Cách nào để chặn ‘ngân hàng bóng tối’?
Hiệp hội Libra, một tổ chức độc quyền, không được kiểm soát do Facebook dẫn đầu, có thể trở thành một “ngân hàng bóng tối” toàn cầu hay thậm chí là một ngân hàng trung ương toàn cầu không chỉ làm bối rối mà còn gây lo ngại lớn.
Mỹ và nhiều nước đang tìm cách ngăn chặn đồng tiền Libra của Facebook trong khi nó có thể hình thành nên những “ngân hàng bóng tối”.
Nhiều nước lo lắng
Cảnh báo trên nằm trong lá thư “khẩn” mới đây của Chủ tịch Ủy ban Ổn định tài chính của Mỹ (FSB) Randal Quarles gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) cảnh báo đối với loại tiền điện tử Libra do Facebook phát hành.
Trong bức thư của mình, ông Quarles kêu gọi cần khai thác lợi ích của đổi mới tài chính và công nghệ, bao gồm cả các rủi ro. Ông đặc biệt liên hệ tới việc sử dụng “tài sản tiền điện tử” cho mục đích thanh toán cá nhân và nói rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử cần được giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn cao.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế cũng cảnh báo tiền điện tử do các công ty công nghệ lớn phát hành có thể nhanh chóng thiết lập vị trí thống trị trong nền tài chính toàn cầu, đe dọa sự cạnh tranh và ổn định.
Cùng lo ngại vấn đề trên, hơn 30 tổ chức quốc tế đã từng gửi yêu cầu tương tự tới Facebook với lý do các hệ thống quản lý Mỹ và nước ngoài chưa chuẩn bị cho các câu hỏi về “chủ quyền quốc gia, quyền doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng” và các vấn đề khác do dự án tiền ảo gây ra. Các nhà lập pháp Mỹ cũng cho biết, họ muốn tổ chức phiên điều trần công khai về “rủi ro và lợi ích của tiền ảo và tìm các biện pháp quản lý”.
Ở một diễn biến khác, ngay từ khi “sáng kiến” đồng Libra của CEO Mark Zuckerberg của Facebook cũng làm Hạ viện Mỹ sốt sắng với các biểu hiện tài chính tiêu cực bởi nguy cơ làm đồng USD suy yếu.
Video đang HOT
Nhóm các nhà lập pháp tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ cũng đưa ra các kiến nghị đến Facebook, yêu cầu lập tức dừng phát triển Libra cho đến khi các nhà quản lý có thời gian kiểm tra kế hoạch. Tuy nhiên, đồng tiền Libra vẫn ra đời dù không được đón nhận như kỳ vọng.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đang lo ngại về Libra. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire kêu gọi lãnh đạo các ngân hàng trung ương G7 soạn thảo các quy định với đồng tiền này.
Nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng trên diện rộng
Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu USD. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng tại Newyork, Mỹ, ý tưởng về một hệ thống thanh toán tư nhân không rào cản pháp lý với 2,6 tỷ người dùng thường xuyên có thể hấp dẫn. Nhưng như mọi nhà điều hành ngân hàng và nhà hoạch định chính sách tiền tệ đều biết, các hệ thống thanh toán đều đòi hỏi một mức độ thanh khoản dự phòng mà không một thực thể tư nhân nào có thể có.
Katharina Pistor- một GS luật so sánh tại Trường ĐH Luật Columbia cho rằng nhiều cơ sở pháp luật và lý thuyết ngân hàng, tài chính toàn cầu bị phá vỡ khi dự án của Facebook thành hiện thực .
“Không giống như các quốc gia, các công ty tư nhân phải hoạt động trong khả năng của mình và không thể đơn phương áp đặt nghĩa vụ tài chính lên người khác khi cần. Điều đó có nghĩa là họ không thể tự giải cứu mình; họ phải được giải cứu bởi các nhà nước, hoặc nếu không họ phải được phép sụp đổ- GS Katharina Pistor nói
Điều khiến Facebook khác biệt so với các công ty phát hành “tiền tư nhân” khác chính là quy mô, phạm vi toàn cầu và sự sẵn sàng “đi nhanh và phá vỡ mọi thứ” của nó.
