Cách nào để nhận biết người đã từng phá thai?
Cơ thể mỗi người phụ nữ có thể có những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nên không thể dựa vào những khác biệt đó để kết luận cô ấy đã từng phá thai hay chưa.
Tôi chuẩn bị kết hôn. Người yêu tôi cũng thú nhận không còn trinh khi đến với tôi. Tôi không quan trọng điều này lắm, miễn sao sau này cô ấy sống thật lòng yêu thương tôi và chung thủy là được. Nhưng mới đây, theo nhiều nguồn tin từ bạn bè thì tôi được biết cô ấy đã từng phá thai nhiều lần (ít nhất là 3 lần). Tôi để ý thì thấy “ vùng kín” và ngực cô ấy không được hồng hào. Điều này có phải do cô ấy phá thai nhiều lần nên mới như vậy không?
Vì không có căn cứ nên tôi cũng không thể quy kết là có đúng cô ấy đã từng phá thai hay không. Tôi cũng không hỏi trực tiếp vì sợ làm tổn thương đến lòng tự trọng của cô ấy. Nhưng nếu không biết chính xác thì tôi cảm thấy như bị lừa.
Bác sĩ cho tôi hỏi: Có cách nào để biết được 1 người đã phá thai lần nào hay chưa, có thể hỏi ở đâu hoặc tìm hiểu thế nào? Hoặc một người đã từng phá thai nhiều lần thì liệu có biểu hiện khác biệt nào không? Tôi xin cảm ơn!
Qua tâm sự của bạn có thể thấy việc xác định bạn gái bạn đã từng phá thai hay chưa là điều khá quan trọng và có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai người. Dù sao đi nữa, chúng tôi cũng khuyên bạn nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định tìm hiểu sự việc hoặc đi đến lựa chọn cuối cùng của mình.
Thực tế, việc nạo hút thai chỉ nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ vì nó không phải là thủ thuật đơn giản và vô hại với sức khỏe người phụ nữ. Nếu không được thực hiện theo đúng quy định an toàn y tế thì những biến chứng rất có thể xảy ra, bao gồm: thủng tử cung, cắt một bên hoặc cả hai bên buồng trứng, viêm nhiễm “vùng kín”, tắc vòi trứng , vô sinh…
Tuy nhiên, để biết một người đã từng nạo phá thai hay chưa là điều không dễ dàng chút nào trừ khi chính người đó nói ra hoặc có những bất thường trong cơ quan sinh sản và được bác sĩ phát hiện ra khi đi khám.
Đầu ngực hay “vùng kín” sẫm màu không phải là cơ sở để bạn kết luận cô ấy đã phá thai hay chưa. Rất nhiều người cũng đã từng cho rằng những chị em đã từng quan hệ tình dục thì sẽ có “vùng kín” hay đầu ngực không được hồng hào. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Màu sắc ở những khu vực này là do yếu tố gen quyết định. Nó cũng tương đồng với màu da của người phụ nữ. Hoặc trong một số trường hợp, các vùng này không có màu hồng hào là do bị chèn ép quá mức (mặc quần áo chip quá chật).
Video đang HOT
Cơ thể mỗi người có thể có những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nên không thể dựa vào những khác biệt đó để kết luận cho bất kì điều gì. Nếu không có cơ sở chắc chắn thì đừng vội kết luận cô ấy đã từng phá thai hay chưa.
Ngoài ra, đúng là danh sách những người nạo phá thai vẫn được các bệnh viện lưu trữ nhưng là để phục vụ cho công tác thống kê, điều tra hoặc các mục đích nghiên cứu khác. Và các thông tin này sẽ không được công khai để đảm bảo “an toàn” cho bệnh nhân.
Rất mong bạn sẽ có những quyết định phù hợp, tốt nhất cho cả hai bạn!
Theo VNE
Bắt bệnh khi vùng kín đau 'bất thường'
Vị trí đau ở vùng kín báo hiệu các bệnh phụ khoa khác nhau.
