Cách nào giảm rủi ro xuất khẩu tiểu ngạch?
Tình trạng ùn ứ hàng xuất khẩu tại cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Bên cạnh việc Trung Quốc siết thông quan vì COVID-19, thì tình trạng sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch) tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm tới 80 – 90%) tại các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là hàng nông sản và thủy sản. Ảnh: TTXVN.
“Tiến không được, về không thông”
Đại diện một số doanh nghiệp có lô hàng đang chờ xuất khẩu ở cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn than thở: “Tiến không được, về không thông. Trong vòng 10 ngày nữa, tình hình thông quan không cải thiện, hàng nông sản sẽ hỏng hàng loạt”. Hiện tỉnh Quảng Ninh chỉ còn cửa khẩu Hoành Mô thông quan hàng hóa sang Quảng Tây, Trung Quốc được từ 10 đến 20 xe/ngày. Tại Lạng Sơn, tình hình thông quan chỉ diễn ra ở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Chi Ma, nhưng số xe thông quan được rất ít. Nếu như ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, các cửa khẩu đóng toàn bộ, thì cửa khẩu Tà Lùng tại Cao Bằng, lượng xe thông quan rất hiếm hoi.
Tại tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày 27/12, lượng hàng chờ làm thủ tục xuất khẩu trên địa bàn là 1.575 container, tập trung chủ yếu tại thành phố Móng Cái với 1.565 container. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu có phần do những điểm yếu cố hữu: Sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường, xuất khẩu chủ yếu qua tiểu ngạch, không xuất khẩu chính ngạch.
“Tình trạng ùn ứ nông sản Việt Nam ở các cửa khẩu Trung Quốc đã xảy ra nhiều lần do nhiều lý do nhưng lần này có lẽ khó khăn nhất”, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết. Theo ông Lê Minh Hoan, Trung Quốc hiện vẫn là nước nhập khẩu nông sản Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất. Những quy định mới của Trung Quốc về kiểm định hàng hóa thông quan, nhất là trong điều kiện dịch bệnh, Xe chở hàng nông sản, thủy sản chờ thông quan tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). ngày càng chặt chẽ khiến thời gian kéo dài, trong khi Việt Nam còn bị động vì thiếu hạ tầng hỗ trợ.
Xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro
Video đang HOT
Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đạt 1,69 tỷ USD, tăng 18,3% so với 11 tháng năm 2020. Tuy nhiên, tình hình thông quan giữa 2 bên từ tháng 12/2021 đến nay gặp vô vàn khó khăn.
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch qua địa bàn tỉnh rất thấp; kim ngạch xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 3% nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, mỗi người là 8.000 NDT/ngày (khoảng 28,7 triệu đồng) nên các doanh nghiệp phía Việt Nam và Trung Quốc không mặn mà nhập khẩu chính ngạch. Thay vào đó họ nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, phía Trung Quốc sẽ gom các lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ”, ông Vy Công Tường cho biết. Việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, thì tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch, hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra.
Đa dạng hoá thị trường tiêu thụ
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Trong Đề án Bộ NN&PTNT đang dự thảo, xuất khẩu nông sản sẽ được đa dạng hóa thị trường dựa trên lợi thế từ các hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA)…
Riêng với thị trường Trung Quốc, Việt Nam cũng sẽ có đề án riêng, trong đó tiếp tục đàm phán mở rộng cho các loại nông sản xuất khẩu chính ngạch; đầu tư hạ tầng logistics ở các cửa khẩu như: kho trữ lạnh, chế biến, đóng gói, bao bì nhãn hiệu. “Thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cũng phải được chú trọng.
Bộ NN&PTNT đã vận động thành lập các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội những doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội những hệ thống phân phối trong nước. Tất cả sẽ được kích hoạt vừa tổ chức thị trường trong nước tốt hơn, từ chuẩn hóa mã số vùng trồng, vùng nuôi, quảng bá, xúc tiến thương mại, hạ tầng logistics… Ngoài ra, sẽ kiến nghị ban hành cơ chế khuyến các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, thay vì chỉ xuất khẩu nông sản thô, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, vừa hạn chế rủi ro khi đứt gãy chuỗi cung ứng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trên nền tảng Internet và mạng viễn thông để thúc đẩy xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
trong nước và sang các thị trường tiềm năng khác.
