Cách nào để hết hẳn loét dạ dày?
Muốn bít kín vết loét dạ dày phải đủ dưỡng chất để tái tạo niêm mạc.
Tôi bị bệnh viêm dạ dày đã nhiều năm. Mặc dù đã tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đều đặn nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại. Xin cho biết nguyên nhân và phương pháp chữa dứt bệnh này? Nhiều bạn đọc.
Trả lời:
Bệnh viêm dạ dày trở thành nhiêu khê bởi các lý do sau:
– Đa số bệnh nhân vì gặp thầy thuốc thuộc trường phái “im lặng là vàng” nên không được thông tin đúng mức về những yếu tố trì trệ tiến trình hồi phục của niêm mạc dạ dày. Hậu quả là người bệnh chỉ thụ động uống thuốc.
– Không ít bệnh nhân tuy biết rõ bao tử đang trong cảnh “cá nằm trên thớt” vẫn tiếp tục ăn uống thất thường, lại thêm bia rượu ra vào khiến niêm mạc dạ dày là miếng mồi ngon cho nước chua trong bao tử!
- Bệnh mới thuyên giảm thì tái phát ngay sáng hôm sau vì chất chua tăng suốt đêm do gia chủ vì lý do nào đó nhất định đóng vai chính trong phim “nửa đêm chờ sáng”! Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục vì nhiều bệnh nhân không được cho thuốc kháng toan trước khi ngủ.
Video đang HOT
Rất đông bệnh nhân tuy uống đủ thuốc, đúng thuốc, thậm chí nhiều tháng trời, nhưng vết loét vẫn không lành (ảnh minh họa)
- Rất nhiều người bệnh đinh ninh hễ hết đau là lành bệnh. Khổ một nỗi là triệu chứng đau lại không đồng bộ với tiến độ lành vết loét. Trên thực tế phải nhiều tuần sau khi hết đau thì ổ loét trên niêm mạc dạ dày mới thật sự lành. Nhiều người bệnh vì thế ngưng thuốc quá sớm.
Giải pháp không chỉ là viên thuốc!
Muốn bít kín vết loét cơ thể phải đủ dưỡng chất để tái tạo niêm mạc. Chữa bệnh dạ dày mà thiếu chất kiến tạo thì vết loét dạ dày thường khó lành! Một phác đồ điều trị viêm loét dạ dày thiếu hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng dồi dào chất đạm, đặc biệt là chất đạm gốc thực vật như đậu nành, rong biển, bắp cải… trên thực tế chỉ là toa thuốc chắc chắn phải dùng nhiều lần vì người bệnh sớm muộn cũng phải trở lại tìm thầy. Bằng chứng là rất đông bệnh nhân tuy uống đủ thuốc, đúng thuốc, thậm chí nhiều tháng trời, nhưng vết loét vẫn không lành.
Thêm vào đó, nhiều người bệnh có khuynh hướng uống sữa nhiều lần trong ngày vì uống vào cảm thấy bớt đau. Đúng là sữa giảm cơn đau dạ dày nhưng chỉ trong giai đoạn đầu. Về lâu dài, sữa – do ảnh hưởng trên pH máu và chất điện giải, lại là lý do gây co thắt đường tiêu hóa khiến người bệnh đau nhiều hơn, đau thường hơn.
Người bị loét dạ dày cần chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều chất đạm như: rong biển, bắp cải, đậu nành (nguồn ảnh: internet)
Bệnh không lành vì quên người bệnh!
Nói tóm lược, liệu pháp nào trong bệnh viêm loét dạ dày nếu muốn có tác dụng toàn diện phải tối thiểu hội đủ bốn yếu tố:
- Kháng viêm loét để giảm đau cấp kỳ, nhằm trả lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày để gia tốc tiến trình hồi phục, thu ngắn liệu trình sao cho bệnh nhân sớm trở lại với sinh hoạt thường ngày.
- Ức chế vi khuẩn helicobacter để giảm thiểu xác suất tái phát, đồng thời ngăn ngừa hậu quả biến thể ác tính.
- Thư giãn thần kinh để ổn định tình trạng quân bình trong hệ thần kinh thực vật.
Cho dù có đúng thầy đúng thuốc, niêm mạc dạ dày khó có thể hồi phục nếu thiếu nhân tố quyết định: ý thức của người bệnh! Ngày nào người bệnh chưa nhận thức được mối nguy của căn bệnh, ngày nào thầy thuốc chỉ tập trung vào vết loét mà quên người bệnh như một tổng thể cá biệt, ngày đó nhà điều trị – cho dù có sẵn trong tay cả lố thuốc đời mới vẫn khó lòng trị dứt căn bệnh.
