Cách mạng Tháng Tám – Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong một thời gian ngắn, với khí thế cách mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước.
Fermat và Định lý Lớn thách đố suốt 4 thế kỷ Chiến thắng Vạn Tường một chiến công chói lọi Sinh ra như để cuộc đời có thêm nụ cười Cách mạng Tháng Tám là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong một thời gian ngắn, với khí thế cách mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước.
Đánh chiếm Bắc Bộ Phủ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội tháng 8/1945. Ảnh: Tư liệu – TTXVN
* Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
Từ ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, nhận định cơ hội cho nhân dân Việt Nam giành quyền độc lập đã tới, những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi. Hội nghị chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hội nghị nêu rõ đường lối đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, do ông Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng phụ trách. Ngay trong đêm 13/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 cho đồng bào và chiến sĩ cả nước nhanh chóng vùng dậy giành quyền độc lập.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh; thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa; quyết định Quốc kỳ nền đỏ ở giữa có sao vàng năm cánh; chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t3, tr554).
Nhân dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền ( 8-1945). Ảnh: Tư liệu – TTXVN
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa, giải phóng toàn bộ đất nước.
Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 10 vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội tưng bừng khí thế đấu tranh xuống đường vũ trang thị uy, tổ chức mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hà Nội đỏ rực cờ cách mạng. Cuộc mít tinh khổng lồ của nhân dân trở thành khởi nghĩa giành chính quyền.
Lực lượng quần chúng nhanh chóng chiếm phủ khâm sai, toà thị chính thành phố, trại bảo an binh và các công sở quan trọng khác. Khiếp sợ trước lực lượng quần chúng, bọn cầm đầu chính quyền tay sai Nhật ở Bắc Bộ vội vã đầu hàng. Khi đoàn người kéo đến Tòa thị chính, thị trưởng thành phố đã mở cửa, sẵn sàng trao lại chính quyền cho cách mạng.
Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn.
Như vậy, chỉ trong 12 ngày đêm, chính quyền của bọn đế quốc, phong kiến và tay sai thống trị gần 100 năm bị đập tan và chế độ quân chủ tồn tại hàng nghìn năm bị xóa bỏ vĩnh viễn, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước thật sự thuộc về tay nhân dân ta. Cách mạng Tháng Tám thành công.
Video đang HOT
* Kỷ nguyên mới của dân tộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở đường đưa dân tộc ta tiến hẳn vào kỷ nguyên mới trong lịch sử của mình: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Kỷ nguyên mới đánh dấu bước nhảy vọt của đất nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà nước công nông ra đời ở Việt Nam, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng lãnh đạo một nhà nước độc lập, một quốc gia-dân tộc, và như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 năm tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 6, tr.159.).
Sau cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được khẳng định; toàn dân tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào một cuộc trường chinh mới với những biến đổi cách mạng lớn lao và sâu sắc.
Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu – TTXVN
Kỷ nguyên mới của dân tộc là kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập thống nhất và phục hưng đất nước, kỷ nguyên kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, mà chủ thể của sự nghiệp vĩ đại này không có ai khác là con người Việt Nam, là cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn mang trong mình khí phách quật cường của mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nước Việt Nam của người Việt Nam. Người Việt Nam thực sự trở thành người làm chủ vận mệnh của đất nước và của chính bản thân mình; thời đại dân tộc Việt Nam đứng trên vũ đài của hành tinh với tư cách một nước, một quốc gia độc lập ngang hàng và hội nhập với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế.
Thời đại mới ở Việt Nam mang tên người con vĩ đại của dân tộc, từ người đi tìm đường cứu nước đã trở thành lãnh tụ anh minh, người dẫn đường cho dân tộc giành được thắng lợi thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Từ Cách mạng Tháng Tám, những tiếng Việt Nam Hồ Chí Minh đã gắn liến với nhau và trở thành quen thuộc, thiêng liêng trong trái tim những người chính trực trên thế giới.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt nhân dân Việt Nam, Người trịnh trọng tuyên bố trước thế giới: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Độc lập, tự do, hạnh phúc, những nội dung ấy được Hồ Chí Minh nêu lên đã gắn bó quyền của dân tộc với quyền con người. Đó là tư tưởng bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra đối với cả thế giới, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong.
