Cách mới để hạn chế các cơn hen suyễn
Một loại protein có tác dụng tắt các tế bào miễn dịch trong phổi có thể là chìa khóa cho phương pháp điều trị mới các cơn hen suyễn…Protein xuất hiện tự nhiên, được gọi là piezo1, ngăn chặn một loại tế bào miễn dịch gọi là tế bào bạch huyết bẩm sinh loại 2 (ILC2) khỏi bị kích hoạt quá mức bởi các chất gây dị ứng.
Một loại thuốc thử nghiệm có tên yoda1 kích hoạt piezo1 đã làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch này ở chuột, làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
GS. Omid Akbari, Trường Y Keck thuộc Đại học Nam California, tác giả nghiên cứu cho biết: Do tầm quan trọng của ILC2 trong bệnh hen suyễn dị ứng, nên cần phải phát triển các phương pháp tiếp cận dựa trên cơ chế mới, để nhắm vào các nguyên nhân quan trọng gây viêm trong phổi.
Hình ảnh đường thở bình thường và đường thở của người bệnh hen suyễn.
Sau khi được kích hoạt bởi một chất gây dị ứng, ILC2 sẽ khiến đường thở sưng lên và thắt chặt, làm bệnh nhân hen suyễn khó thở. Trong nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ILC2 được kích hoạt sẽ tạo ra một loại protein có tên piezo1 một cách tự nhiên để hạn chế hoạt động của chúng.
Khi không có piezo1, ILC2 của chuột trở nên phản ứng nhanh hơn với các tín hiệu dị ứng và thậm chí còn thúc đẩy tình trạng viêm đường hô hấp nhiều hơn.
Mặt khác, yoda1 khiến piezo1 hoạt động, làm giảm hoạt động của ILC2. Các nhà nghiên cứu cho biết ILC2 ở người cũng tạo ra piezo1 và thuốc yoda1 có tác dụng trên chuột, được thiết kế trong phòng thí nghiệm với các tế bào miễn dịch của con người.
“Đáng chú ý là việc điều trị những con chuột được nhân bản hóa này bằng yoda1, làm giảm tình trạng tăng phản ứng đường thở và viêm phổi, cho thấy yoda1 có thể được sử dụng như một công cụ trị liệu để điều chỉnh chức năng ILC2 và làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm đường thở phụ thuộc ILC2 ở người. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc phát triển các loại thuốc cụ thể để kiểm soát piezo1 ở người, có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn chặn các cơn hen suyễn dị ứng, GS. Akbari cho biết.
Hen suyễn là một bệnh không lây nhiễm (NCD) nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn và là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em.Nguyên nhân là do tình trạng viêm và co thắt cơ xung quanh đường thở, khiến người bệnh khó thở hơn.
Các triệu chứng có thể bao gồm ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực. Những triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng và có thể đến rồi đi theo thời gian. Mặc dù bệnh hen suyễn có thể là một tình trạng nghiêm trọng nhưng nó có thể được kiểm soát bằng cách điều trị đúng cách.
Hiện cách điều trị phổ biến nhất là sử dụng ống hít, đưa thuốc trực tiếp vào phổi. Thuốc hít có thể giúp kiểm soát bệnh và giúp những người mắc bệnh hen suyễn có được cuộc sống năng động, bình thường…
Bài tập cho người bệnh hen
Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng...
Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh hen
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp người bệnh hen :
Cải thiện dung tích phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn...
Giảm viêm (tập thể dục làm giảm các protein gây viêm trong đường thở).
Video đang HOT
Tăng cường hệ thống miễn dịch (cảm lạnh và virus là tác nhân gây ra hơn 80% số người mắc bệnh hen và hệ thống miễn dịch vững chắc sẽ giúp ngăn ngừa điều này).
Tăng cường cơ bắp...
Giúp bạn giảm cân, có thể làm giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn...
Tạo ra các chất hóa học mang lại cảm giác dễ chịu trong cơ thể, để ngăn chặn trầm cảm và căng thẳng (nguyên nhân gây ra bệnh hen vì nó kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, dẫn đến phản ứng viêm trong cơ thể). Serotonin và dopamine được tạo ra từ tập thể dục có thể chống lại điều này.
