, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tháng sau cao hơn tháng trước. Bình quân quý 1/2020, giá thị lợn tăng 58,8% so với cùng kỳ 2019; góp 2,47% trong mức lạm phát 5,6% của quý I/2020. Giá thịt lợn được ví như “ngòi nổ” lạm phát năm 2020.
Có thời điểm, giá thịt lợn hơi lên tới 90.000 đồng/kg. Trước tình trạng này, Thủ tướng đã nhiều lần yêu cầu các doanh nghiệp tính toán đưa giá lợn hơi xuống dưới 60.000 đồng/kg, tuy nhiên đến nay giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao. Tính riêng trong tháng 3/2020, giá bình quân thịt lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc 82.000 đồng/kg, miền Trung 78.000 đồng/kg và miền Nam ở mức 75.000 đồng/kg.
“Việc hạ nhiệt giá thịt lợn sẽ góp phần kiểm soát tốt chỉ số giá tiêu dùng CPI. Bên cạnh đó, giải pháp tái đàn rất quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và đặc biệt là kiểm soát lạm phát”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê cho biết.
Ông Lê Trung Hiếu, Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (Tổng cục Thống kê) thông tin, trong những tháng tới, vẫn sẽ diễn ra sự chênh lệch cung cầu và khả năng sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tấn thịt lợn. Trong quý 2 và quý 3 sẽ còn thiếu khoảng 30.000 tấn.
“Việc hạ nhiệt thịt lợn sẽ góp phần kiểm soát tốt CPI. Bên cạnh đó, giải pháp tái đàn cũng rất quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và đặc biệt là việc kiểm soát lạm phát”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
“Nếu chúng ta không nhập khẩu đủ thịt lợn để bù đắp phần thiếu hụt trong nước sẽ ảnh hưởng tới giá thị trường. Do đó, việc nhập khẩu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, theo phân tích của chúng tôi, giá thịt lợn hơi có thể bắt đầu giảm xuống từ cuối tháng 6/2020 và tới hết quý 3/2020 mới có thể về mức 60.000 đồng/kg”, ông Hiếu dự báo.
Bộ NN&PTNT liên tục khuyến nghị doanh nghiệp chăn nuôi giảm giá lợn hơi bình quân từ 75.000 đồng/kg xuống 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4/2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Lộ trình đến cuối quý II, đầu quý III/2020 sẽ đưa xuống mức 65.000 đồng/kg, rồi 60.000 đồng/kg.
Trong các cuộc họp với cơ quan chức năng, một số doanh nghiệp lớn như: CP Việt Nam, Dabaco, Masan, Green Feed, Mavin… đã tuân thủ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng và Bộ NN&PTNT một cách nghiêm túc, bán giá lợn xuất chuồng chỉ ở 72.000 đồng đến 75.000 đồng/kg lợn hơi. Vẫn còn, một số doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện việc giảm giá.
Tuy nhiên, ngày 3/4, khảo sát của Tiền Phong, sau ba ngày thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, giá bán thịt lợn tại các chợ truyền thống ở Hà Nội, không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng nhẹ. từ 145.000 đến 175.000 đồng/kg, tùy từng loại.
Ổn định vĩ mô quan trọng hàng đầu
Lạm phát từng nhiều lần ‘bùng nổ” với mức tăng trên 2 con số. Điển hình như lạm phát năm 2008 tăng 23%; gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP. Lạm phát năm 2011 ở mức 18,58%, do giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh. Nguyên nhân là những năm đó (2008 – 2010) tín dụng được “bơm” mạnh vào nền kinh tế (năm 2009 tín dụng tăng 37,7%). Sau này, Chính phủ luôn kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng, giảm áp lực cung tiền vào hệ thống.
Còn trong lần tiềm ẩn “bom” lạm phát này, nguyên nhân chính đến từ giá hàng hóa. Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) chỉ ra: Lạm phát cuối năm 2020 sẽ chịu tác động của nhiều nhóm yếu tố. Nhóm yếu tố điều hành đã đặt ra từ đầu năm như tăng lương cơ sở từ ngày 1/7; tăng học phí, viện phí theo lộ trình. Nhóm yếu tố thị trường, giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh.
Theo báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ nguyên nhân phi kinh tế. Trong bối cảnh này, các chính sách điều hành vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng tới “sức đề kháng” của nền kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh. Đặc biệt, chính sách vĩ mô sẽ quyết định nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh chóng hay không một khi bệnh dịch được kiểm soát.
