Cách muối củ kiệu chua ngọt không cần dùng phèn chua
Vào dịp lễ Tết thì củ kiệu chua ngọt là món ăn không thể thiếu trong gia đình. Để làm món này giòn, trắng mà không cần dùng phèn chua thì cần một chút bí quyết. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Củ kiệu là món ăn dân dã được dùng để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét trong những ngày tết đến xuân về. Mâm cơm những ngày Tết, củ kiệu là món ăn thường xuyên được xuất hiện. Mỗi người sẽ có một cách riêng để muối củ kiểu nhưng làm cách nào để củ kiệu chua ngọt trắng, giòn lâu mà không cần dùng phèn chua thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1Nguyên liệu muối củ kiệu chua ngọt
1kg củ kiệu
1 chén đường
1 lít giấm
2 lít nước vo gạo
Nước giấm đường
1 lít nước
2 Cách làm món củ kiệu chua ngọt
Bước 1: Sơ chế củ kiệu tươi
Bạn chuẩn bị thau nước, cho vào 250gr đường rồi cho kiệu vào ngâm trong nước khoảng 12 tiếng.
Sau khi ngâm đường vớt ra rửa lại với nước. Tiếp tục ngâm 1kg củ kiệu với 500ml giấm ăn khoảng 4 – 8 tiếng. Muốn củ kiệu thơm ngon, trắng hơn thì bạn vớt ra và ngâm với nước vo gạo một lần nữa.
Bước 2: Cắt củ kiệu
Sau khi rửa sạch, bạn lấy kiệu ra cắt gốc rễ, ngọn và vỏ rồi cho lên khay hoặc rổ để thật ráo nước.
Video đang HOT
Bước 3: Pha nước ngâm củ kiệu
Cho vào nồi 500ml nước, 500ml giấm và 300gr đường, sau đó đun sôi hỗn hợp rồi tắt bếp để nguội.
Bước 4: Ngâm củ kiệu
Khi hỗn hợp nước đã nguội thì bạn đổ vào hũ kiệu đã xếp sẵn và đậy nắp lại ngâm trong khoảng 5 – 7 ngày ở nhiệt độ phòng là có thể đem ra ăn.
Để tăng thêm màu sắc đẹp mắt cho hũ kiệu bạn có thể cho thêm ớt, cà rốt cắt hoa vào ngâm cùng.
3 Thành phẩm
Củ kiệu chua ngọt khi hoàn thành sẽ có màu trắng và giữ được độ giòn. Khi cà rốt, ớt được cho vào ngâm cùng sẽ tạo điểm nhấn cho hũ kiệu của bạn.
4 Cách chọn mua củ kiệu
Củ kiệu thường có hai loại: Kiệu huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Kiệu huế có đặc điểm thân nở, eo thắt rõ rệt, đuôi kiệu không dày còn kiệu trâu thân dài hơn, đuôi to, không thắt eo. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên mua kiệu huế làm để có hũ kiệu muối chất lượng, giòn hơn, thơm hơn so với kiệu trâu.
Để có được hũ kiệu thơm ngon thì bạn nên chọn những củ kiệu thân nhỏ vừa phải. Bạn phải hạn chế chọn những củ kiệu quá to để tránh vị quá hăng, cay nồng, giảm độ ngon.
Ngoài ra, củ kiệu được chọn phải màu trắng tươi, không bị dập nát. Ưu tiên chọn những củ kiệu thân thắt eo sẽ đẹp mắt hơn khi muối.
5 Cách muối củ kiệu chua ngọt bằng tro bếp
Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt bằng tro bếp
Củ kiệu tươi: 1kg
Tro bếp
Phèn chua: 1 muỗng cà phê
Đường: 400gr
Muối: 2 muỗng canh
Cách muối củ kiệu chua ngọt bằng tro bếp
Bước 1 Củ kiệu mua về bạn rửa sạch và ngâm với nước tro bếp trong 12 giờ. Sau đó vớt ra và làm sạch phần rễ củ kiệu.
Bước 2 Bạn ngâm củ kiệu vào một thau nước đã pha sẵn phèn chua. Công dụng của bước này là giúp củ kiệu giữ được màu trắng đẹp mắt.
Bước 3 Sau khi ngâm, bạn lấy củ kiệu ra rửa lại cho thật sạch và phơi dưới nắng nhẹ trong 1 ngày để củ hơi héo lại.
Bước 4 Bạn cho củ kiệu vào trộn với muối đường và đem phơi tiếp ngoài nắng khoảng 1 – 2 tiếng.