Yoga rất tốt cho người bệnh hen (hen phế quản).
2. Các bài tập tốt nhất cho người bệnh hen 2.1 Bài tập kháng lực
Bài tập kháng lực (hay tập đề kháng) là hoạt động thể chất giúp mang lại sự dẻo dai, độ bền và sức mạnh cho cơ bắp... thông qua việc để cho cơ bắp tự chống lại với một lực hoặc trọng lượng nhất định, có thể là tạ, dây kháng lực, tập với máy hoặc thậm chí là lấy trọng lượng cơ thể làm lực cản (chẳng hạn như chống đẩy)...
Khi tập kháng lực, người tập cần đẩy cơ thể ra xa hơn so với lực đẩy tác động, sao cho đạt được mục đích là tác động đến nhóm cơ để làm tăng công lực và tăng sức bền cho cơ.
Mức tạ hoặc mức kháng lực phải tương đương với 6 hoặc 7/10 lần, đối với mức gắng sức được cảm nhận. Nên thực hiện 2- 4 hiệp. Mỗi hiệp 10-15 lần, với 3-4 phút nghỉ giữa các hiệp. Tần suất tập luyện sức đề kháng, ít nhất hai ngày mỗi tuần và có ít nhất 1 ngày nghỉ ngơi giữa các buổi tập.
Hãy nhớ rằng, mục tiêu là cải thiện sức mạnh và sức bền cơ bắp để người bệnh có thể hoạt động hàng ngày sẽ bớt căng thẳng hơn, giúp giảm khó thở hoặc tức ngực.
Ngoài ra, người bị hen khi uống kéo dài điều trị bằng corticosteroid có thể gây teo cơ. Điều này làm giảm sức mạnh, đặc biệt là ở chi dưới. Do đó, các bài tập sức mạnh này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập sức đề kháng
- Tránh nín thở khi nâng tạ vì có làm ảnh hưởng tới huyết áp, phát triển nhịp tim bất thường, hoặc nguy cơ bất tỉnh...
- Nếu người bệnh có vấn đề về khớp hoặc các vấn đề sức khỏe khác, hãy trao đổi với bác sĩ về thời gian và cách thức tập luyện an toàn, phù hợp và hiệu quả...
2.2 Đi bộ
Đi bộ là hình thức thể dục phổ biến, dễ thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi... giúp cải thiện dung tích phổi. Nên đi bộ 30 phút mỗi lần (với 5 phút khởi động và hạ nhiệt), đồng thời đi bộ với cường độ vừa phải đến nhanh - nhằm mục đích duy trì nhịp tim tối đa ở mức 60-75%.
Một nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành chỉ đi bộ ba lần một tuần, trong 12 tuần có khả năng kiểm soát bệnh hen và mức độ thể chất tốt hơn so với những người không đi bộ.
1.3 Yoga
Yoga rất tốt cho người bệnh hen (hen phế quản), vì giúp người bệnh kiểm soát hơi thở. Đây là các bài tập kết hợp cả thể chất lẫn tinh thần, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện các triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn.
Các bài tập thở và tư thế trong yoga giúp thư giãn các cơ trong đường thở và giúp nở ngực. Tác dụng làm dịu của yoga cũng có thể làm giảm nguy cơ lên cơn hen, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân hen cảm thấy thở tốt hơn khi kiên trì thực hiện các bài tập yoga. Ngoài ra, yoga cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tuần hoàn nên hỗ trợ hô hấp tốt hơn. Chúng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, kiểm soát căng thẳng và lo âu.
2.4 Tập thở
Tập thở là một liệu pháp bổ sung cùng với sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị hen tiêu chuẩn khác, giúp làm giảm triệu chứng của bệnh.
Hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm thu hẹp các đường dẫn khí, làm giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí bị tắc nghẽn, khiến người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng khó thở, thờ khò khè...
