Cách nào giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích?
Tôi bị hội chứng ruột kích thích (HCRKT), thường xuyên đầy bụng, đau bụng, đi ngoài. Có cách nào để bệnh đỡ dần không, thưa bác sĩ?
Trần Hà (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Mặc dù là bệnh lành tính, không gây tử vong nhưng để điều trị dứt HCRKT không phải dễ. Việc điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng giúp cho người bệnh đỡ khó chịu.
Đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn thích hợp cho bệnh nhân. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no. Không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít…).
Tránh các đồ uống nhiều đường và có ga, những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa…).
Video đang HOT
Hạn chế sử dụng những thức ăn dễ kích thích như bia rượu, cà phê, thức ăn cay chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men.
Người mắc HCRKT cần có chế độ làm việc điều độ, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, tránh tình trạng căng thẳng, tăng cường hoạt động thể chất, tạo một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, tập khí công, yoga cùng với các phương pháp thư giãn… cũng góp phần đáng kể vào việc làm giảm các triệu chứng của HCRKT.
Trong đợt tiến triển của bệnh thì nên dùng thuốc. Việc dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu cần do bác sĩ khám và chỉ định cụ thể. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn dùng thuốc.
Những vấn đề sức khỏe mà bạn có thể nhận biết qua việc "xì hơi"
Xì hơi 20 lần/ngày là chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng nếu tần suất xì hơi của bạn cao hơn nữa, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.
Bạn ăn nhiều chất xơ: Các loại rau xanh như bắp cải, bông cải xanh, cải Brussels, hay các loại đậu đều rất tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng chất xơ cao, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Tác dụng phụ của những loại rau xanh này là khiến bạn không ngừng "thả bom", vì chúng giàu một loại carb có tên là raffinose
Bạn ăn quá nhanh: Khi nhai nuốt thức ăn, bạn nuốt vào cả một phần không khí. Ăn càng nhanh, lượng không khí bạn nuốt vào càng nhiều. Cơ thể thường thải bớt lượng khí này bằng cách ợ hơi, nhưng nếu như vậy vẫn chưa đủ, lượng khí còn lại có thể thâm nhập vào đường tiêu hóa và thoát ra từ "cửa sau".
Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột: Một số loại dược phẩm, vi khuẩn, một số loại bệnh (như tiểu đường hay bệnh về thần kinh cơ), hoặc biến chứng sau phẫu thuật có thể khiến vi khuẩn ở ruột non phát triển quá mức, sản sinh ra một lượng lớn khí ga.
Bạn mắc hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến ruột già. Các nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột trở nên mạnh mẽ hơn, hoặc kéo dài hơn khi mắc IBS, từ đó dẫn đến tình trạng đầy hơi và tiêu chảy.
Bạn mắc chứng không dung nạp lactose: Trong sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa lactose. Khi vào cơ thể, lactose sẽ được enzyme lactase ở ruột non phân rã thành các dạng đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ. Nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose, tức có lượng enzyme lactase trong cơ thể thấp, lactose sẽ đi thẳng xuống ruột già mà chưa được tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi.
Bạn nhạy cảm với gluten: Nếu bạn mắc bệnh không dung nạp gluten, một lượng nhỏ gluten nạp vào cơ thể thôi cũng đã đủ để kích thích phản xạ miễn dịch ở ruột non. Phản ứng này gây suy yếu thành ruột, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất, đồng thời gây đầy hơi, tiêu chảy, thậm chí là sụt cân và thiếu dưỡng chất.
Bạn ăn quá nhiều đường: Nếu bạn là một người hảo ngọt, mà cơ thể bạn lại không thể dung nạp một số loại chất tạo ngọt chứa cồn như sorbitol, mannitol và xylitol, bạn có thể gặp phải tình trạng đầy hơi, xì hơi và tiêu chảy.
Cơ vòng hậu môn thắt chặt: Độ thắt chặt của cơ vòng hậu môn và tốc độ khí thoát ra khỏi cơ vòng hậu môn quyết định đến lượng khí và âm thanh mà bạn phát ra khi xì hơi. Và nếu "bom" mà bạn thả có mùi như trứng ung, có thể đó là do bạn đã ăn thực phẩm giàu lưu huỳnh./.
Lối sống khoa học giúp các quý ông bảo vệ thận Hiện nay, do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, các đấng mày râu thường mắc phải nhiều vấn đề về thận. Khi thận hoạt động không tốt sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề của cơ thể như suy nhược toàn thân, thiếu sinh lực, suy giảm chức năng tình dục, làm ảnh hưởng đến chuyện sinh hoạt...