‘Cách ly xã hội quá lâu, tôi bắt đầu nói chuyện với cả mèo hoang’
Theo các nhà tâm lý học Indonesia, cách ly xã hội vì dịch Covid-19 làm gia tăng cảm giác lo lắng, chán nản ở nhiều người vốn thường xuyên giao tiếp.
Zing trích dịch bài đăng trên The Jakarta Post, đề cập tới câu chuyện của người dân Indonesia trong những ngày cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19. Một số sợ bị nhiễm virus. Số khác quen biết ai đó đã chết vì căn bệnh này. Một số không thể đến thăm người thân hoặc bạn bè đang mắc bệnh. Tất cả gây ra cảm giác lo lắng và chán nản.
Ở nhà cách ly xã hội là mấu chốt để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Indonesia thích ứng tốt với việc tự cô lập ở nhà, số khác lại cảm thấy đây là điều quá khó khăn.
Indiana Malia (27 tuổi) – phóng viên một cổng thông tin địa phương ở Jakarta – đã quá quen với việc di chuyển và làm việc bên ngoài cho đến tháng trước, khi cơ quan của cô yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà theo khuyến cáo của chính phủ.
Đối với cô, 3 tuần vừa qua thật sự khó khăn khi phải sinh hoạt, làm việc trong ngôi nhà nhỏ thuê ở Tây Jakarta.
“Cảm giác căng thẳng đến nỗi hôm trước, tôi phát hiện mình bắt đầu nói chuyện với những con mèo hoang trong khu phố”, Indiana nói.
Là một phóng viên, Indiana cần theo dõi những diễn biến mới nhất của dịch Covid-19. Nhưng dòng tin tức cập nhật từng phút, cộng với khả năng di chuyển hạn chế đã ảnh hưởng đến sức khỏe của cô.
“Nhưng tôi có thể làm gì. Đó là công việc của tôi”, Indiana nói.
Cô chia sẻ thêm: “Vào cuối tuần, tôi dẹp mọi thứ liên quan đến công việc và đại dịch. Tôi chỉ đơn giản tận hưởng thời gian nghỉ ngơi và đắm chìm vào loạt phim truyền hình Hàn Quốc”.
Một hành khách đơn độc trên chuyến tàu điện ngầm ở Jakarta hôm 9/4. Các ghế ngồi được đánh dấu nhằm duy trì khoảng cách an toàn giữa người với người trong đại dịch. Ảnh: The Jakarta Post.
Anna Surti Ariani – chủ tịch Hiệp hội các nhà tâm lý học lâm sàng Indonesia (IPK) tại Jakarta – cho biết người hướng ngoại và hướng nội có xu hướng phản ứng khác nhau với sự tự cô lập trong thời gian dài.
“Một số yếu tố nhất định, chẳng hạn thói quen trong cuộc sống và công việc, môi trường xung quanh và sự giao tiếp trong gia đình, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ tổn thương tâm lý mà một người gặp phải khi cách ly xã hội”, bà cho biết.
IPK phát hiện nhiều người cảm thấy căng thẳng vì không được duy trì những thói quen hàng ngày như mang giày, trang điểm hoặc đi chơi với bạn bè.
“Người dân ở Jakarta đặc biệt lo lắng hơn. Một số sợ bị nhiễm virus. Số khác quen biết ai đó đã chết vì căn bệnh này. Một số không thể đến thăm bạn bè hoặc thành viên gia đình đang mắc bệnh. Tất cả gây ra cảm giác lo lắng và chán nản”.
Jakarta hiện là tâm dịch Covid-19 ở Indonesia với 1.369 ca nhiễm được xác nhận và 106 trường hợp tử vong tính đến chiều 7/4.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 7/4, Bộ Y tế đã phê duyệt đề xuất của chính quyền Jakarta về việc thực hiện cách ly xã hội quy mô lớn (PSBB) tại thủ đô. Đây cũng là khu vực tiên phong áp dụng biện pháp này để ngăn chặn dịch bệnh.
“Thật khó để làm việc ở nhà mỗi ngày”
Không chỉ cư dân Jakarta, nhiều người sống ở các khu vực khác trên khắp Indonesia cũng cảm thấy quá tải và mất kết nối khi tự cô lập từ cuối tháng 3.
Chris Nugraheni (26 tuổi) – giáo viên ở thành phố Semarang, Trung Java – nói rằng việc không thể lên lớp dạy học sinh, cũng như sống xa chồng và gia đình khiến cô cảm thấy cô đơn hơn giữa đại dịch.
Chồng của Chris sống và làm việc tại thành phố Pasuruan, Đông Java, trong khi hầu hết thành viên trong gia đình cô sống ở thị trấn Sleman, Yogyakarta.
Mặc dù ngày nào cũng liên lạc với người thân, Chris nói rằng cô bắt đầu có cảm giác ức chế, cáu gắt khi phải sống một mình trong căn phòng thuê yên tĩnh ở Semarang giữa lúc dịch bệnh bùng phát.
“Thật khó để làm việc ở nhà mỗi ngày. Tôi không quen dành phần lớn thời gian ngồi trước laptop để chuẩn bị bài giảng trực tuyến cho học sinh. Tôi nhớ cảm giác đứng trên bục giảng. Tôi muốn được gặp trực tiếp mọi người”, cô nói.
Sống trong cảnh tự cô lập còn khó khăn hơn đối với Chris bởi cô đang mang thai con đầu lòng ở tuần thứ 9.
“Tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn triền miên. Nhưng vì phải tự chăm sóc bản thân, tôi thường xuyên ra ngoài để mua đồ ăn và thuốc men”.
