Cách mạng 4.0 với phát triển bền vững ở Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Tiến trình phát triển của xã hội loài người, trong đó phát triển bền vững, được xem là xu thế tất yếu, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Vì vậy, phát triển bền vững đang là nhu cầu cấp bách, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… để hoạch định chiến lược phù hợp với quốc gia đó.

Trong thời đại có nhiều tiến bộ và thay đổi hiện nay do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( cách mạng công nghiệp 4.0) tạo ra, việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít thách thức, trong đó Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Cách mạng 4.0 với phát triển bền vững ở Việt Nam - Hình 1
Sản xuất, lắp ráp tấm quang điện mặt trời tại Công ty TNHH chế tạo Canadian Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Canada, tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng. Anh: Danh Lam/TTXVN

Tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực

Nhà khoa học Trần Văn Tuyển và Nguyễn Đức Tuyên (Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng) cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng công nghệ số và sự tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Tác động của nó sẽ ảnh hưởng đến mọi luật lệ, kinh tế, ngành công nghiệp. Xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng cuộc cách mạng này.

Để tận dụng được những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, chúng ta cần phải đánh giá những tác động, từ đó đưa ra giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Lịch sử đã ghi nhận 3 cuộc cách mạng công nghiệp chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế-xã hội của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước. Cuộc cách mạng thứ hai là sự xuất hiện của điện năng. Cuộc cách mạng lần thứ 3 là sự bùng nổ của tin họctự động hóa. Tiếp theo là cuộc Cách mạnh công nghiệp 4.0, bao gồm các công nghệ mới chủ yếu như Internet kết nối vạn vật (IoT), rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử…

Hiện tại cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Để chủ động đón nhận cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến quá trình phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam đã và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Trong bối cảnh quy mô của nền kinh tế và các nguồn lực còn hạn chế, Chính phủ vẫn dành ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học – công nghệ như là một trong ba đột phá chiến lược. Đối với nhóm người có thu nhập thấp trong xã hội, Chính phủ quan tâm thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp tạo việc làm, thu nhập thông qua đào tạo nghề và hỗ trợ tín dụng; chú trọng dạy nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và lao động nữ.

Bên cạnh các chương trình quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học – công nghệ trong nước phục vụ phát triển, Chính phủ cũng dành nguồn lực đầu tư cho các chương trình hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách tăng trưởng xanh cũng được chú trọng hơn thông qua các biện pháp siết chặt giám sát, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp.

Tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức

Nhà khoa học Trần Văn Tuyển và Nguyễn Đức Tuyên cho rằng Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân và tác động mạnh đến Việt Nam, cả thuận lợi cũng như bất lợi. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, thực hiện được mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng.

Video đang HOT

Để hóa giải thách thức, tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép. Đó là tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng từ giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây; nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu. Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần có những nội dung liên quan đến cả hai nhóm này. Trong đó cần xác định những cơ hội và thách thức liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0 như một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh, để điều chỉnh những thông số của các kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, trước hết là internet, thông tin, truyền thông…

Đồng thời cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp (nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành có khả năng chịu nhiều tác động) và ngân hàng, về Cách mạng công nghiệp 4.0 để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Về lâu dài, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn và đa dạng hóa lợi thế so sánh. Muốn vậy, phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố, như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực phong phú, trong đó nguồn nhân lực là yếu tố then chốt.

Với hơn 70% dân số Việt Nam sống ở các khu vực nông thôn, trong tương lai gần, các lĩnh vực này vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, nhưng cần tiếp tục đầu tư phát triển ở mức chuyên sâu hơn nhằm ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng và tạo giá trị gia tăng cao hơn. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành; dành ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với việc cải thiện tính kết nối (mở rộng độ bao phủ, tăng tốc độ truy cập và hạ giá sử dụng internet); phát triển thị trường vốn dài hạn và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với phát triển công nghệ và sáng tạo.

Thực hiện chính sách công nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết chặt chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và một số doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng, phát triển công nghệ, nhất là công nghệ, công nghiệp hỗ trợ gắn với các chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, khu vực doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Thực hiện cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ, hướng sinh viên vào học các ngành khoa học và công nghệ; nuôi dưỡng các kỹ năng khoa học, công nghệ. Có cơ chế để khuyến khích sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục đào tạo.