Đau buốt khi đi vệ sinh
Nếu bạn thấy đau buốt vùng kín khi đi tiểu tiện, rất có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh sau: Viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và viêm bàng quang. Biểu hiện cụ thể từng bệnh như sau:
Nếu bạn thấy đau buốt vùng kín khi đi tiểu tiện, rất có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh phụ khoa
- Viêm đường tiết niệu: Bệnh khiến cho nữ giới thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu. Bên cạnh đó là cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm. Đôi khi bạn cũng có thể thấy đau ở bụng dưới và lưng. Viêm đường tiết niệu chủ yếu gặp ở nữ giới nhiều hơn.
- Viêm bàng quang: Tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau buốt vùng kín khi đi tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh rất thường gặp và nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt cần chú ý, nếu bạn bị stress, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
- Viêm âm đạo: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, đôi khi có mủ và có mùi khó chịu. Việc vệ sinh 'vùng kín' trước và sau khi quan hệ không đúng cách để lưu lại xà phòng hay các chất rửa phụ khoa ở 'cô bé' cũng là một nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang.
Đau ở bề mặt ngoài vùng kín
Nếu cơn đau ở bề mặt vùng kín, viêm và mụn mủ trên bề mặt ngoài của bộ phận sinh dục giống như những vết loét lạnh thì nhiều khả năng đó là do nhiễm herpes sinh dục gây ra. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ thì cứ 6 người Mỹ lại có 1 người mắc bệnh này.
Herpes sinh dục không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát
Bệnh có biểu hiện là những cơn đau thường kèm theo vết loét có thể mọc ở vùng âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, mông, hậu môn hoặc cổ tử cung. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đi khám phụ khoa ngay lập tức. Herpes sinh dục không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra. Trong số các loại thuốc này có thể tìm thấy là: Acyclovir, valacyclovir và famciclovir.
Đau ở bề mặt ngoài, vị trí tiếp giáp với quần chíp
Khi bị vùng kín bị đau xót ở vị trí này mà không có bất kỳ biểu hiện gì khác, rất có thể bạn đã mắc một trong số các vấn đề sau đây: Dùng băng vệ sinh không đúng cách, môi trường nước nhiễm bẩn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần quá chật hoặc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày liên tục. Nếu bạn có một trong các vấn đề trên, hãy điều chỉnh lại để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, không bị tổn thương vì chà xát mạnh hay dị ứng với những chất hóa học có trong băng vệ sinh.
Nếu bạn bị đau bên trong vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men
Đau ở bên trong vùng kín
Nếu bạn bị đau bên trong vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men, một loại bệnh nhiễm trùng khá phổ biến mà nhiều bạn gái không biết là mình đang bị. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng nấm men bao gồm: Ngứa âm đạo, nóng râm ran trong âm đạo, dịch âm đạo có màu trắng hoặc trắng trong, đặc quánh, nặng mùi, đau khi đi tiểu.
Nấm men gây ra nhiễm trùng nấm men được gọi là Candida albicans. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng Candida khác nhau, và có thể bao gồm tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị nhiễm nấm men. Candida là một phần tự nhiên của cơ thể, một phần của hệ thực vật đường ruột, có tác dụng giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu Candida trong cơ thể của bạn phát triển quá nhiều, nó có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức âm đạo và tiết dịch âm đạo. Vì vậy, khi thấy có các triệu chứng này xuất hiện, chị em nên cảnh giác và đi khám để được điều trị sớm nhất.
Giữ vùng kín luôn khỏe mạnh là điều mà các ban nữ luôn cần phải lưu ý. Đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục, khám phụ khoa định kỳ là việc mà bạn có thể tự thực hiện để bảo vệ cơ thể mình.
Theo TTVN
Dấu hiệu cho thấy vùng kín bị lão hóa Cũng giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, vùng kín cũng bị lão hóa khi phụ nữ bước vào tuổi băm. Cũng giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, vùng kín của chị em cũng phải chịu sự lão hóa. Theo đó, khoảng từ năm 40 tuổi trở đi, vùng kín bắt đầu rơi vào thời kỳ lão hóa....