Cách nào hạn chế viêm mũi dị ứng?
Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng (VMDƯ) lại là căn bệnh không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn kéo theo nhiều biến chứng phức tạp như viêm họng, viêm tai giữa, polyp mũi và viêm xoang mạn tính.
Thế nào là viêm mũi dị ứng?
VMDƯ là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng khiến lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm quá mức, dễ bị kích ứng bởi các chất dễ gây dị ứng như khói bụi, lông vũ, nấm mốc, phấn hoa, mùi khó chịu, không khí lạnh…Tuy nhiên, khác với các bệnh viêm mũi khác, triệu chứng tái diễn của VMDƯ thường không có quy luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây di ứng) thì bệnh sẽ dễ dàng xuất hiện.
Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng không phải do vi khuẩn hay viêm nhiễm như bệnh viêm xoang, mà nó chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Khi bị VMDƯ, người bệnh thường có các biểu hiện điển hình như nghẹt mũi, chảy mũi, nhức đầu, hắt hơi đi kèm chảy nước mắt hoặc ngứa mắt, hắt hơi liên tục vào buổi sáng sớm và kéo dài trên 10 ngày. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi xảy ra thường xuyên ở một bên mũi, chảy máu, ù tai, đau đầu, mất khứu giác, sưng mặt…
Các biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Việc ứ đọng dịch tiết do VMDƯ nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển sẽ tạo thành các ổ viêm, dẫn tới bệnh viêm xoang nhiễm trùng hoặc viêm xoang do tắc các lỗ thông xoang.
Khi bị ngạt mũi vì VMDƯ, người bệnh không thể thở qua đường mũi nên phải thở bằng miệng. Do đó, các bụi bẩn, vi khuẩn, khí lạnh….từ không khí sẽ đi thẳng vào cổ họng. Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm họng – thanh quản.
Đặc biệt, viêm nhiễm ở miên mạc mũi và xoang mũi sẽ gây mở vòi nhĩ, vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, gây tắc vòi nhĩ và hình thành viêm tai giữa.
Ngoài ra, ngạt mũi sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Trạng thái ngáy và ngưng thở khi ngủ do bị ngạt mũi sẽ làm chất lượng giấc ngủ kém, gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ.
Video đang HOT
Những mẹo nhỏ giúp hạn chế viêm mũi dị ứng
VMDƯ là một bệnh khó trị dứt điểm, dễ tái phát, vì vậy các chuyên gia Y dược học cổ truyền khuyên rằng:
- Cần tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách luôn giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn màn, áo gối…. Tránh sử dụng bếp than tổ ong, nuôi súc vật trong nhà để hạn chế VMDƯ.
- Khi tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, khói thuốc lá, hóa chất… phải đeo khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động; cần nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, châm cứu, tập thể dục thường xuyên…
- Ưu tiên sử dụng thảo dược như Tân di, Bạch chỉ, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Xuyên khung, Thăng ma và Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch.
Có thể kết hợp thảo dược dạng uống với dạng xịt để giúp các mạch máu co lại, làm thông thoáng đường mũi xoang, tăng đào thải dịch mủ, thuốc xịt mũi chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi…
Việc kết hợp cùng lúc 2 phương pháp “trong uống, ngoài thoa” sẽ là phác đồ điều trị hiệu quả nhất dành cho tất cả các bệnh nhân bị viêm xoang và VMDƯ.
Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược có thành phần từ bài thuốc cổ phương Tân Di Tán danh tiếng, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.
Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tư vấn: 043.995.3901 – Website: www.thongxoangtan.vn Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.
Theo Dân trí
Bệnh tiềm ẩn từ thú nhồi bông
Hiện nay, những con thú bông xinh xắn, phổ biến lại ẩn chứa trong ruột đủ các loại phế phẩm, vì vậy thú nhồi bông gây nhiều nguy hại cho người sử dụng.
Ruột thú bông được nhồi đủ thứ phế phẩm
Ông Năm, người bán thú bông dạo trước cổng Khu công nghiệp Tân Tạo (Q. Bình Tân), cầm con cá heo dài nửa mét bọc vải nỉ giới thiệu: "Hàng này công nhân, người bình dân rất chuộng, mua về ôm ngủ, gối đầu xài vài năm chưa hư hỏng".