Chủ động chuẩn bị các giải pháp

Bên cạnh các giải pháp kinh tế – xã hội, dưới góc độ chính sách khoa học và công nghệ, để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại phục vụ tăng trưởng bền vững, theo đề xuất của nhà khoa học Trần Văn Tuyển và Nguyễn Đức Tuyên, Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các giải pháp ứng phó.

Trước hết, phải xác định các hướng công nghệ, các ngành công nghệ công nghiệp mà Việt Nam cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới (dựa trên trí tuệ ảo, kỷ nguyên số, internet vạn vật); đổi mới việc xác định nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển các nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành sinh học, vật lý học, kỹ thuật số.

Chuyển dịch trọng tâm chính sách khoa học và công nghệ, từ chỗ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu – triển khai (R&D) là chủ yếu sang chú trọng đầu tư cho thương mại hóa kết quả R lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; dành kinh phí thỏa đáng cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp không nên dàn trải đối với hoạt động khởi nghiệp chung để chỉ tăng số lượng các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, mà quan trọng là cần tập trung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao.

Tiếp tục dành ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quản lý, quản trị doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích chuyển dịch lao động trình độ cao từ các viện nghiên cứu, trường đại học sang khu vực doanh nghiệp; tăng cường chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, bảo đảm cung cấp đầu vào về lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật cao, để giảm thiểu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cần đầu tư tới ngưỡng và kiên quyết triển khai Đề án Chính phủ điện tử để giảm chi phí xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh chung của thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau, cần có các nỗ lực liên kết tổng thể với sự vào cuộc của tất cả các quốc gia liên quan ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Trong việc thực hiện Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam cần khai thác triệt để kênh hợp tác và hội nhập quốc tế, thống nhất quan điểm, kế hoạch hành động chung với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới, cùng nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận bình đẳng, hưởng lợi từ các thành quả của cách mạng công nghiệp, tăng trưởng bền vững.

Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Chính phủ, các bộ, ngành đang đồng loạt "kích hoạt" các gói chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Khi các chính sách phát huy hiệu quả, vực dậy các doanh nghiệp thì sau đại dịch sẽ là một cơ hội rất tuyệt vời cho Việt Nam.

Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - Hình 1
Ngành ngân hàng không thiếu tiền và sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được

Đồng loạt "kích hoạt" các gói chính sách

Nền kinh tế thế giới đang trải qua một cuộc đại khủng hoảng chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra. Việt Nam may mắn có số người nhiễm bệnh rất thấp, chưa có ca tử vong, nhưng tác động đến nền kinh tế là rất lớn, trong đó người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh đang là những đối tượng chịu thiệt hại nặng nề.

Hiện nay, Chính phủ cùng các bộ ngành như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước... đang đưa là rất nhiều gói cứu trợ cho người lao động và nền kinh tế. Vấn đề bây giờ là khâu thực hiện, làm sao để những gói hỗ trợ này đúng và trúng, phát huy hiệu quả tốt nhất để giúp nền kinh tế vượt qua đại dịch và vực dậy, hồi sinh sau dịch.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp thì trước tiên chúng ta phải xem họ thực sự cần cái gì? Cần cơ chế, cần tiền, hay cần những cái khác?

"Theo tôi, doanh nghiệp cần nhất là dòng tiền, tiếp đến là thanh khoản. Bây giờ tất cả công nợ, tư nợ cùng dồn dập đến, vậy họ lấy đâu ra tiền? Vì vậy, theo tôi các chính sách thiết kế phải nhắm vào cái này" - Tiến sỹ Cấn Văn Lực nói. Theo quan sát của vị chuyên gia, sẽ cần tới 4 gói chính sách lớn được đưa ra, bao gồm: Gói tín dụng của các ngân hàng; Gói chính sách tài khóa (giảm, giãn tiền thuế, tiền thuê đất); Gói an sinh xã hội; và Gói phục hồi sau dịch.

Gói tín dụng lớn nhưng liệu có hấp thụ được?

Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, gói tín dụng mà các ngân hàng đang đưa ra bao gồm 2 cấu phần: Cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới; Giảm lãi, giảm phí. Trong đó, hiện nay một số ngân hàng đã cho phép cơ cấu lại nợ (tức là đến thời điểm phải trả nợ nhưng chưa cần phải trả) với thời hạn lên đến 1 năm; giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời gói cam kết cho vay mới đã lên tới 600.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Lực cũng cho rằng, dù các ngân hàng cam kết gói cho vay mới lớn như vậy nhưng khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp hiện nay rất yếu. Còn với gói giảm lãi, giảm phí, tính sơ bộ nếu các ngân hàng chỉ cần cho vay 300.000 tỷ với mức giảm lãi 1-2,5%, cùng với giảm phí, thì ít nhất hệ thống ngân hàng đã chia sẻ với các doanh nghiệp khoảng 28.000 - 30.000 tỷ đồng.

"Gói tín dụng này là tiền các ngân hàng làm ra chứ không phải ngân sách Nhà nước" - ông Lực nói và thông tin thêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thậm chí đã cho rằng, với các giải pháp trên, dự kiến năm nay nợ xấu ngân hàng sẽ tăng lên khoảng 3,7 - 4%.

Bàn về gói tín dụng của các ngân hàng, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là gói tín dụng rất lớn, tuy nhiên cũng phải xem xét xem ai sẽ được thụ hưởng. "Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang lao đao vì dịch bệnh liệu có vay được không, hay vẫn là những khách hàng "ngon" của ngân hàng, những đại doanh nghiệp mới vay được" - vị chuyên gia đặt câu hỏi. Ông cũng chia sẻ: "Nhiều doanh nghiệp trao đổi với tôi là, họ hỏi ngân hàng thì ngân hàng nói chờ hướng dẫn. Còn khi tôi hỏi ngân hàng thì nhận được câu trả lời là khó có thể cho vay vì doanh nghiệp đã đóng cửa một phần, khả năng trả nợ không chắc chắn".

Thừa nhận vấn đề hấp thụ tín dụng của các doanh nghiệp hiện nay rất kém, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tổng dư nợ nền kinh tế đến ngày 10-4 đã giảm 0,8%, cho thấy lực hấp thụ vốn nền kinh tế đã giảm giảm. Các ngân hàng cho vay mới 180.000 tỷ đồng, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng 0,1%; còn thương mại, dịch vụ, du lịch và vay tiêu dùng giảm; doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 0,6%.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, ngành ngân hàng đã vào cuộc tích cực, với tinh thần là giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Thậm chí, các ngân hàng phải tiết kiệm chi phí, giảm lương, thậm chí tạm thời không chia cổ tức, chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, gói 300.000 tỷ của ngành ngân hàng phát đi thông điệp ngân hàng không thiếu tiền, vấn đề là sức hấp thụ của nền kinh tế.

"Ngân hàng phải huy động vốn của người dân chứ không phải tiền ngân sách. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần chia sẻ với ngành ngân hàng để rà soát đánh giá những dự án mới, hướng đi mới, cơ cấu lại chính mình. Nếu doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo thì phải có kế hoạch kinh doanh tốt, ngân hàng phải kiểm soát được dòng tiền thì chắc chắn không ngân hàng nào không cho vay. Còn nếu không thì ngân hàng cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ tới 1 năm đã là "đặc ân" rồi" - ông Hùng nói.

Thời điểm vàng để giảm thuế cho doanh nghiệp

Gói chính sách thứ hai mà các chuyên gia nhắc đến là gói chính sách tài khóa do Bộ Tài chính đã đưa ra, theo đó sẽ gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất 180.000 tỷ đồng. Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, đối với gói gia hạn thuế, tiền thuê đất này Chính phủ vẫn sẽ thu vào cuối năm, nhưng cái mà Chính phủ hy sinh là tiền lãi, tiền phạt chậm nộp trong số tiền gia hạn này. "Nếu chỉ tính theo lãi suất ngân hàng thôi thì ngân sách sẽ giảm khoảng 5% số tiền thuế này" - vị chuyên gia tính toán.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài việc giãn, hoãn thuế thì cần "kích hoạt" thêm nhiều chính sách hỗ trợ tài khóa khác. Vì trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp đã và sẽ tiếp tục "đóng cửa", vì vậy họ sẽ chẳng có doanh thu mà nộp thuế. Theo đề xuất của Tiến sỹ Cấn Văn Lực, cái mà Chính phủ cần hỗ trợ ngay hiện nay là giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Tôi nghĩ năm nay là thời điểm vàng để làm điều này, từ thời điểm 1-1-2010 cần giảm ngay xuống 15 - 17% tùy quy mô doanh nghiệp. Tính sơ bộ, nếu giảm như vậy ngân sách sẽ giảm thu khoảng 15.600 tỷ đồng" - ông Lực nêu ý kiến. Ngoài ra, vị chuyên gia cũng kiến nghị giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng quan trọng, tương đương thu ngân sách sẽ giảm 46.000 tỷ đồng.

Đồng quan điểm với Tiến sỹ Cấn Văn Lực, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, việc giảm thuế cho doanh nghiệp không có nghĩa ngân sách Nhà nước sẽ mất. "Ví dụ Nhà nước thu thuế 20%, nay giảm 3%, cái này doanh nghiệp sẽ "ném" vào sản xuất kinh doanh. Nếu năm nay doanh thu doanh nghiệp 100 tỷ, sang năm tăng lên 150 tỷ, thì ngân sách thu lại vẫn cao hơn. Đây chính là nuôi dưỡng nguồn thu, phải tư duy như thế" - ông Thân nói.

Cần sự vào cuộc quyết liệt

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhắc đến gói chính sách là gói an sinh xã hội với 62.000 tỷ đồng, gói giảm phí viễn thông 15.000 tỷ, gói giảm giá điện 12.000 tỷ. "Sơ sơ như thế ngân sách đã hy sinh khoảng 2,5% GDP để đồng hành cùng doanh nghiệp, đó là con số cực lớn" - Tiến sỹ Cấn Văn Lực nói. Ngoài ra, theo các chuyên gia, Chính phủ cũng cần nhanh chóng tính toán gói hỗ trợ phục hồi sau dịch.

"Làm sao để doanh nghiệp phục hồi sau dịch, cái này rất quan trọng. Mỹ vừa công bố gói kế hoạch 3 giai đoạn, tôi đã tham khảo và thấy cực kỳ hay, rất cụ thể, bao gồm Chính phủ làm gì, doanh nghiệp làm gì, người dân làm gì. Nếu gộp 4 gói này thì chúng ta sẽ có gói chính sách chưa từng có trong lịch sử" - Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho biết.

Dù vậy, để các gói chính sách phát huy hiệu quả thì cần sự vào cuộc tích cực của các bên, từ Chính phủ xuống doanh nghiệp. Cụ thể, Chính phủ phải có thiết kế, có hướng dẫn cụ thể, chi tiết mà theo chuyên gia Cấn Văn Lực "vì là cái mới, ta vừa làm vừa sửa, không sao cả". Còn phía tổ chức tín dụng, thuế, phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin. "Tôi đã đề xuất Chính phủ áp dụng mobile money, chỉ cần số điện thoại, một ví điện tử thì tiền sẽ đến được người dân" - ông Lực nói.

Thứ ba là doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi, phải công khai minh bạch, bắt tay ngân hàng, thuế, đồng thời hiến kế cho các hiệp hội vì "không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp". Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19 này, thế giới sẽ thay đổi cực kỳ lớn, doanh nghiệp Việt cũng phải nhanh chóng thay đổi, áp dụng tự động hóa, thương mại điện tử, fintech, giáo dục e-leaning... Các chuyên gia cho rằng, sau đại dịch sẽ là một cơ hội rất tuyệt vời cho Việt Nam khi chúng ta đã "ghi điểm" trong việc kiểm soát dịch bệnh, trong đó chúng ta sẽ là điểm đến của du lịch, đầu tư nước ngoài.

Sau đại dịch Covid-19 này, thế giới sẽ thay đổi cực kỳ lớn, doanh nghiệp Việt cũng phải nhanh chóng thay đổi, áp dụng tự động hóa, thương mại điện tử, fintech, giáo dục e-leaning... Các chuyên gia cho rằng, sau đại dịch sẽ là một cơ hội rất tuyệt vời cho Việt Nam khi chúng ta đã "ghi điểm" trong việc kiểm soát dịch bệnh, trong đó chúng ta sẽ là điểm đến của du lịch, đầu tư nước ngoài.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Hot nhất MXH: Paparazzi lần đầu tung clip "full HD" tóm Lưu Diệc Phi hẹn hò Song Seung HunHot nhất MXH: Paparazzi lần đầu tung clip "full HD" tóm Lưu Diệc Phi hẹn hò Song Seung Hun
13:21:08 18/12/2024
Giữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữGiữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữ
13:13:37 18/12/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Cơ quan an ninh Ukraine tuyên bố triệt phá mạng lưới điệp viên lớn chưa từng có

Cơ quan an ninh Ukraine tuyên bố triệt phá mạng lưới điệp viên lớn chưa từng có

Thế giới

19:08:06 18/12/2024
Theo thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram, Cơ quan An ninh Ukraine cho rằng đây là mạng lưới điệp viên lớn nhất của Liên bang Nga hoạt động ở miền Bắc và miền Nam Ukraine bị bóc gỡ.
Cuộc sống của Nhật Kim Anh và chồng cũ sau 5 năm ly hôn

Cuộc sống của Nhật Kim Anh và chồng cũ sau 5 năm ly hôn

Sao việt

19:03:50 18/12/2024
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, Nhật Kim Anh tâp trung phát triển sự nghiệp và thành công ở nhiều lĩnh vực giải trí. Bên cạnh đó, cô cũng là một doanh nhân thành đạt với chuỗi sản phẩm ăn nên làm ra .
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?

Netizen

18:33:05 18/12/2024
Ngay sau khi hình ảnh một người phụ nữ liên tục ngồi gào khóc trước cửa một thẩm mỹ viện ở Nghệ An được chia sẻ lên mạng xã hội, đại diện cơ sở thẩm mỹ đã nhanh chóng lên tiếng giải thích rõ sự việc.
Quang Hải hút 2 triệu view với hành động lễ phép khi gặp bố vợ, rạng rỡ nắm tay Chu Thanh Huyền trên khán đài

Quang Hải hút 2 triệu view với hành động lễ phép khi gặp bố vợ, rạng rỡ nắm tay Chu Thanh Huyền trên khán đài

Sao thể thao

18:26:37 18/12/2024
Màn tương tác của Quang Hải và người thân trong gia đình gây sốt mạng xã hội. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải hiện đang là cái tên sáng giá nhất trong đội hình ĐT Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Lạ vui

18:20:55 18/12/2024
Động cơ Cân đẩu vân được đặt theo tên đám mây Tôn Ngộ Không sử dụng trong Tây Du Ký, giúp máy bay chở khách Trung Quốc đạt tốc độ Mach 4 ở độ cao hơn 20.000 m.
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Sao châu á

18:06:11 18/12/2024
Trong tập mới phát sóng của chương trình Vì tôi độc thân , Chae Rim cùng các khách mời đã có những chia sẻ về câu chuyện làm mẹ đơn thân và có con bằng phương pháp IVF (thụ tinh ống nghiệm).
Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Mọt game

16:43:24 18/12/2024
Ca khúc Làm Như Mình Hay Ho do Miu Lê hợp tác cùng Huỳnh James và Pjnboys đang gây sốt trên TikTok, trở thành một hiện tượng âm nhạc mới thu hút hàng ngàn video sáng tạo từ cộng đồng người dùng.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Ẩm thực

16:41:40 18/12/2024
Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc. Hương vị dân dã nhưng thơm ngon, hấp dẫn của những món ăn này khiến cả nhà thích thú ăn hết sạch.
Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Hậu trường phim

16:39:10 18/12/2024
Cốt truyện nhanh, kết hợp với sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố lãng mạn và ly kỳ, đã thúc đẩy sự nổi tiếng ngày càng tăng của When The Phone Rings .
Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.