Cách mẹ Nhật vượt qua khủng hoảng và trầm cảm sau sinh
Không phải bà mẹ nào cũng rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh nhưng khủng hoảng lúc mới sinh con là chuyện có thật. Bằng cách nào các mẹ Nhật có thể vượt qua được khoảng thời gian khủng hoảng đáng sợ này?
Sau khi sinh, người mẹ thường cảm thấy rất cô đơn, căng thẳng, mệt mỏi và không ít người rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm sau sinh. Đó là nỗi niềm không của riêng bà mẹ nào và mẹ Nhật cũng không ngoại lệ. Nhưng các bà mẹ Nhật đã áp dụng cách đơn giải để cải thiện tình trạng khủng hoảng và vượt qua trầm cảm sau sinh đơn giản đến không ngờ.
Sau khi sinh, nhiều bà mẹ bị khủng hoảng đến trầm cảm
Việc một đứa trẻ ra đời đánh dấu bước ngoặt thay đổi lớn trong cả gia đình. Tuy nhiên, người mẹ có xu hướng căng thẳng và đối mặt với nhiều vấn đề hơn người chồng. Lúc này, sự tương tác, nói chuyện với nhau như những người bạn là cực kỳ cần thiết. Theo khảo sát của Đại học Okayama (Nhật Bản), gần 1/2 các cặp vợ chồng đã trải qua giai đoạn khủng hoảng sau sinh, tình cảm vợ chồng cũng “nguội” đi vì sự ra đời của một đứa trẻ.
Từ khi mang thai đến sinh con, có một sự thay đổi rất lớn với cơ thể của người mẹ, cả về thể chất và tinh thần. Sau khi sinh con, những ngày quen thuộc lại trở thành những ngày mất ngủ triền miên, thậm chí người mẹ phải từ bỏ rất nhiều thói quen trước đây.
Một người phụ nữ Nhật đã chia sẻ: “Trong giai đoạn hậu sản, tôi hoàn toàn không tin những gì chồng nói. Tôi luôn phải đối diện với những cảm xúc tồi tệ, lúc nào cũng khó chịu với chồng và chỉ muốn ly hôn để giải thoát”. Trạng thái kiểu như vậy thường được gọi là khủng hoảng sau sinh.
Ngoài ra, vấn đề trầm cảm sau sinh rất dễ xuất hiện khoảng sau 2-3 tuần sinh con. Theo Bộ y tế lao động và phúc lợi của Nhật, khảo sát năm 2015 cho thấy khoảng 3% phụ nữ lúc mang thai đã bị trầm cảm vì quá lo lắng.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm là do sự suy giảm đột ngột của hoóc-môn estrogen. Trong khi mang thai, estrogen tăng giúp thai nhi khỏe mạnh, nhưng sau sinh nó sẽ giảm mạnh. Ngoài ra, chức năng của tế bào thần kinh não sẽ thay đổi vào lúc này, làm người mẹ cảm thấy cô đơn và lo lắng nhiều hơn.
Video đang HOT
Đừng để bản thân gặp rắc rối một mình, hãy nói chuyện với chồng trước tiên
Nhiều bà mẹ sau sinh thường tâm sự rằng: “Tôi không thể ngọt ngào với chồng được”, “Tôi bị kích động”… Sau khi sinh con, không ít người mẹ có xu hướng “ôm” hết rắc rối, buồn phiền vào bản thân mà không chia sẻ với bất kỳ ai. Vậy làm thế nào vợ chồng có thể thân thiết hơn, có thể chia sẻ với nhau và khắc phục những bất ổn của người vợ.
Các mẹ Nhật đã cải thiện điều này bằng cách trước tiên là giao tiếp bằng lời nói. Cụ thể, mẹ Nhật thường nói những điều muốn làm, không muốn làm cho chồng biết và ngược lại. Ví dụ, mẹ Nhật có thể nói rõ ràng với chồng mình như “Em muốn ăn món em thích, em muốn nhà được sạch sẽ, em muốn tã em bé được thay… Anh giúp em được không?”. Nhờ đó, hoàn cảnh được cải thiện lên rất nhiều.
