Cách Mỹ đối phó với máy bay Nga
Ukraine vừa chính thức cung cấp ít nhất 2 chiếc tiêm kích Su27 đang trong tình trạng hoạt động tốt cho Mỹ với mục đích không thực sự rõ ràng.
Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), Ukraine đã bí mật cung cấp hai tiêm kích Su-27 mang số hiệu 31 và 32 cho công ty tư nhân của Mỹ với mục tiêu là “nghiên cứu kỹ thuật hàng không”.
Mặc dù hợp đồng là cung cấp tới công ty tư nhân, nhưng thương vụ này vẫn khiến người ta vô cùng khó hiểu.
Bởi ngay sau khi được đưa tới Mỹ không lâu, công ty mua hai chiếc Sukhoi Su-27 đã sớm phải tuyên bố phá sản. Hai chiếc Su-27 được bán lại cho một đối tác “bí hiểm” với giá 50 triệu USD/chiếc.
Video đang HOT
Đối tác này không bao giờ được tiết lộ, nhưng người ta không khó để nhận ra rằng đó có thể chính là quân đội Mỹ.
Việc sử dụng công ty bình phong để mua lại các sản phẩm quân sự nhạy cảm không phải là hiếm trên thế giới. Trung Quốc đã từng dùng công ty tư nhân để đứng ra mua lại tàu sân bay Varyag dùng làm bảo tàng nổi. Thế nhưng, sau cùng nó đã trở thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Với Mỹ, có thể nếu Quân đội Mỹ đứng ra mua lại Su-27 chắc chắn sẽ vấp phải không ít sự phản đối từ Nga – nơi chế tạo Su-27. Chính vì vậy, họ đã sử dụng công ty tư nhân đứng ra mua về, sau đó chuyển lại theo một thương vụ dàn dựng.
Với sự giúp sức của Ukraine, người Mỹ đã “tiêu hóa gần sạch” tính năng kỹ chiến thuật của dòng tiêm kích hàng đầu nước Nga này.
Đặc biệt, người Mỹ có thể dùng Su-27 để chiến đấu đối kháng huấn luyện các phi công hoạt động tác chiến ở châu Âu.
Một chiếc Su-27 thực sự vẫn sẽ mô phỏng tốt hơn là các máy bay F/A-18 hay F-15 đóng giả máy bay Nga để phi công Không quân – Hải quân Mỹ tác chiến.
Hai chiếc Su-27 khi vừa đến Mỹ.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Nga: Việt Nam sẽ tự sửa chữa tiêm kích Su-27, Su-30
Trang tin quốc phòng VPK của Nga đưa tin Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su27, Su30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng.
Ngày 3/6, trang tin quốc phòng VPK của Nga đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước".
Theo đó, Việt Nam đang xây dựng năng lực cho bảo trì, sửa chữa cơ bản các tiêm kích Su-27 và Su-30, để thoát khỏi việc gửi máy bay ra nước ngoài.
Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng. Ảnh: VPK
Để thực hiện chương trình này, gần đây Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy quốc phòng A32 ở Đà Nẵng.
"Việc tự sửa chữa nâng cấp máy bay trong nước sẽ làm tăng đáng kể mức độ sẵn sàng hoạt động của máy bay chiến đấu", nguồn tin khẳng định.
Tiêm kích Su-30MK2 tại Nhà máy A32, Đà Nẵng - Ảnh: clip QPVN
Theo VPK, tính đến thời điểm này, Không quân Việt Nam đã được trang bị 12 tiêm khích Su-27 và 4 tiêm kích Su-30MK2V. Vào tháng 5/2009, một hợp đồng mới về việc cung cấp 12 máy bay mới do Nga chế tạo đã được ký kết.
Trước đó, nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ đi tập huấn tại nước ngoài. Hiện nay, nhà máy đã tự mình sửa chữa thành công các hỏng hóc của chiến đấu cơ hiện đại này. Mỗi phân xưởng sửa chữa một mảng kỹ thuật với trên 10.000 linh kiện khác nhau đòi hỏi sự thận trọng, chính xác, tỉ mỉ hết sức nghiêm ngặt.
Theo N.H(Theo VPK/QPVN)
Ba Lan rầm rộ tập hợp hàng nghìn quân chống Nga Ba Lan sẽ thành lập các lực lượng bán quân sự để nâng cao năng lực quân sự như một phần của kế hoạch chuẩn bị nhằm đối phó với một "cuộc chiến tranh lai" với nước láng giềng Nga, Bộ Quốc phòng Ba Lan hôm qua (3/6) đã tuyên bố như vậy. Ảnh minh họa Kế hoạch của Ba Lan được tuyên...