Hành khách tại một trạm xe buýt ở thủ đô Jakarta hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch IPK cho biết các nhà tâm lý học ở thủ đô Jakarta đã chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu tư vấn sức khỏe tâm thần giữa dịch Covid-19.
Hiệp hội, phối hợp với hơn 80 nhà tâm lý học, tổ chức nhiều buổi tư vấn trực tuyến miễn phí vào các ngày trong tuần cho những ai điền đơn đăng ký qua mạng.
Ứng dụng gọi video được sử dụng để kết nối các nhà tâm lý học và người dân.
“Chỉ riêng tuần trước, chúng tôi đã giúp đỡ 131 người”, bà Anna Surti Ariani cho biết.
Bà khuyên những người bắt đầu cảm thấy chán nản trong quá trình tự cô lập nên bắt đầu xác định những thay đổi nào trong cuộc sống khiến họ bị quá tải.
“Thỉnh thoảng, mọi người nên tránh xa điện thoại di động và mạng xã hội để nghỉ ngơi trước làn sóng tin tức dày đặc. Thay vào đó, họ nên tận hưởng thời gian này để thư giãn”, Anna nói.
Ở Tây Java – tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 chỉ sau Jakarta, chính quyền phối hợp với một nhóm tình nguyện viên, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần từ Viện Công nghệ Bandung (ITB), Đại học Padjajaran và một số bệnh viện để tư vấn trực tuyến miễn phí cho người dân trong đại dịch.
Bác sĩ tâm thần Teddy Hidayat – phát ngôn viên của nhóm nghiên cứu – cho biết việc can thiệp tâm lý xã hội trong đại dịch rất quan trọng để giảm lo lắng, căng thẳng và duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
Ông kêu gọi mọi người, trong thời gian cách ly xã hội, giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, đặc biệt thông qua các cuộc gọi video hoặc điện thoại. Bởi giao tiếp bằng lời nói giúp mọi người cảm thấy kết nối với người khác nhiều hơn là nhắn tin.
Thiên Nhi
Covid-19: Diễn biến mới ở Thụy Điển
Số ca tử vong và số ca nhiễm mới trong ngày ở Thụy Điển đều giảm, trong bối cảnh quốc gia Bắc Âu này vẫn chưa có kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa.
Theo Daily Mail, Thụy Điển trong ngày 10.4 ghi nhận thêm 77 ca tử vong, giảm một phần ba so với con số 106 của ngày hôm trước. Tổng số ca tử vong vì Covid-19 lên tới 870, theo số liệu của Bộ Y tế Thụy Điển.
Số ca nhiễm mới trong ngày cũng giảm mạnh, từ mức 722 của ngày hôm trước xuống còn 544. Tổng cộng Thụy Điển ghi nhận 9.685 ca nhiễm Covid-19.
Những con số trên nhiều khả năng sẽ được chính phủ Thụy Điển sử dụng để củng cố quan điểm cho rằng không cần thiết phải áp đặt lệnh phong tỏa.
Số ca tử vong mỗi ngày vì Covid-19 ở Thụy Điển có dấu hiệu giảm.
Hơn 4.000 trong tổng số 9.685 ca nhiễm là ghi nhận ở thủ đô Stockholm. Theo một cuộc lấy mẫu ngẫu nhiên, chính phủ Thụy Điển đưa ra con số 2,5% người dân ở Stockholm nhiễm virus.
Tỉ lệ này là tương đối cao, lên tới 60.000 người có thể bị nhiễm virus và là dấu hiệu cho thấy vẫn còn một lượng lớn ca nhiễm ở Thụy Điển chưa được thống kê.
Không giống như các nước châu Âu khác, Thụy Điển không áp đặt lệnh phong tỏa, không đóng cửa trường học, nhà hàng, quán cà phê hay quán bar.
Số ca nhiễm mới ghi nhận ở Thụy Điển cũng giảm mạnh.
Người dân được yêu cầu ở nhà nhưng không bắt buộc và cũng không có bất cứ chế tài nào kiểm soát. Chính phủ Thụy Điển cũng khuyến cáo người dân đến những nơi tập trung đông người như công viên hay phòng gym, đều cần giữ khoảng cách.
Chính phủ Thụy Điển cho rằng mỗi người dân cần có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng và do đó các biện pháp ngăn ngừa virus chỉ mang tính khuyến cáo.
Người dân Thụy Điển vẫn thoải mái ra đường ngồi cà phê hôm 9.4.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng chỉ trích chiến lược chống Covid-19 của Thụy Điển, cho rằng nước này muốn dựa vào miễn dịch cộng đồng.
"Thụy Điển đang chịu tác động nặng. Thụy Điển đã chọn theo hướng cộng đồng. Đó cũng là một cách để chống dịch Covid-19, nhưng các bạn thấy đó, cho đến giờ này thì hầu hết mọi nơi đều làm theo cách mà chúng ta đã làm, nếu không còn hàng trăm ngàn người nữa mất mạng", ông Trump nói
Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde sau đó đáp trả tuyên bố của ông Trump, nói rằng: "Chúng tôi có biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh như các quốc gia khác, chỉ là theo cách khác".
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven nói: "Các khuyến cáo của chính phủ không phải để cho vui. Mỗi người nên tuân thủ từng ngày, từng giờ".
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Vận động viên bơi bằng thùng bia, chèo thuyền với ghế khi nghỉ dịch Để giữ vững phong độ trong mùa dịch, các vận động viên thể thao đã "biến tấu" căn nhà của mình thành những phòng tập chuyên dụng. Đại dịch đã khiến hàng triệu người trên thế giới phải tạm dừng công việc hoặc chuyển sang làm việc tại nhà, trong đó có cả các vận động viên thể thao. Không còn những sân...