Cùng với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, sự sáng lập Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam là sự đổi đời vĩ đại không chỉ trong lịch sử Việt Nam mà cả lịch sử đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Đó là một nhà nước kiểu mới gắn bó mật thiết với nhân dân, mang tính nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Dân tộc Việt Nam đã được độc lập, thống nhất, có chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, có quân đội chính quy, có địa vị hợp pháp trên trường quốc tế. Trong quá trình phát triển của dân tộc, đó là bước nhảy vọt vĩ đại nhất, một đóng góp có ý nghĩa lịch sử cực kỳ to lớn.
Đối với lịch sử dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự mở đầu cho những giai đoạn phát triển thắng lợi tiếp theo của Cách mạng Việt Nam. Tinh thần và ý chí quật cường cùng những bài học lớn từ Cách mạng Tháng Tám tiếp tục soi đường, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo nên những biến đổi to lớn, sâu sắc trong đời sống xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo Vietbao
Cuộc sống cơ cực của "ông vua nhạc sến" Vinh Sử
Nổi tiếng với danh hiệu "ông vua nhạc sến" là vậy, nhưng giờ đây nhạc sĩ Vinh Sử đang trải qua những tháng ngày lận đận trong "căn nhà" vỏn vẹn hơn 5 mét vuông. Căn bệnh ung thư với 4 lần phẫu thuật càng khiến cho cuộc sống của ông thêm phần cơ cực.
Đến thăm nhạc sĩ Vinh Sử trong một buổi chiều trời chuyển mưa, sau nhiều lần hỏi thăm mới có thể tìm được nơi cư ngụ hiện tại của người nhạc sĩ tài hoa này. Khuất trong con hẻm cụt của một khu dân cư lao động nghèo tại quận 7, TPHCM, "căn nhà" của nhạc sĩ sẽ khó có thể tìm được nếu những nhà cạnh bên không bảo rằng đó là nhà của ông.
Cảm xúc đầu tiên lúc đặt chân vào căn nhà chỉ vỏn vẹn hơn 5 mét vuông này là một sự xót xa và không khỏi bất ngờ khi "tổ ấm" của một người nhạc sĩ từng có rất nhiều bài hát trữ tình đình đám của làng nhạc Việt hiện ra trước mắt. Sau tiếng gọi được cất lên từ mình, bước ra mở cửa đón tiếp tôi là gương mặt phúc hậu của một người phụ nữ lớn tuổi. Thoáng nhìn vào bên trong, chợt thấy những bước chân chậm rãi và có phần khó khăn của nhạc sĩ Vinh Sử đang bước xuống cầu thang của căn gác xếp, tôi khẽ chào và được nhạc sĩ ân cần mời vào nhà.
Nhẹ nhàng chỉ tay về hướng người phụ nữ vừa mở cửa đón tôi, nhạc sĩ Vinh Sử giới thiệu "đây là người bạn đời thứ 3 của tôi, dù đã không còn là vợ chồng từ lâu rồi nhưng vì thương hoàn cảnh của tôi mà bà ấy thường xuyên sang đây để chăm sóc, cưu mang... Tôi giờ bệnh tình cũng khó khăn nên thường mau mệt lắm nên nếu nói chuyện với cậu không được nhiều thì cũng mong cậu thông cảm cho tôi", nhạc sĩ Vinh Sử chân thành nói.
"Căn nhà" với diện tích hơn 5 mét vuông của nhạc sĩ Vinh Sử với chiếc xe máy kỷ niệm do một học trò tặng ông, thay cho chiếc xe cũ cồng kềnh để tiện bề đi lại. Nhưng thời gian gần đây, sức khỏe yếu dần nên nhạc sĩ cũng không thể sử dụng được.
Trở thành nhạc sĩ nổi tiếng từ "nhà thơ"
Câu chuyện của chúng tôi được bắt đầu sau những câu hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của nhạc sĩ. Mặc dù khá khó khăn để có thể ngồi lâu nhưng ông cũng đã nhiệt tình dành cho tôi những lời chia sẻ cởi mở. Hướng nhìn về tôi với ánh mắt có phần "nghi ngại", bởi tôi biết rằng, có khá nhiều người trẻ như mình nào đâu dễ quan tâm đến những bản tình ca mà mọi người hay gọi là "nhạc sến".
