Cách ly xã hội: Bãi bỏ ngay việc ngăn cấm người, xe qua lại địa phương
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản hỏa tốc gửi các bộ ngành, địa phương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị 16 về phòng chống dịch Covid-19.
Công văn nêu rõ, ngày 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thông nhất.
Vì vậy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, Thủ tướng yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết.
Cụ thể, trường hợp mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn… làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Đối với nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện, nước, nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.
Thủ tướng yêu cầu, người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Video đang HOT
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.
Hạn chế tối đa hoạt động của phương tiện cá nhân
Thủ tướng yêu cầu, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.
Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.
Thủ tướng lưu ý, bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị số 16.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng về các vướng mắc phát sinh.
Thu Hằng
Bạn trẻ trong mùa dịch Covid-19: Còn việc làm là còn may mắn
Trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, không it bạn trẻ bị mất việc làm nhưng vẫn nhiều người trẻ khác cảm thấy rất may mắn khi vẫn còn giữ được công việc.
Cắt giảm nhân viên là tình thế bắt buộc đối với nhiều chủ cửa hàng trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh minh họa: Khánh Nguyễn
May mắn vì còn được làm việc
Võ Văn Đạt (27 tuổi), nhân viên tại một công ty bất động sản trên đường Bến Vân Đồn (Q.4, TP.HCM), chia sẻ: "Mình cảm thấy may mắn khi có được công việc ổn định trong thời gian dịch bùng phát mạnh".
Theo Đạt, trong những ngày vừa qua công việc có chút thay đổi do dịch Covid-19. Trong công ty, Đạt phụ trách công việc IT & Digital Marketing nên công việc phần lớn thực hiện trên máy tính và mạng internet. Trong những ngày gần đây, do chỉ thị "cách ly xã hội" nên Đạt và đồng nghiệp đã chuyển từ làm việc ở văn phòng về nhà. Trong những ngày dịch và chuyển đổi hình thức làm việc, nhân viên công ty Đạt hầu như bị giảm tương tác với khách hàng, đối tác. Việc ký hợp đồng, giao dịch bị chậm lại. Công ty có chút trì trệ.
"Ngành của tôi là bất động sản nên có chút ảnh hưởng. Khi dẫn khách đi xem nhà thì chủ nhà sợ dịch nên không dám cho xem. Nhân viên giao dịch đứng giữa nên cũng sợ, mọi thứ có khi 'đóng băng'. Tuy nhiên phần việc của tôi vẫn đảm bảo nên lương vẫn ổn định", Đạt kể.
Chia sẻ về công việc của những người trẻ bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, Đạt nói: "Tôi nghĩ đây chỉ là giai đoạn tạm thời, khó khăn đôi chút. Mọi người có khoản thời gian để rèn luyện và nâng cấp bản thân. Trong đợt dịch này rất nhiều ngành bị ảnh hưởng nhưng một số ngành cũng được lợi. Công việc của tôi may mắn không bị ảnh hưởng, tôi biết ơn vì điều này".
Một số bạn trẻ cố gắng làm việc trong những ngày cách ly xã hội - Khánh Nguyễn
Tương tự, Đỗ Thanh Loan (31 tuổi,) làm việc ngành nhân sự tại một công ty phần mềm, đường D1, khu Công nghệ cao, Q.9, TP.HCM, cho rằng những ngày dịch còn có việc để làm là may mắn lớn với những người trẻ. Từ đầu mùa dịch đến giờ Loan vẫn duy trì làm việc ở nhà.
Thanh Loan cho biết từ những ngày dịch đến giờ, công ty của Loan hầu như cắt giảm nhiều cuộc hội họp, liên hoan. Mọi biện pháp đều nhằm tiết kiệm chi phí vận hành công ty. Tuy vậy, lương thưởng của nhân viên vẫn không bị cắt hoặc giảm mặc dù công ty có khoảng trên dưới 1.000 nhân viên.
"Công ty tôi làm theo dự án nên cũng có một vài nhóm bị ảnh hưởng. Do sự linh hoạt của công ty nên những bạn này được điều động ra những vị trí khác để tiếp tục làm việc. Có như vậy mọi người đều có thể sống tốt trong mùa dịch này. Có việc làm trong mùa dịch này là đỡ lắm. Những chi phí ăn uống, tiền nhà vẫn phải trả, nếu tôi mất việc thì cũng không biết như thế nào", Loan cho hay.
"Dù thế nào vẫn chú tâm làm việc"
Chị Trần Thị Thanh Phượng (31 tuổi), làm quản lý nhân sự, ngụ tại đường Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM, chia sẻ: "Trong những ngày gần đây, đọc rất nhiều tin tức trong ngành nhân sự về việc sa thải, giảm lương nhân viên, Phượng cảm thấy lo lắng trong thời gian tới không biết mình sẽ ra sao".
"Dù thế nào mỗi ngày Phượng vẫn chú tâm làm việc, cùng mọi người chung tay vận hành công ty vượt qua mùa dịch. Đến thời điểm này Phượng và hầu hết nhân viên đều giữ được mức lương như cũ khiến ai cũng mừng ra mặt", chị Phượng chia sẻ.
Theo chị Phượng, đứng ở góc độ người lao động, thật sự thời điểm này vẫn còn đi làm là một may mắn lớn, bởi ngoài kia rất nhiều người lâm cảnh thất nghiệp. Rất nhiều người bị cho nghỉ không lương hoặc chỉ làm vài ngày trong tuần, ảnh hưởng thu nhập rất lớn. Chưa kể Phượng đang ở giai đoạn thai sản, càng cần tiền hơn nữa, nếu đột ngột mà bị mất hoặc giảm thu nhập lúc này thì rất khó khăn.
"Nếu nhìn ở góc độ quản lý của một công ty thì việc cắt giảm chi phí là bất khả kháng và điều doanh nghiệp bắt buộc làm để sống sót. Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có cách giải quyết bài toán này khác nhau. Như công ty tôi rất nhân văn khi lập quỹ để mọi người đóng góp, có chuyện gì thì lấy quỹ đó hỗ trợ nhân viên khó khăn chứ không sa thải nhân viên. Số tiền đó công ty sẽ hoàn lại sau mùa dịch này. Tôi thấy đó là một cách công ty kêu gọi sự chung tay của nhân viên", chị Phượng chia sẻ.
Chị Phượng cho rằng cảm thấy rất may mắn khi là một thành viên của công ty ở thời điểm này. Do công ty không những không sa thải mà còn mua bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên, lập một văn phòng dự phòng với đầy đủ trang thiết bị phục vụ nhân viên.
"Là một nhân viên, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng", chị Phượng chia sẻ về những ngày vẫn được làm việc trong mùa dịch Covid-19.
Phạm Hữu
Quảng Nam cách ly hàng trăm người về từ Hà Nội, TP HCM Sau 3 ngày thực hiện cách ly xã hội, hơn 340 người về từ Hà Nội, TP HCM được Quảng Nam đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 3/4, ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho hay 340 người này gồm các trường hợp về từ Hà Nội, TP HCM được ghi nhận tại...