Để phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu
Phi (Bộ Công Thương) cho biết: Các địa phương cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, nhất là việc truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.
Ngoài ra, việc tăng cường xuất khẩu, vận chuyển sang Trung Quốc bằng đường biển rất hiệu quả, tránh được rất nhiều rủi ro. Các chuyên gia thương mại cũng cho rằng: Bộ NN&PTNT cần tích cực đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng thêm số lượng trái cây được chính thức xuất khẩu vào Trung Quốc cũng như các thị trường khác; đẩy nhanh đàm phán các nghị định thư cần thiết với Trung Quốc để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải qua kiểm tra khi xuất khẩu vào thị trường này.
Việt Nam - Trung Quốc trao đổi việc hàng hóa tê liệt ở cửa khẩu biên giới
Vấn đề ùn tắc hàng hóa đã và đang gây ra những thiệt hại to lớn cho người dân và doanh nghiệp mỗi nước, ảnh hưởng đến hợp tác thương mại song phương và chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất khu vực.
Nội dung trên được nêu ra trong cuộc điện đàm vừa diễn ra giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Giang Hạo, trao đổi về phương hướng, biện pháp thúc đẩy lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu biên giới hai nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (Ảnh: BNG).
Trước tình hình ách tắc hàng hóa gia tăng nghiêm trọng tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí cho rằng vấn đề ùn tắc hàng hóa đã và đang gây ra những thiệt hại to lớn cho người dân và doanh nghiệp mỗi nước, ảnh hưởng đến hợp tác thương mại song phương và chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất khu vực.
Hai bên cũng thẳng thắn chia sẻ về những khó khăn trong việc thực hiện đồng thời mục tiêu phòng chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế - thương mại; khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sớm khôi phục hoạt động thương mại biên giới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương hai bên, cũng như góp phần duy trì ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực, đặc biệt là bảo đảm lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Với tinh thần hợp tác, cùng khắc phục khó khăn, hai bên nhất trí duy trì trao đổi chặt chẽ, tích cực thúc đẩy các bộ ngành, địa phương hai nước phối hợp khẩn trương tìm kiếm giải pháp sớm tháo gỡ vấn đề ách tắc hàng hóa hiện nay; đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Được biết, tại cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, có hơn 6.300 container xuất khẩu sang Trung Quốc và hơn 3.000 xe đang chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Mặt hàng tồn chủ yếu tại các cửa khẩu là hàng nông sản và thủy sản (chiếm tới 80-90%). Tình hình này diễn ra do phía Trung Quốc tiếp tục kiên trì chính sách "Zero Covid", quản lý nghiêm ngặt đối với người và hàng hóa nhập cảnh.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn tăng cường phối hợp đảm bảo trật tự ATGT tại các cửa khẩu xảy ra ùn tắc nông sản trên địa bàn tỉnh này.
Xe chở hàng hóa bị ách tắc ở cửa khẩu Việt - Trung tại Lạng Sơn (Ảnh: Nam Trần/PNM).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao chủ động, tăng cường phối hợp với Sở GTVT Lạng Sơn chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông và các cơ quan liên quan thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự ATGT tại các khu vực cửa khẩu, điểm thông quan hàng hóa trên và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Lạng Sơn chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng để kịp thời tổ chức hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến phương tiện từ xa, bảo đảm an toàn giao thông và không gây ùn tắc giao thông khi phương tiện thông qua các cửa khẩu, tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công thương cũng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc về việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, tăng cường khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn thường xuyên cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Trong đó, đặc biệt lưu ý lịch nghỉ Tết Nguyên đán của phía Trung Quốc để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác; trao đổi với bạn hàng Trung Quốc để giao hàng qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác nhằm giảm ùn ứ tại Lạng Sơn, hoặc chuyển sang sử dụng phương thức vận tải khác.
Hai con số giật mình: Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết Việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nên tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt. Hai con số 'giật mình' Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục...