Cách ly toàn xã Sơn Lôi do dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện Vĩnh Phúc mới chỉ có một xã là tâm dịch, phải cách ly và lập chốt kiểm dịch, còn ở các xã khác, dân vẫn sinh hoạt bình thường.
Ngày 12/2, trả lời phóng viên về tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 (nCoV), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện dịch bệnh tại nước ta vẫn được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trước diễn biến tại Vĩnh Phúc, Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định lập tổ công tác đặc biệt để chỉ đạo cụ thể về khoanh vùng, dập dịch và thu dung điều trị tại địa phương này.
Ngoài ra, có 2 đội công tác sẽ đến Vĩnh Phúc từ ngày 13/2, một đội hướng dẫn dự phòng, làm tốt nhiệm vụ khoanh vùng dập dịch và đảm bảo yếu tố môi trường, đội kia giúp về điều trị. Tổ công tác đặc biệt và 2 đội sẽ làm việc tại đây 24/24 giờ cho đến khi tình hình dịch bệnh tại Vĩnh Phúc ổn định.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. (Ảnh: TNMT)
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết thêm, tại Vĩnh Phúc, hiện mọi cửa ngõ vào các xã có dịch đều có chốt kiểm dịch, thành phần gồm đại diện chính quyền, đoàn thể, công an, dân quân tự vệ…, hoạt động cho đến khi dịch bệnh tại địa phương được khống chế. Chốt này có nhiệm vụ kiểm soát, phun thuốc tiêu trùng khử độc tất cả các phương tiện ra vào. Tại các xã có dịch, dân vẫn được ra vào nhưng phải được kiểm dịch qua các chốt.
“Hiện nay mới chỉ có một xã là tâm dịch phải thành lập chốt kiểm dịch, còn các điểm khác, xã khác, người dân vẫn sinh hoạt bình thường vì đã khống chế, kiểm soát được dịch bệnh. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có gần chục chốt kiểm dịch”, ông Tuyên nói và cho biết thêm, hiện nay đối với Vĩnh Phúc, ưu tiên lớn nhất là đảm bảo khoanh vùng dập dịch đối với những xã có bệnh nhân.
“Đặc biệt, cần làm tốt việc phân loại, giám sát, cách ly triệt để những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Hiện nay, Vĩnh Phúc đưa vào cách ly trên 90 trường hợp như vậy”, Thứ trưởng cho hay.
Video đang HOT
Bộ Y tế sẽ nghiên cứu về thời gian ủ bệnh của Covid-19 để khuyến nghị chính xác
Sau khi một báo cáo tại nước ngoài cho rằng, thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 24 ngày thay vì 14 ngày như công bố hiện tại, Bộ Y tế cho biết, các chuyên gia hàng đầu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang nghiên cứu, đánh giá để đưa ra khuyến nghị chính xác.
Theo GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc xác định chính xác thời gian ủ bệnh của virus Covid-19 có ý nghĩa rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh này, đặc biệt là trong việc áp dụng thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe của người có biểu hiện mắc bệnh cũng như người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
“Hiện Việt Nam vẫn áp dụng cách ly người nghi nhiễm trong 14 ngày cho đến khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá chính xác về thông tin thời gian ủ bệnh tăng lên 24 ngày”, GS Đặng Đức Anh nói, cho biết thông tin thời gian ủ bệnh của virus có thể lên tới 24 ngày là kết quả nghiên cứu ở nước khác., hiện chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng.
Cũng theo GS Đặng Đức Anh, sau khi phân lập thành công virus Covid-19, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang nghiên cứu kỹ hơn về trình tự gen của virus này, từ đó có thể đánh giá chủng virus lưu hành ở Việt Nam có đặc điểm nào khác biệt.