“Bất kể bệnh dịch kéo dài bao lâu, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phá sản, Việt Nam cần đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cần giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định, đầu tư công được thực hiện đúng mục đích và giám sát tốt, môi trường đầu tư được cải thiện, thì sau bệnh dịch, nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu để xảy ra lạm phát, mất ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ mất nhiều năm tiếp theo để giải quyết các vấn đề không phải bệnh dịch, lúc đó nền kinh tế sẽ đình trệ…”, báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định.
Quỳnh Nga
Khách hủy tour hàng loạt vì Covid-19, doanh thu du lịch lữ hành TP.HCM quý 1/2020 giảm tới 40%
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, quý 1/2020, doanh thu du lịch lữ hành của thành phố ước tính đạt 4.505 tỷ đồng, giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tại TP.HCM ước tính đạt 94.619 tỷ đồng, giảm 9,9% so với tháng trước và giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 64.574 tỷ đồng, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.943 tỷ đồng, so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước có mức giảm tương ứng là giảm 59% và giảm 68,4%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 554 tỷ đồng, tỷ lệ này lần lượt là giảm 64% và giảm 77,4%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 26.549 tỷ đồng, giảm 14% và giảm 20,7%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1 năm 2020 ước tính đạt 316.909 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Phân theo loại hình kinh tế và ngành kinh tế của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý 1 năm 2020 như sau:
Chia theo loại hình kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước ước tính đạt 19.212 tỷ đồng, chiếm 6,1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, giảm 0,6%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 244.785 tỷ đồng, chiếm 77,2%, giảm 1,1%; khu vực kinh tế có vốn nước ngoài với tổng giá trị đạt 52.912 tỷ đồng, chiếm 16,7%, giảm 4,6%.
Chia theo ngành kinh tế:
Thương nghiệp ước tính đạt 201.623 tỷ đồng, chiếm 63,6% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Các trung tâm thương mại, siêu thị tung ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút người tiêu dùng đến mua sắm, tuy nhiên do ảnh hưởng vì tâm lý sợ dịch bệnh nên người dân hạn chế đi lại. Trong đó, lương thực, thực phẩm chiếm 17,6% trong doanh thu bán lẻ, tăng 13%; may mặc chiếm 6,5%, tăng 6,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình chiếm 19%, tăng 7,6%; xăng dầu chiếm 8,2%, tăng 4,6%.
Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 19.793 tỷ đồng, chiếm 6,2% tổng mức và giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp ngành lưu trú đã triển khai các nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền cho khách lưu trú về việc chủ động phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số khách sạn trên địa bàn đã tạm ngưng nhận khách lưu trú từ ngày 16/3 đến ngày 5/4 nhằm hưởng ứng chương trình phòng chống dịch Covid 19 từ Bộ Y tế Việt Nam, đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng. Trong khi đó, hoạt động ăn uống chịu ảnh hưởng kép từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt trong giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 và từ dịch bệnh Covid, tiệc cưới, hội nghị được nhiều khách dời về cuối năm nhằm hạn chế tụ tập đông đúc. Các quyết định về tạm dừng hoạt động vui chơi, giải trí, nhà hàng và quán bar được triển khai quyết liệt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế lây lan dịch bệnh.
Du lịch lữ hành ước tính đạt 4.505 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng mức và giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch là một trong những ngành chịu tổn thất nặng nề từ dịch bệnh do tình hình dịch bệnh đã lan rộng trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khách du lịch hủy tour hàng loạt do tâm lý lo sợ dịch bệnh, Chính phủ các nước trên thế giới đã kêu gọi người dân hạn chế đi lại và đóng cửa các địa điểm du lịch. Ngoài ra, từ sau khi có ca nhiễm là nhân viên hướng dẫn du lịch thì các đơn vị lữ hành cũng đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra sức khỏe cho khách du lịch và hạn chế nhận tour.
Dịch vụ khác ước tính đạt 90.989 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng mức và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 63,4% trong tổng số, giảm 9,7%; giáo dục chiếm 4,7%, giảm 25,4%; nghệ thuật vui chơi giải trí chiếm 6,9%, giảm 15,4%; y tế chiếm 4,7%, tăng 0,9%...
Hoàng An
CPI bật tăng cao, cảnh giác trước áp lực lạm phát Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 tăng tới 0,96% so với tháng trước, sau khi đã tăng 0,59% trong tháng 10, đang gây áp lực lên lạm phát và đây là điều cần chú ý. CPI tháng 11/2019 là mức tăng cao nhất của các tháng 11 trong vòng 9 năm trở lại đây. Trước hết, phải khẳng định, mức...