Thế nhưng, sau một hồi kể ra chi tiết các sáng tác của ông, cùng với những đặc điểm nổi bật của một vài ca khúc mà tôi từng được nghe, kể cả chủ động nghe và cả những lúc được "nghe ké" qua chiếc máy cát-sét cũ của mẹ ngày xưa, ánh mắt nghi ngại và câu nói ban đầu của nhạc sĩ "Cậu còn trẻ chắc ít biết các ca khúc của tôi hả..." dần tan biến trong ánh nhìn của nhạc sĩ.
Tỏ ra một chút bất ngờ về tôi nhưng nhạc sĩ cũng không giấu được niềm vui khi nghe tôi nói, "không chỉ riêng con mà cũng còn nhiều bạn trẻ khác vẫn ủng hộ nhạc xưa, nhạc trữ tình và nhất là các bài hát của nhạc sĩ Vinh Sử vẫn nhận được rất nhiều tình cảm của khán giả...". Đó cũng là điều mà nhạc sĩ cảm thấy hạnh phúc khi chia sẻ rằng, đời người nhạc sĩ không mong gì hơn là được công chúng yêu thương những ca khúc của mình đến cuối đời.
Tuổi trẻ "mộng mơ" thích làm thơ của chàng trai Vinh Sử
Nói về cơ duyên trở thành nhạc sĩ của mình, ngay cả bản thân nhạc sĩ cũng còn bất ngờ khi nghĩ lại. Bởi ông từng không dám nghĩ rằng, một chàng trai trẻ được sinh ra và lớn lên trong xóm lao động nghèo nhất Sài Gòn lúc bấy giờ lại có thể trở thành nhạc sĩ được nhiều người biết đến. Ông cho biết, "Nhà tôi không ai được đi học tới nơi tới chốn cả, duy chỉ có tôi là được may mắn học được chút ít. Đó cũng là nhờ cái tính mơ mộng lúc tuổi mới lớn của mình, tôi hay làm thơ lắm rồi mới nghĩ, đã có thơ thì làm sao thiếu nhạc được. Suy nghĩ đó thôi thúc tôi tự tìm nơi học nhạc, nhưng nếu khán giả để ý, các ca khúc của tôi vẫn mang hơi hướng của cổ nhạc hơn là cũng vì tôi xuất thân từ bộ môn này. Tôi cũng không ngờ rằng, công chúng lại đón nhận nhiều ca khúc của mình như vậy".
Viết nhạc hay nhờ "thất tình" nhiều
Không ngần ngại kể về chuyện tình lận đận của mình ngày còn trẻ, nhạc sĩ Vinh Sử chia sẻ rằng, có lẽ những ca khúc buồn như vận vào mình hồi nào không hay. Những ca khúc của ông hầu hết đều thể hiện sự chia ly, buồn bã, hay nhưng cuộc tình trái ngang. Đó cũng là cảm xúc thật mà sau những chuyện tình không may mắn của mình, nhạc sĩ cũng chỉ biết giải bày bằng âm nhạc.
"Mình là nhạc sĩ nghèo thì đành chịu thôi, họ đến rồi lại rời bỏ mình nhưng tôi không trách họ, chỉ nghĩ mình không có duyên có nợ. Hơn nữa, có lẽ khó có người phụ nữ nào chấp nhận được cái tính nghệ sĩ của tôi nên dù có bốn người bạn đời nhưng chúng tôi đều không gắn bó với nhau lâu dài được", nhạc sĩ chia sẻ.
Cuộc sống cơ cực hiện tại của "ông vua nhạc sến"
Đó cũng là hoàn cảnh sáng tác và lý do ra đời của nhiều ca khúc như Hai bàn tay trắng, Nhẫn cỏ cho em, Trả nhẫn kim cương, Mưa bụi, Gõ cửa trái tim... mà rất nhiều khán giả đã nghe và đồng cảm. Bởi lớn lên trong tình thương của xóm lao động nghèo nên cái chất nhạc và giai điệu trong những bài ca trữ tình của mình cũng được nhạc sĩ Vinh Sử đặc biệt dành cho những người nghe bình dân, những người trong phần lớn khán giả đã góp phần nuôi dưỡng cho các tác phẩm của ông được sống theo năm tháng.
Vẫn lạc quan dù bốn lần phẫu thuật vì ung thư
Trở lại với căn bệnh ung thư trực tràng đang ngày đêm khiến nhạc sĩ ăn ngủ không yên, xót xa khi nhìn "căn nhà" hơn 5 mét vuông đó phần lớn diện tích là dành cho đủ loại thuốc men mà nhạc sĩ đang sử dụng để điều trị. Đau nhức hàng đêm và dẫn đến mất ngủ, trí nhớ cũng không còn được tốt như xưa nên không ít lần, nhạc sĩ liên tục xin lỗi vì có thể quên đi một số chuyện liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Hiện tại, bên cạnh số tiền tác quyền ít ỏi và không ổn định nhận được một quý 5-6 triệu đồng, nhạc sĩ cũng chỉ biết nương nhờ vào sự giúp đỡ của một số học trò, ca sĩ và đặc biệt là những vị khán giả "không tên" âm thầm cưu mang. Nhà có 6 người con nhưng không ai nối nghiệp nghệ thuật của ông và mỗi người đều phải vất vả lo toan mưu sinh với cuộc sống riêng của mình. Thế nên, mặc dù các con thường xuyên hỏi han, lo lắng nhưng nhạc sĩ vẫn quyết tự mình chăm sóc. Khi nào có chuyện gì cần thiết lắm ông mới gọi điện thoại nhờ các con.
Nhạc sĩ cũng không quên gửi đến những người hâm mộ đã giúp ông có thêm nguồn động lực và niềm tin vào cuộc sống của những tháng ngày cuối đời. Những lời cảm ơn chân thành nhất mà ông mong muốn thông qua bài viết này được gửi đến tất cả khán giả ở mọi nơi. Đặc biệt, lời tri ân sâu sắc nhất mà ông muốn dành tặng cho khán giả Hà Nội, những người mà cách đây 2 năm cũng trong đêm nhạc Vinh Sử được tổ chức tại đây đã quyên góp thuốc men và cả trăm triệu đồng để giúp ông điều trị bệnh.
Kỷ niệm chương do Hội âm nhạc TPHCM trao tặng cho nhạc sĩ Vinh Sử
Nói xong, kéo chiếc phong bì nhận được từ một người hâm mộ đến trước đó không lâu, đôi mắt nhạc sĩ lại ánh lên một niềm hạnh phúc: "Vừa nãy có một người đến đây biếu cho tôi 20 triệu đồng để lo thuốc men. Tôi có hỏi tên tuổi nhưng họ không nói và nài nỉ tôi nhận. Tôi hạnh phúc không phải vì số tiền mà là vì đến tận tuổi 70 này, tôi vẫn được khán giả yêu thương và nhớ đến mình".
Cúi chào nhạc sĩ ra về, dưới cơn mưa chiều dần nặng hạt, tôi chợt nghĩ và thầm mong "sau cơn mưa trời sẽ lại sáng" không chỉ đối với hoàn cảnh của ông mà còn là nhiều nghệ sĩ khó khăn khác cũng đang trải qua. Riêng với nhạc sĩ Vinh Sử, có lẽ "căn nhà" hơn 5 mét vuông trị giá 280 triệu đồng vẫn chưa trả góp xong chỉ là thứ tài sản vật chất ít ỏi còn lại. Nhưng ý nghĩa và giá trị hơn hết vẫn là cái gia tài "đồ sộ" khoảng 1000 ca khúc và sự thương yêu mà rất nhiều khán giả mộ điệu ở khắp nơi dành cho những tình khúc của Vinh Sử.
Đêm nhạc giúp đỡ nhạc sĩ Vinh Sử ngày 20/8/2014
Đêm nhạc Vinh Sử chủ đề Gõ cửa trái tim sẽ diễn ra lúc 20h30 ngày 20/8, tại phòng trà Nam Quang (147 Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP.HCM).
Đêm nhạc sẽ quy tụ các ca sĩ đã từng thành công với các nhạc phẩm trữ tình của nhạc sĩ Vinh Sử và sẽ có khoảng 20 ca khúc hay nhất của ông được trình diễn trong đêm.
Toàn bộ doanh thu từ tiền bán vé và quyên góp tại chỗ sẽ dùng để giúp nhạc sĩ Vinh Sử điều trị bệnh.
Theo dantri
Xúc động một gia đình được Bác Hồ tặng áo lụa Gia đình có 9 anh em thì có tới 8 người tham gia kháng chiến, trong đó có 5 người hi sinh trong kháng chiến. Gia đình ấy đã được Bác Hồ khen ngợi "Một nhà trung hiếu - Muôn thuở thơm danh" và còn được Bác tặng áo lụa. Trong cái nắng gay gắt như đổ lửa của mùa hè, chúng tôi...