Ngoài ra, các mẹ Nhật cũng khuyên rằng đừng quên nói lời “cảm ơn” với chồng – những người không quen với việc nhà, chăm sóc trẻ em – bởi chắc hẳn họ đã cố gắng hết sức để thử thách những công việc này. Ngay khi không cảm thấy hài lòng với những gì chồng làm, hãy nhớ rằng việc khen ngợi sẽ giúp cải thiện tâm trạng cho cả 2 vợ chồng.
Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh
Sau khi sinh, thi thoảng người mẹ cũng cần phải có không gian riêng cho bản thân, điều này rất quan trọng để người mẹ lấy lại được tâm trạng tốt và thay đổi không khí. Để làm được điều này, các mẹ Nhật sẽ nhờ cậy bố mẹ chồng hoặc bố mẹ đẻ chia sẻ bớt việc chăm con.
Bên cạnh đó, nếu không biết điều gì hoặc trong một số trường hợp cần lời khuyên, mẹ Nhật cũng hay nhờ sự giúp đỡ, tư vấn từ những người phụ nữ có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ, có thể là những người ở gần, có thể là các mẹ bỉm sữa trên mạng.
Thi thoảng người mẹ cũng cần phải có không gian riêng cho bản thân (Ảnh minh họa).
Trầm cảm sau sinh và khủng hoảng sau sinh có thể xảy ra với bất cứ ai. Nó được cho là một hiện tượng tự nhiên theo nghĩa nào đó. Những người xung quanh cần phải hiểu và thông cảm cho người mẹ lúc này. Đây cũng có thể là cơ hội để tăng cường tình cảm vợ chồng và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Đây là những cách đơn giản đến không ngờ mà các mẹ Nhật đã áp dụng để vượt qua khủng hoảng và trầm cảm sau sinh. Tùy hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình, các mẹ có thể lựa chọn một cách ứng xử linh hoạt nhất, song điều quan trọng nhất cần luôn nhớ là không nên “ôm khư khư” những muộn phiền, rắc rối, mỏi mệt đang phải đối mặt vào thân. Việc chia sẻ với chồng, với người thân sẽ giúp các mẹ cải thiện đáng kể tâm trạng của mình.
Nguồn: Mama
Theo Helino
Gửi con dâu mới
Kể từ ngày mai, con chính thức bước vào gia đình mẹ với vai trò là vợ, là con dâu và là mẹ các con của con sau này.
Mẹ biết là con đang có những hồi hộp, lo lắng khi bắt đầu cuộc sống mới, trong gia đình mới, những mối quan hệ mới với vô số những điều, những việc phải học, phải làm quen và thích nghi
Cũng như con, mẹ có những băn khoăn khi trong nhà xuất hiện thêm một thành viên mới, người đó không phải là người quen, người thân, họ hàng máu mủ với mẹ nên sẽ không tự nhiên mà có sự gắn kết. Người đó được sinh ra và lớn lên ở một gia đình khác, có thể lối sống, cách giáo dục, nền tảng văn hóa khác với gia đình mẹ. Người đó cùng mẹ gánh vác công việc trong gia đình nhưng cũng sẽ san sẻ bớt của mẹ thời gian, tình cảm, sự quan tâm mà từ trước đến giờ con trai mẹ vẫn dành cho mẹ. Cũng như nỗi hụt hẫng của con khi phải xa bố mẹ, xa gia đình đã gắn bó với con từ thuở lọt lòng để về làm dâu nhà người.
Xét đến cùng, con và mẹ, mỗi người đều có nỗi niềm, trách nhiệm riêng nhưng chung mục đích khi về sống cùng nhau. Vậy nên mẹ mong mẹ con mình cùng cố gắng con nhé.