Nghiên cứu mới nhất của Trường ĐH Luật Columbia cũng chỉ ra việc ngăn chặn từ xa một cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tương lai nếu các “ngân hàng bóng tối” hình thành.
“Hãy nhớ lại trường hợp Ireland sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khi Chính phủ tuyên bố sẽ nhận trả nợ thay cho các ngân hàng tư nhân, nước này đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ quốc gia. Bên cạnh một người khổng lồ như Facebook, nhiều quốc gia có thể sẽ rơi vào tình trạng giống như Ireland”- Reuters dẫn lời các chuyên gia kinh tế Mỹ cảnh báo.
Đình Tú
Theo daidoanket.vn
Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mời Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của BIS đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của Ngân hàng Nhà nước cũng như toàn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mời Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của BIS thể hiện sự công nhận các thành quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua cũng như những kết quả tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng.
Theo đó, việc trở thành thành viên của BIS sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng tiếp cận các nguyên tắc, chuẩn mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng trong nước, giúp củng cố, tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế.
Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước nói riêng và Việt Nam nói chung được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các chuẩn mực, nguyên tắc, tiêu chí, thông lệ hoạt động tài chính tiền tệ, ngân hàng trên thế giới, tạo cơ hội để xử lý các vấn đề đặc thù của nền kinh tế và hệ thống tài chính ngân hàng trong nước nhằm củng cố ổn định tài chính và tăng trưởng bền vững.
"Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của Ngân hàng Nhà nước cũng như toàn hệ thống ngân hàng", Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Trước đó, ngày 14/1, Hội đồng Quản trị BIS - cơ quan ra quyết định cao nhất của BIS đã ra thông cáo chính thức mời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên cùng với Ngân hàng trung ương các nước Morocco và Kuwait, nâng tổng số thành viên của Ngân hàng từ 60 lên 63.
Thông cáo cho biết BIS sẽ mở rộng số lượng thành viên gồm các ngân hàng trung ương và tăng cường cộng tác với vai trò BIS là một diễn đàn đóng góp cho hợp tác quốc tế, đồng thời là một định chế của các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính khác.
Việc kết nạp thành viên mới của BIS là rất hạn chế, trung bình sau từ 5 - 10 năm mới kết nạp thêm thành viên. Cũng theo Thông cáo báo chí, lần kết nạp hội viên gần nhất diễn ra vào năm 2011. Việc lựa chọn kết nạp thành viên của BIS là rất nghiêm ngặt, dựa trên những tiêu chí như quy mô phát triển kinh tế, trình độ quản trị Ngân hàng trung ương.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí được coi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính toàn cầu. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký và bởi hội nghị toàn thể các thành viên được tổ chức hàng năm.
BIS được thành lập năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính tại thành phố Basel, Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, BIS còn là đối tác thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối cho các ngân hàng trung ương, là diễn đàn hợp tác giữa các ngân hàng trung ương, là nơi các ngân hàng trung ương /cơ quan quản lý tiền tệ tiến hành phối hợp chính sách tiền tệ, trao đổi kinh nghiệm điều hành chính sách và hệ thống ngân hàng tài chính, thực hiện các nghiên cứu về những vấn đề nổi cộm, cùng quan tâm trong hệ thống tài chính, hướng tới đảm bảo ổn định tài chính và tiền tệ toàn cầu.
BIS là tổ chức đi đầu trong việc nghiên cứu những xu thế mới của hệ thống tài chính toàn cầu như sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực tài chính, tác động của tiến trình số hóa tới hoạt động quản lý, thanh tra giám sát hệ thống tài chính...
Theo Thùy Dương (TTXVN)
Kiên trì "xếp hàng", cuối cùng NHNN cũng đã được kết nạp vào BIS - tổ chức được xem như NHTW của các NHTW Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) là tổ chức quốc tế lâu đời, hội viên là các ngân hàng trung ương (NHTW) ở nhiều ước có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Trụ sở của BIS tại Basel, Thụy Sỹ (Nguồn: Internet) Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ngày 14/1/2020, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Thanh toán Quốc...