Lưu ý: Bước này sẽ giúp củ kiệu thơm hơn, bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng thêm giấm để tạo độ chua hơn cho món củ kiệu.
Bước 5 Sau khi phơi nắng xong bạn xếp củ kiệu vào hủ, có thể trang trí thêm củ cà rốt và ớt sừng để tạo màu sắc và hương vị đậm đà hơn.
Củ kiệu ngâm từ 7 – 10 ngày là có thể ăn được. Bạn nên để nơi khô ráo hoặc bỏ vào tủ lạnh để dùng dần nhé.
Thành phầm củ kiệu chua ngọt bằng tro bếp
Củ kiệu chua ngọt bằng tro bếp
Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn có thể thực hiện thành công món củ kiệu chua ngọt cho dịp Tết năm nay. Hãy theo dõi Bách hóa XANH để cập nhật cách làm một số món ăn khác trong dịp lễ Tết sắp đến nhé!
Món gỏi tỏi Lý Sơn thơm ngon lạ miệng
Món gỏi tỏi Lý Sơn thơm ngon lạ miệng là món ăn dân dã ngon, bổ, rẻ, nhưng cũng là đặc sản của vùng tỏi này.
Vì thế nếu đi ra đảo không trúng mùa tỏi, chỉ khách quý mới được thưởng thức món đặc sản gỏi tỏi.
Món gỏi tỏi Lý Sơn thơm ngon lạ miệng
Món gỏi tỏi Lý Sơn thơm ngon lạ miệng:
Ra huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khi đi ngang qua ruộng tỏi đã thu hoạch, bạn vẫn thấy những cây tỏi đứng chỏng chơ xanh mướt. Đó là những cây tỏi đực.
Người ta thường gọi cây đực để chỉ những cây không đơm hoa kết trái. Tò mò nhổ thử vài cây, rảy sạch đất cát. Thì ra tỏi đực có củ nhỏ xíu xìu xiu chứ không có múi có tép như các cây tỏi bình thường.
Củ tỏi đực thẳng đuột như củ kiệu, bộ rễ thì dài thon và trắng phau. Không nuôi củ nên thân và lá tỏi đực mới to khỏe và xanh mãi trên ruộng cát nóng bỏng như thế.
Cách chế biến gỏi tỏi Lý Sơn:
Người dân Lý Sơn không nhổ hết tỏi đực một lần mà chừa chúng lại trên ruộng cát, nhổ ít một về làm gỏi. Nhổ tỏi về cắt bỏ rễ và phần lá ngọn.
Dùng dao cắt thân thành từng đoạn vừa rồi chẻ ra làm hai làm ba. Cho tỏi vào thau nước lạnh ngâm khoảng 10 phút cho sạch mủ, ngâm xong bắc lên bếp luộc vừa chín tới, vớt ra rổ để nguội và ráo nước. Luộc để khử đi mùi nồng của tỏi. Nhưng nếu luộc chín quá, tỏi sẽ bị bủn, không làm gỏi được.
Trong khi ngâm và luộc tỏi, rang đậu phộng, giã nhỏ, chuẩn bị rau thơm rửa sạch. Cho tỏi cùng với đậu phộng, rau thơm vào trộn đều. Cho thêm một ít bột ngọt, đường để gỏi tỏi ngon hơn. Xong xuôi bày ra đĩa.
Thưởng thức gỏi tỏi Lý Sơn:
Ăn gỏi tỏi với bánh tráng nướng mới đúng kiểu. Bánh tráng phải là bánh tráng dày. Bẻ từng miếng bánh tráng xúc gỏi tỏi chấm nước mắm cay. Vị béo của bánh tráng quyện cùng vị thơm nồng nồng của tỏi không gì ngon bằng.
Những người đi biển đánh cá về thường nhậu đế (rượu) với gỏi tỏi để giải mỏi. Dang nắng dầm mưa về, người dân Lý Sơn cũng ăn gỏi tỏi cho khỏe người.
Gỏi cua thanh long Món gỏi cua thanh long ngon, lạ miệng, bạn có thể làm để chiêu đãi cả nhà vào những ngày cuối tuần này. Nguyên liệu Thịt cua hấp chín: 200 g Bắp cải trắng: 200 g Bắp cải tím: 100 g Cà rốt: 1 củ Hành tây: 1 củ Củ kiệu: 100 g Ớt: 1 trái Húng 50 g đậu phộng rang 1...