Thử hỏi thuốc nào có thể làm lành vết loét nếu người bệnh tự khoét rộng điểm viêm tấy bằng nỗi lo buồn triền miên, bằng cuộc sống căng thẳng, bằng tham vọng sân si ngày và đêm!
Theo Eva
10 món ăn trị đau bụng mạn tính
Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn.
Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn... Để có thể tham khảo, dưới đây xin giới thiệu một số món ăn cụ thể.
Trị đau bụng do lạnh: Dùng món "Cháo thịt chó, cháo đậu": thịt chó 250g, cháo đậu 20g, gạo lức 100g, muối vừa đủ. Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho cháo đậu và muối, đun sôi một lúc là được. Ngày ăn 2 lần.
Quất hồng bì cho vị thuốc trần bì.
Trị đau bụng, tức ngực, miệng khát:
Dùng món "Cháo gạo nếp đậu xanh, lá sen": đậu xanh 50g, lá sen tươi 2 lá, đường trắng 150g, gạo nếp 100g. Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi, trước khi nhừ đậu cho gạo nếp vo sạch vào nấu cháo loãng. Rửa sạch lá sen, chần qua nước sôi, bỏ 1 lá dưới đáy nồi, đổ cháo nếp đậu xanh lên trên, phía trên đậy 1 lá sen, đậy vung lại, 5 phút sau bỏ lá sen, cho đường vào là được. Ăn trong ngày.
Trị bụng đau do lạnh, hay nôn, chân tay phù: Dùng món "Cháo cá diếc, đậu đỏ": cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.
Trị đau bụng, viêm dạ dày, nôn: Dùng món "Cháo nấm thịt bò": nấm 100g, thịt bò 100g, gạo lức 100g, hành băm 10g, gừng tươi băm nhỏ, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt bò nấu chín, thái mỏng, nấm rửa sạch. Thịt, gạo, nấm cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu cháo. Cháo chín cho gia vị vào một lúc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con.
Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính:
Dùng "Cháo táo đỏ, gạo nếp": táo đỏ 15g, gạo nếp 60g. Táo ngâm 1 giờ, sau cho cùng gạo nếp nấu cháo. Ngày ăn 2 lần. Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính.
Chữa tỳ vị hư hàn, bụng trướng mạn, đau: Dùng món "Canh gà nấu đảng sâm": gà trống 1 con, quế bì 5g, gừng khô 10g, đảng sâm 30g, thảo quả 8g, trần bì 5g, hạt tiêu 10 hạt, xì dầu, muối vừa đủ. Thịt gà bỏ ruột rửa sạch cho vào nồi cùng các gia vị, nước vừa đủ ninh kỹ thấy thịt chín thì lọc lấy nước. Ăn thịt, uống canh.
Trị tỳ vị hư hàn, bụng đau, lưng gối đau yếu, dương sự kém: Dùng món "Canh cật dê": cật dê 1 cái, mỡ dê 50g, nhục thung dung 12g, thảo quả 5g, bột mỳ 50g. Xì dầu, hành, muối vừa đủ. Bột mỳ gia công thành sợi dẹt. Cật dê rửa sạch bóc màng mỡ. Các món kia cho vào túi vải bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa. Khi cật dê chín cho gia vị, sợi mì nấu chín là được. Ăn trong ngày.
Trị bụng đau ngâm ngẩm, nôn nước trong: Dùng món "Canh dạ dày lợn": dạ dày lợn 150g, gừng tươi 15g, nhục quế 3g, muối vừa đủ, hầm cách thuỷ. Ăn kèm trong bữa ăn, ngày ăn 2 lần.
Trị bụng lạnh đau, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn uống kém:
Dùng món "Canh thịt bò nấu cao lương khương": thịt bò 200g, cao lương khương 10g, gừng khô 3g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch, lọc gân, dây chằng, thái nhỏ. Cao lương khương rửa sạch. Cho các thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, rồi hạ nhỏ lửa sau 2 giờ thì cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.
Trị đau bụng, dạ dày do vị hàn, ăn uống kém, tiêu hoá không tốt: Dùng món canh này có công hiệu ôn trung hòa vị lý khí. Món "Canh cá diếc nấu gừng vỏ quýt": cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, vỏ quýt 10g, hạt tiêu, muối vừa đủ. Làm cá sạch, bỏ ruột.
Gừng vỏ quýt rửa sạch thái nhỏ, cho vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, ninh chín, cho gia vị là được. Ăn cá uống nước canh lúc bụng đang còn đói.
Theo SKĐS
Ăn uống 'xoa dịu' ổ loét dạ dày Bị viêm loét dạ dày nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid. Trong một đời người, có đến 10% khả năng xuất hiện một cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Tại các nước đã phát triển, tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) được phát hiện là...