Bà Út người nhét ruột thu bông nhanh tay nhồi một con gấu bông nhỏ hỗn hợp gồm sợi vải, mạt vải vụn lẫn nhiều cát bụi trộn với những mảnh đế dép xốp. "nguyên liệu" làm ruột cho thú bông có giá 2.000 đồng/kg. "Loại xốp nhựa này sẽ làm thú bông nhẹ đi nhiều, người cầm có cảm giác nhẹ và sờ êm tay hơn" - bà Út giải thích.
Trong phòng của bà Út chứa đủ phế phẩm: sợi vải (cào ra từ vải nỉ), vải xô các loại. Trong các bao tải vải nỉ, phần lớn là những tấm vải vụn mốc meo và bốc mùi. "Xài hàng này mới kiếm lời được chút đỉnh" - bà Út nói. Bên trong là gian nhà kho chất cả ngàn con thú bông.
Không chỉ phế phẩm may mặc và xốp nhựa, nhiều cơ sở còn nhồi "tả pí lù" cho thú bông. Cũng trong sáng 5/8, cơ sở của bà Thi nằm trong hẻm nhỏ đường liên khu 5-6 (P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân) nhộn nhịp xe máy chở thú bông đi bán.
Thú bông gây nhiều nguy hại cho người sử dụng.
Thú nhồi bông tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại
Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP.HCM) về thông tin thú bông nhồi phế liệu, phế thải. Ông Đức cho biết: "Trong những "nguyên liệu" này có chứa các thành phần độc hại tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
Đã có nhiều trường hợp trẻ em chơi thú bông bị viêm đường hô hấp, hen suyễn. Các cơ quan hữu quan cần quan tâm đúng mức, đừng để những sự vụ xảy ra nghiêm trọng mới tìm cách khắc phục". Đồng quan điểm trên, GS.TS Lê Huy Bá - viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho rằng việc sử dụng phế liệu phải dựa trên nguyên tắc không gây độc hại đối với con người và môi trường."Các loại mút, xốp đã qua sử dụng dễ bị thay đổi trong điều kiện môi trường. Đặc biệt, dùng các chất nhựa (PVC), phẩm màu công nghiệp, sơn (có thể lẫn các tạp chất, kim loại nặng)... để nhồi thú bông là rất nguy hiểm.
Thú bông được nhồi bằng những phê phẩm.
Nguyễn Thị Huyền (ĐH Quốc Gia Hà Nội) có thói quen ôm thú nhồi bông khi đi ngủ. Lúc đầu không có hiện tượng gì, nhưng khoảng 1 tuần sau, Huyền có cảm giác ngứa mũi, hắt hơi,... mỗi khi ôm thú nhồi bông. Huyền cho biết: "Mình thấy có hiện tượng như vậy thì không ôm gấu bông đi ngủ nữa. Nhưng mà mình cũng không nghĩ là do gấu bông có vấn đề đâu".
Theo TS Chu Thị Hạnh (Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai), trong ruột của những con thú nhồi bông vỉa hè là những loại bông, xốp, đệm cũ, vải vụn,... chưa được xử lý hóa chất công nghiệp. Chúng hầu hết là hàng tồn kho, hàng gia công đã để lâu hoặc chưa qua kiểm định chất lượng. Chưa kể đến việc bày bán tràn lan ở các vỉa hè như thế này sẽ là nguy cơ gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe người tiêu dùng.
TS Chu Thị Hạnh cho biết: "Thú nhồi bông không đảm bảo chất lượng sẽ gây nên các bệnh đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản cấp, hen, viêm mũi dị ứng,... nhất là ở những người có cơ địa dị ứng và những người có tiền sử các bệnh đường hô hấp".
Bên cạnh đó, thú nhồi bông vỉa hè là một trong những đồ chơi nhạy cảm với da và tiềm ẩn nguy cơ gây nên các bệnh về da như: mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc,... Vì thế, chúng ta nên lưu ý khi chọn mua và sử dụng.
Theo VietQ
Viêm mũi dị ứng ở trẻ lúc giao mùa Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt từ mùa đông sang mùa xuân, lúc này thời tiết ẩm ướt khiến nấm mốc phát triển và phát tán các bào tử nấm vào không khí. Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở và phát tán vào không khí lượng phấn hoa nhiều vô kể. Bào tử nấm và phấn hoa chính là các...