Cách mạng Bolivar với sứ mệnh hòa giải đầy thách thức
Liên minh các phong trào chính trị cánh tả do đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) cầm quyền đứng đầu đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội diễn ra ngày 6/12 vừa qua.
Với sự ủng hộ của hơn 68% số cử tri đi bỏ phiếu, PSUV sẽ quay trở lại nắm quyền kiểm soát cơ quan lập pháp kể từ đầu năm 2021.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Caracas ngày 6/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Một lần nữa, lực lượng cánh tả tại Venezuela khẳng định được sự đoàn kết và uy tín, trong bối cảnh một bộ phận cánh hữu cực đoan vẫn tiếp tục các kế hoạch chống phá mạnh mẽ với sự hậu thuẫn từ bên ngoài hòng chấm dứt tiến trình cách mạng Bolivar do cố Tổng thống Hugo Chavez khởi xướng cách đây hơn 20 năm.
Kết quả bầu cử chứng tỏ đảng PSUV vẫn tiếp tục là lực lượng chính trị có tổ chức và uy tín nhất tại Venezuela, trong khi phe đối lập tiếp tục bị chia rẽ lợi ích sâu sắc và chưa thực sự tìm được một hướng đi rõ ràng để người dân Venezuela có thể đặt niềm tin.
Việc thành lập quốc hội mới được coi là cơ hội để tất cả các lực lượng chính trị tại Venezuela thúc đẩy cuộc đối thoại chính trị, sau 5 năm cơ quan lập pháp nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập với những bất đồng không lối thoát, gây chia rẽ sâu sắc và là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các thế lực bên ngoài có thể can thiệp và gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng tại quốc gia Nam Mỹ này. Đây sẽ là bước khởi đầu mới giúp nước này tìm ra được giải pháp hòa bình cho những bất ổn và bất đồng, đưa Venezuela thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội kéo dài.
Video đang HOT
Mặc dù các lực lượng ủng hộ Chính phủ Venezuela đã giành được thắng lợi đáng ghi nhận, song đa phần các ý kiến trong giới lãnh đạo cao cấp của chính quyền cách mạng Bolivar, kể cả Tổng thống Nicolas Maduro, đều khẳng định sự cần thiết phải đưa Quốc hội khóa mới trở thành trung tâm đối thoại của tất cả các lực lượng chính trị trong xã hội. Mong mỏi lớn nhất của đại đa số người dân Venezuela lúc này là các thành phần chính trị chủ chốt phải giải quyết được những bất đồng, tôn trọng sự khác biệt vì mục tiêu chung là khôi phục con đường phát triển đất nước, cải thiện đời sống của người dân và vực dậy nền kinh tế đang gặp vô vàn khó khăn trong những năm vừa qua.
Theo đánh giá của chuyên gia Francisco Enrich, giảng viên khoa học chính trị thuộc trường Đại học Quân sự Venezuela, đây là một chiến thắng quan trọng của những người ủng hộ tư tưởng của cố Tổng thống Hugo Chavez, song cần phải gạt sang một bên những đối đầu ý thức hệ và thay vào đó bằng các cuộc đối thoại rộng rãi từ cơ quan lập pháp với tất cả các thành phần xã hội. Ông khẳng định cần phải đạt được thỏa thuận với sự tham gia của cả những nhóm chính trị không tham gia cuộc bầu cử và đó có thể sẽ là yếu tố quan trọng thay đổi vận mệnh của Venezuela theo một hướng đi tích cực hơn.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng con đường phía trước để đưa Venezuela thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn còn nhiều thách thức và chông gai. Một bộ phận phe đối lập cực đoan do thủ lĩnh Juan Guaido đứng đầu vẫn tiếp tục kế hoạch thách thức quyền lực của Tổng thống Maduro, kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài trong việc gây sức ép đối với nhà lãnh đạo cánh tả để tìm cách thay đổi cán cân chính trị cũng như gây khó khăn cho những kế hoạch phát triển đất nước mà chính phủ cách mạng đề ra.
Trong khi đó, từ bên ngoài, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh ở Mỹ Latinh cũng tuyên bố không công nhận kết quả cuộc bầu cử, cho rằng “có sự gian lận”, bất chấp thực tế rằng cuộc bầu cử đã được trên 300 quan sát viên quốc tế khẳng định là minh bạch và hoàn toàn hợp lệ.
Trước những sức ép này, Tổng thống Nicolas Maduro nhấn mạnh Venezuela luôn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới và vì vậy cũng yêu cầu các nước tôn trọng chủ quyền của Venezuela, cũng như ý nguyện của hàng triệu cử tri đã tham gia cuộc bỏ phiếu lần này đúng theo quy định của Hiến pháp.