“Một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi được Bộ Y tế giao là nghiên cứu sâu hơn về virus và kháng thể để tiến tới sản xuất vaccine. Những công việc này không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Chúng tôi cố gắng có được sản phẩm khoa học trong thời gian tới, sớm nhất cũng phải 6 tháng đến 1 năm mới có nghiên cứu về kháng thể cũng như sản xuất vaccine”, GS Đặng Đức Anh cho biết.
THÀNH TRUNG
Theo vtc.vn
Những "chiến sĩ thầm lặng" đưa 30 công dân trở về từ Vũ Hán được tặng bằng khen ở nơi đặc biệt
Với những hi sinh thầm lặng khi đưa 30 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc), các tập thể, cá nhân của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã được Bộ Y tế tặng bằng khen.
Ngày 11/2/2020, nhằm động viên kịp thời các bác sĩ trong công tác phòng chống dịch bệnh nCoV, Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có thành tích trong việc đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra.
Những "chiến sĩ thầm lặng" được Bộ Y tế trao tặng bằng khen
Các tập thể gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Khoa cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), Khoa nội tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), Khoa virus Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Cá nhân gồm có một bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, một điều dưỡng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, một bác sĩ nội trú phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Những "chiến sĩ thầm lặng" được Bộ Y tế trao tặng bằng khen ở nơi đặc biệt (trong phòng cách ly) và họ cũng đang là các trường hợp nghi nhiễm phải cách ly.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên biểu dương các thành tích xuất sắc của các cá nhân và tập thể của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW đã hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ giao. Tất cả đã phối hợp tốt cùng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để đưa các công dân Việt Nam về nước an toàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị bệnh viện chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, nêu cao tinh thần quyết tâm, tạo mọi điều kiện thu dung mọi bệnh nhân bị nhiễm virus Corona về Bệnh viện, đảm bảo an toà,n tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, làm tốt công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới để cùng ứng phó với dịch bệnh.
Những "chiến sĩ thầm lặng" được trao tặng bằng khen ở nơi đặc biệt (trong phòng cách ly), chính họ cũng đang là các trường hợp nghi nhiễm phải cách ly.
Trước đó, trong chuyến bay chở 30 công dân từ Vũ Hán trở về Việt Nam sáng 10/02/2020, có 3 nhân viên y tế đi cùng đoàn để chăm lo sức khỏe cho những người có mặt trong chuyến bay đó nhưng ít ai biết đến. Bởi trên những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, mọi người chỉ thấy các phi công và tiếp viên trong khoang máy bay mà không thấy hình ảnh của các y bác sĩ - những "chiến sĩ thầm lặng".
Theo Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, 3 nhân viên y tế đi cùng đoàn trở về từ Vũ Hán ngày 10/2 bao gồm:
Một bác sĩ sản từ Bệnh viện phụ sản Trung ương được cử đi để đề phòng thai phụ mang thai tháng thứ 8 trong đoàn sinh con, hoặc xuất hiện tai biến sản khoa có thể xảy ra trên chuyến bay.
Một bác sĩ Phó khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đây là bác sĩ rất quan trọng để ứng cứu, đề phòng chuyện bất trắc xảy ra nếu có tình huống gì xảy ra trên máy bay.
Một điều dưỡng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, thực hiện các y lệnh của bác sĩ khi sức khỏe của các thành viên trong đoàn có vấn đề.
Hiện tại, tất cả đang tạm cách ly, đề phòng những nhân viên y tế này có thể tiếp xúc với nguồn bệnh khi từ vùng dịch trở về. 14 ngày sau không có vấn đề gì, họ mới được về với gia đình, về với bệnh viện nơi công tác.
Theo danviet.vn
Cách ly, giám sát 139 người tại Hà Giang Tính đến ngày 9/2, Hà Giang có 139 người được cách ly, theo dõi, giám sát đề phòng lây nhiễm virus nCoV. Tính đến ngày 9/2 có 139 người được cách ly, theo dõi, giám sát tại Hà Giang. Ngày 9/2, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã đi kiểm...