Một số bài tập thở tốt cho người bện suyễn như:
- Tập thở bằng cơ hoành (còn gọi là thở bụng)
Trong thở bằng cơ hoành, người bệnh sẽ học cách thở từ vùng xung quanh cơ hoành, thay vì từ ngực. Kỹ thuật này giúp tăng cường cơ hoành, làm chậm nhịp thở và giảm nhu cầu oxy của cơ thể.
Để luyện thở bằng cơ hoành:
Nằm ngửa (đầu gối cong và kê một chiếc gối dưới đầu gối), hoặc ngồi thẳng trên ghế.
Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của bụng và ngực).
Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra (tay ở bụng đi lên)
Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo), bụng xẹp xuống (tay ở bụng đi xuống).
Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).
- Phương pháp thở Buteyko (thở chậm, sâu)
Ở người bệnh hen, thở nhanh có thể làm tăng các triệu chứng như khó thở. Vì vậy, áp dụng cách thở chậm, sâu (còn gọi là phương pháp thở Buteyko) sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của hen và giúp giảm nhu cầu dùng thuốc. Đây là một hình thức điều trị không y tế không chỉ cải thiện bệnh hen mà còn cải thiện các rối loạn hô hấp khác.
Cách thực hiện :
Ngồi trên sàn hoặc trên ghế, thẳng lưng.
Thư giãn các cơ hô hấp của bạn.
Hít thở bình thường trong vài phút.
Sau khi thở ra thư giãn (dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi) và giữ hơi thở càng lâu càng tốt, cho đến khi cảm thấy muốn thở) và sau đó hít vào.
Hít thở bình thường trong ít nhất 10 giây.
Lặp lại vài lần từ bước 4 đến bước 5
Lưu ý: Khi tập kỹ thuật thở Buteyko, hãy luôn hít vào thở ra bằng mũi. Nếu bất cứ lúc nào người bệnh cảm thấy lo lắng, khó thở hoặc khó chịu dữ dội, hãy ngừng tập và hít thở bình thường. Khi đạt được sự tiến bộ, người bệnh có thể nín thở trong thời gian dài hơn. Theo thời gian, có thể giữ tạm dừng hơi thở tối đa trong 2 phút.
- Thở chúm môi
Thở chúm môi là một kỹ thuật được sử dụng để giảm bớt tình trạng khó thở. Cần chọn vị trí thoáng mát, không khí trong lành, một chiếc ghế có bành tựa ở sau để khi cần có thể tựa vào (ghế ngồi phải chắc chắn).
Khi thực hiện động tác cần ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái, thư giãn thả lỏng các cơ. Hai chân đặt bằng và vuông góc với mặt đất, hai tay đặt thoải mái lên đùi.
Kỹ thuật thở như sau:
Hít vào bằng mũi (mím môi).
Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo).
Hít vào 1-2, thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).
Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức (nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng đừng cố quá sức). Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thở thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này. Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau khi quen dần có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày và thực hành chúng thường xuyên, có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các triệu chứng hen của mình.
2.5 Bơi lội
Bơi lội là hình thức tập luyện rất tốt cho phổi. Khi bơi, việc hít thở không khí qua cả mũi và miệng giúp cơ thể đào thải tốt carbon dioxide, từ đó giúp giảm tình trạng mệt mỏi qua vận động. Nó cũng giúp thúc đẩy khả năng kiểm soát hơi thở tốt khi bạn ổn định nhịp điệu với mỗi nhịp bơi và hít thở nhiều không khí ấm và ẩm trong khi bơi. Ngoài ra, bơi lội không những tốt cho phổi mà còn tốt cho cả tim.
7 thực phẩm tốt nhất cho người bị hen suyễn Một số thực phẩm như gừng, tỏi, cam, bơ, chuối có tác dụng làm thông thoáng đường thở, bảo vệ hệ hô hấp, rất hữu ích cho người bị hen suyễn. Các triệu chứng hen suyễn luôn khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Shutterstock. Bệnh hen suyễn, kẻ giết người thầm lặng, có thể gây khó thở bằng cách...