Nhà lãnh đạo Venezuela khẳng định với chiến thắng lần này của liên minh cánh tả, đất nước sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới và cơ quan lập pháp có thể tập trung vào việc soạn thảo các văn bản luật phù hợp với thực tiễn đất nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế, để có thể từng bước tìm kiếm các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ cho công cuộc khôi phục nền kinh tế. Mặc dù vậy, đây sẽ là một thách thức rất lớn khi mà các biện pháp trừng phạt và bao vây kinh tế do Mỹ và các đồng minh thực hiện đang phong tỏa mọi cơ hội tiếp cận của Venezuela với thị trường quốc tế.
Bất chấp những khó khăn lớn mà Venezuela đang phải đối mặt từ bên trong và sức ép từ các thế lực bên ngoài, kết quả bầu cử quốc hội lần này là minh chứng cho sự ủng hộ của nhân dân Venezuela dành cho chủ trương hòa giải và hòa hợp của PSUV. Thể hiện quan điểm bằng lá phiếu của mình, người dân Venezuela đã trao cho liên minh các phong trào chính trị cánh tả do PSUV sứ mệnh thúc đẩy cuộc đối thoại hòa giải đầy khó khăn, với hy vọng đây sẽ là sự mở đầu mới cho việc xây dựng một đất nước đoàn kết, bình đẳng, vì lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội.
Tổng thống Venezuela sẽ tiên phong tiêm vaccine Nga
Tổng thống Nicolas Maduro cho biết ông sẽ là người đầu tiên ở Venezuela tiêm vaccine Sputnik V của Nga để "làm gương" trong cuộc chiến chống Covid-19.
"Tôi rất vui khi Nga sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine cho người dân. Sẽ tới lúc tất cả người dân Venezuela chúng ta đều tiêm vaccine và tôi sẽ là người đầu tiên. Tôi sẽ tiêm đầu tiên để làm gương", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trên truyền hình hôm 16/8.
Vaccine Covid-19 của Nga, được đặt tên là Sputnik V, là loại vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, dù chưa hoàn thành thử nghiêm Giai đoạn ba. Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ.
Hiện chưa rõ thời điểm lô hàng vaccine Nga được chuyển đến Venezuela. Quốc gia này ghi nhận hơn 33.700 ca nhiễm và hơn 280 ca tử vong do nCoV.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Caracas hôm 12/3. Ảnh: Reuters.
Trước Maduro, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng tuyên bố ông tình nguyện tiêm mũi vaccine đầu tiên do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn. Phát ngôn viên của Duterte, Harry Roque, tuần trước cho biết Philippines sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nga vào tháng 10 và Tổng thống sẽ được tiêm vào tháng 5 năm sau.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và công sức nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới. Nga, Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu "cuộc chạy đua" sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên. Theo dữ liệu dự thảo do WHO công bố tuần qua, hiện có 29 loại vaccine đang được đánh giá lâm sàng.
Thử nghiệm lâm sàng, hay thử nghiệm Giai đoạn ba, là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô hàng nghìn người. Quá trình này đòi hỏi một tỷ lệ người tham gia nhất định được tiêm vaccine để theo dõi hiệu quả cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra, thường được coi là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận.
Giới khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn", song Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định những hoài nghi về vaccine này là "vô căn cứ".
Trước những chỉ trích rằng Nga "đốt cháy giai đoạn" trong phát triển vaccine Covid-19, Aleksander Gintsburg, giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gameleya, hôm 16/8 cho hay giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ ba vẫn sẽ được tiến hành trên quy mô hàng nghìn người.
Ông Gintsburg lưu ý Sputnik V dự kiến không được lưu hành rộng rãi trước tháng 1/2021 vì phải mất 4-5 tháng để theo dõi thêm hiệu quả cũng như phản ứng phụ có thể xảy ra.
"Chúng tôi sẽ nộp bản quy trình thử nghiệm hậu đăng ký đầu tiên vào ngày 17/8. Vì sự chú ý của dư luận và truyền thông, tôi tin rằng Bộ Y tế Nga sẽ xử lý nhanh chóng và phê chuẩn đề xuất trong vòng một tuần. Vậy nên quá trình thử nghiệm giai đoạn ba sẽ bắt đầu trong 7-10 ngày tới", Gintsburg nói với TASS.
Một thủ lĩnh đối lập Venezuela trốn sang Tây Ban Nha Leopoldo Lopez, thủ lĩnh phe đối lập Venezuela, trốn ra nước ngoài sau 18 tháng trú ẩn tại nhà của đại sứ Tây Ban Nha ở thủ đô Caracas. "Tôi xác nhận rằng con trai mình rời khỏi đại sứ quán Tây Ban Nha theo ý chí của mình và bí mật ra khỏi Venezuela", Leopoldo Lopez Gil, cha của thủ lĩnh phe...