Cách nặn mụn không để lại lỗ chân lông xấu xí
Việc nặn mụn một cách “thô bạo” thường để lại vết thâm và khiến các lỗ chân lông rộng ngoác. Tuy nhiên, mụn sẽ không có cơ hội để lại “tàn tích” trên gương mặt bạn nếu bạn làm theo những nguyên tắc dưới đây.
Khi có mụn, lớp biểu bì và đặc biệt là lỗ chân lông đều bị tổn thương. Nếu tác động mạnh khi mụn chưa khô và nhân vẫn nằm sâu trong lỗ chân lông thì hậu quả là bề mặt da sẽ xuất hiện các vết lõm rất khó khắc phục, thậm chí trở thành sẹo rỗ.
Để hạn chế tối đa tình trạng này, việc nặn mụn cần thao tác nhẹ nhàng và tuân thủ các yếu tố về vệ sinh.
Bước 1: Làm sạch da
Trước hết, bạn cần rửa mặt với sản phẩm làm sạch chuyên dụng để loại bỏ lớp bã nhờn và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da. Nếu có thể, hãy nhờ tới sự trợ giúp của các phụ kiện như chổi, mút, máy rửa mặt…
Các phụ kiện rửa mặt dịu nhẹ sẽ giúp da sạch mát hơn, sẵn sàng cho quá trình “tiêu diệt” mụn
Sẽ tốt hơn nếu bạn dành 10 – 15 phút để đắp các loại mặt nạ có tác dụng làm sạch sâu, thanh tẩy như đất sét để việc làm sạch đạt hiệu quả tối đa. Khi da bớt dầu, thao tác nặn mụn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Một số loại mặt nạ có khả năng làm sạch sâu lỗ chân lông (click vào ảnh để mua hàng online)
Video đang HOT
Mặt nạ đất sét Laneige Mini Pore Waterclay mask có dạng gel nhanh khô giúp làm sạch các lỗ chân lông và tẩy sạch bong bã nhờn còn bám trên da bằng tinh chất bùn khoáng
Bước 2: Xông mặt bằng nước nóng
Hơi nóng khi xông mặt sẽ khiến lỗ chân lông mở rộng và giúp nhân mụn mềm hơn. Không cần máy xông mặt, bạn chỉ việc đun nước sôi, đổ vào bát lớn và tận dụng hơi nóng bốc lên trong 10 – 15 phút. Bạn cũng có thể bỏ thêm vài giọt tinh dầu (bạc hà, oải hương, hoa hồng…) hoặc thêm chanh, sả… để sát khuẩn và thư giãn.
Bước 3: Dùng dụng cụ nặn mụn
Việc nặn mụn bằng đầu ngón tay dễ gây tổn thương cho vùng da xung quanh nốt mụn và để lại vết thâm. Bạn sử dụng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng được sát khuẩn bằng cồn y tế sẽ an toàn hơn cho da. Hãy dùng đầu nhọn để gỡ cho nhân mụn trồi lên và ấn đầu tròn vào vùng da bị mụn. Nhân mụn sẽ dễ dàng bật ra mà không gây đau đớn.
Dụng cụ nặn mụn có thể dễ dàng mua tại các siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhíp đầu nhọn để gắp nhân mụn đối với mụn cám và mụn đầu đen như hướng dẫn trong đoạn phim dưới đây.
Bước 4: Lăn đá viên hoặc thoa toner
Để làm dịu thương tổn ở lỗ chân lông sau khi nặn mụn, bạn nên lăn đá viên hoặc sử dụng nước cân bằng da (toner) được làm mát. Việc này sẽ góp phần hạn chế tình trạng rão lỗ chân lông và mang lại tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng.
Theo Deponline
4 lý do bạn không nhất định phải mua máy rửa mặt
Chi phí đắt đỏ, mất thời gian vệ sinh máy và chỉ cần dùng 1 - 2 lần mỗi tuần là những lý do bạn không nhất thiết phải mua một chiếc máy rửa mặt.
Máy rửa mặt không thể giúp da trắng hồng, hết nám
Máy rửa mặt được quảng cáo là có thể giúp cải thiện làn da mụn, nám, tàn nhang, mang đến làn da trắng hồng, mịn màng. Tuy nhiên, máy rửa mặt chỉ chịu trách nhiệm làm sạch, là bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc và điều trị các vấn đề da như mụn, vết thâm hay tàn nhang. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm dùng sau bước làm sạch. Vì vậy, nếu bạn mua máy rửa mặt với hy vọng sẽ có làn da mịn màng, trắng trẻo mà không cần tốn thời gian chăm dưỡng sau đó thì nên từ bỏ ngay ý định này.
Máy rửa mặt không có công dụng làm đẹp 'thần thánh' như quảng cáo.
Có thể gây tổn thương cho làn da nhạy cảm
Về lý thuyết, máy rửa mặt giúp làm sạch sâu cho da đồng thời loại bỏ tế bào chết. Chu kỳ tạo ra lớp tế bào chết cho da là 25 - 30 ngày, vì vậy, việc sử dụng máy rửa mặt hàng ngày là không thực sự cần thiết. Các chuyên gia da liễu đều khuyên rằng, chỉ nên sử dụng máy rửa mặt 1 - 2 lần/tuần. Chưa kể, một số sản phẩm sử dụng đầu cọ để rửa mặt có thể gây tổn thương cho làn da nhạy cảm.
Mất nhiều thời gian vệ sinh máy
Rất nhiều người bỏ qua công đoạn vệ sinh máy rửa mặt và thay đầu cọ, khiến việc làm sạch sâu cho da phản tác dụng. Phần bàn chải của máy cần được vệ sinh hàng ngày với dầu gội để làm sạch dầu và bụi bẩn. Cứ mỗi tháng sử dụng, bạn cần tháo cọ và vệ sinh cả mặt trên và mặt dưới của máy. Nếu vệ sinh máy không tốt, quá trình làm sạch da sẽ bị đảo ngược. Vi khuẩn và bụi bẩn trên đầu cọ và máy sẽ xâm nhập ngược trở lại da, gây ra mụn, viêm lỗ chân lông và nhiều vấn đề da liễu khác.
Chi phí cho một chiếc máy rửa mặt và các sản phẩm đi kèm khá đắt đỏ trong khi các chuyên gia da liễu khuyên rằng chỉ nên dùng máy 1 - 2 lần mỗi tuần.
Giá thành đắt
Máy rửa mặt đa dạng về chủng loại và giá cả, dao động từ 500.000 đồng tới 5 triệu đồng. Tuy nhiên, không phải cứ mua máy về là dùng được luôn. Với các loại máy sử dụng bông tẩm sẵn chất rửa, bạn sẽ mất thêm chi phí mua bông rửa mặt. Một hộp 30 miếng bông có giá từ 170 - 220.000 đồng, dùng được trong một tháng. Với các loại máy sử dụng cọ, bạn cần thay mới sau 3 tháng với mức chi phí khoảng 500.000 đồng. Chưa kể chi phí dành cho sữa rửa mặt dùng kèm máy và sản phẩm vệ sinh máy chuyên dụng.
Theo ngôi sao
Các mẹo chăm sóc da siêu dễ giúp bạn tống khứ mụn đầu đen ở cằm trong chớp mắt Tạm biệt ngay mụn đầu đen ở cằm chỉ với các bước chăm sóc da vô cùng đơn giản. Những đốm mụn đầu đen chính là "kẻ thù không đội trời chung" với phái đẹp, chúng mang lại khá nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến làn da cũng khuôn mặt. Nếu bạn muốn tiêu diệt đám mụn đầu đen tại vùng cằm...