Mẹ biết cô con dâu nào cũng ghét chuyện bị mẹ chồng nói xấu sau lưng. Mẹ cũng vậy. Mẹ dị ứng với những cô con dâu cứ mở miệng ra là kể lể, than thở, phê phán gia đình chồng, nhất là mẹ chồng. Thứ mà cả hai không thích nhưng lại cứ hay làm dù chẳng ai ép buộc ta cả. Mẹ nghĩ, mẹ con mình hoàn toàn có thể không phải làm chuyện này. "Nhân vô thập toàn", mẹ con ruột thịt lắm lúc còn hục hặc, va chạm nói gì đến mẹ chồng con dâu, vậy nên đừng xỉa xói, bới móc nhau, đừng bằng mặt mà không bằng lòng. Cái gì bỏ qua được thì ta bỏ qua, cái gì không vừa, không phải thì mẹ con góp ý cho nhau cùng sửa đổi.
Qua rồi cái thời mẹ nói dù đúng hay sai con vẫn phải nghe, nhưng cũng đừng mẹ chưa dứt lời đã bật lại tanh tách, mẹ nói ba con cãi bảy... chẳng mẹ chồng nào chấp nhận được đâu con. Giận thì cứ phải xả, nhưng hãy xả bằng cách nào dễ chịu nhất, ít làm người khác tổn thương nhất, chứ đừng chất ấm ức, dồn căng thẳng trong người. Cuộc sống mong manh và ngắn ngủi lắm con ạ.
Tuổi trẻ các con bây giờ học cao, hiểu rộng, nhưng kinh nghiệm của người già không phải là thứ bỏ đi. Mẹ đau lòng khi thấy vài bà bạn cứ gặp là than giờ con cái nó nghe sách báo, ti vi hơn là nghe bố mẹ mình. Có góp ý cho chúng nó cũng bằng thừa.
Mẹ không muốn một ngày chính mẹ phải thốt lên những lời não nề đó. Vậy nên mẹ sẽ học cách để tiếp thu cái mới từ con, nhưng con cũng nên học cách lắng nghe những điều mà mẹ đã đúc kết bằng sự trải nghiệm, con nhé. Con ao ước con của mình lớn lên khỏe mạnh, lanh lợi, thông minh. Là bà, mẹ cũng chỉ mong có vậy. Thế nên nếu chẳng may mẹ con mình "bất đồng" trong cách dạy cháu thì mong con luôn nghĩ rằng mẹ thương cháu cũng chẳng kém gì con.
Chuyện bếp núc con có thể không rành, không chuyên, khi con bận đi làm mẹ có thể đỡ đần thay con nhưng mẹ muốn con phải có ý thức về chuyện đó. Bởi cái bếp là tổ ấm của người đàn bà, mỗi khi để bếp nguội nhiều thứ khác cũng nguội theo.
Con thấy rồi đấy, mẹ con mình cùng yêu chung một người đàn ông. Có thể mẹ với con không hòa hợp nhưng hãy vì chồng của con - con trai mẹ mà cố gắng. Để người đàn ông chúng ta yêu không bao giờ phải đau đầu, rối trí giữa "cuộc chiến không hồi kết" giữa mẹ và vợ.
Hơn hết cả, mẹ vẫn mong mẹ con mình hòa hợp, sống tốt, đối xử tốt với nhau. Tình cảm sẽ theo thời gian mà gắn kết, sơ rồi sẽ thành thân, xa rồi sẽ trở nên gần.
Tác giả bài viết: Thu Đức
Đàn bà thông minh và những điều phải làm khi đối diện với chồng phụ bạc Trong hôn nhân, giai đoạn khủng hoảng nhất của phụ nữ là giai đoạn phát hiện chồng ngoại tình. Nhưng cho dù có thế nào, thì cũng có cách để đối diện và vượt qua hết phụ nữ nhé. Nói chuyện rõ ràng với chồng Đây là điều nhất thiết vợ phải làm một khi phát hiện ra chồng bội bạc, ngoại tình....