Cách ly nghiêm túc góp phần tốt cho công tác phòng, chống dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 hiện đang lan rộng nhiều nơi trên thế giới. Tính đến nay, thế giới ghi nhận hơn 88.300 người mắc Covid-19 tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ảnh: Bộ Y tế
Tại Việt Nam, 19 ngày qua chúng ta chưa ghi nhận trường hợp mới mắc Covid-19. Tuy nhiên, diễn biến ổn định của dịch tại Việt Nam đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của cả hệ thống chính trị, cả ngành Y tế với sự tận tụy của các y, bác sĩ và sự hợp tác của người dân.
Bên cạnh kinh nghiệm trong phòng, chống và xử lý dịch bệnh của ngành Y tế, Việt Nam đã phát huy sức mạnh của cộng đồng trong việc nâng cao ý thức của từng cá nhân để phòng, chống dịch Covid-19. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi sự bùng phát dịch ở Hàn Quốc có nguyên nhân chính là do người dân không tuân thủ việc cách ly y tế, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh không hợp tác với cơ quan chức năng để thực hiện cách ly.
Những người được Bộ Y tế khuyến cáo phải cách ly y tế, theo dõi sức khỏe phòng Covid-19 cần có ý thức khai báo y tế trung thực, thực hiện cách ly nghiêm túc. Đây là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và trách nhiệm phòng bệnh, trước tiên là cho người thân, gia đình mình, rồi sau đó mới đến cộng đồng. Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, ý thức tự giác, trung thực và nghiêm túc khai báo y tế và thực hiện cách ly của người có nguy cơ nhiễm bệnh, đến từ vùng dịch hay có qua vùng dịch là trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội.
Theo các chuyên gia dịch tễ, để cắt đứt dịch bệnh, việc cắt đứt nguồn truyền bệnh là vô cùng quan trọng. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh do Covid-19 và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, cách ly là biện pháp duy nhất nhằm tránh phát tán bệnh ra cộng đồng, giảm nỗi lo và các gánh nặng khác cho xã hội. Để làm được điều này, biện pháp tối ưu là phát hiện và cách ly.
Thực tế cũng cho thấy, thời gian qua, việc thực hiện khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) là quyết định đúng đắn. Mục đích của việc cách ly cả một vùng dịch chính là để khoanh vùng, cô lập vùng dịch, dập dịch triệt để, không để nguồn bệnh có thể thoát ra ngoài. Đây là một quyết định rất kịp thời và rất trách nhiệm với cả nước. Không cách ly sẽ khiến virus lây lan, ảnh hưởng đến nỗ lực phòng, chống dịch của toàn xã hội.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, chuyên gia y tế, tự giác, trung thực và nghiêm túc khai báo y tế và thực hiện cách ly của người có nguy cơ nhiễm bệnh là tránh nhiệm bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh Covid-19 cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.
Từ trước đến giờ Việt Nam đã đối phó qua nhiều đợt dịch như SARS, H5N1, H1N1,… và đều đã áp dụng khu cách ly. Trong khu cách ly, quy trình phòng ngừa lây nhiễm rất nghiêm ngặt, chặt chẽ để đảm bảo không lây nhiễm chéo cũng như không lây ra cộng đồng.
Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết, để góp phần ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch Covid-19, mọi người nên thực hiện đúng theo các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng bệnh, ý thức và trung thực trong việc khai báo y tế, cách ly nghiêm túc và cần lên án những hành vi thiếu trách nhiệm, trốn tránh cách ly như vừa rồi.
Thế nhưng, giữa những nỗ lực không ngừng ấy vẫn còn không ít cá nhân rất thiếu tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Những ngày qua, một số người “lách” khai báo y tế về từ tâm dịch, trốn tránh cách ly phòng dịch Covid-19 đã làm cộng đồng phẫn nộ, các chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo hành động đó là mối nguy có thể khiến lây lan dịch bệnh.
Bộ Y tế đánh giá cao việc các tổ chức, cá nhân mong muốn được đồng hành, ủng hộ, tham gia cùng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Dịch bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 là loại dịch bệnh mới, khó kiểm soát; những nhân viên làm việc tại các cơ sở cách ly đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình để hạn chế sự lây lan. Nhân viên y tế làm ở các cơ sở này, ngoài việc được trang bị các kiến thức y khoa, họ đều được đào tạo chuyên môn y tế và được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Hiện nay, việc cách ly những người đi qua, đến từ vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam được Bộ Y tế giao cho Bộ Quốc phòng và các cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế” – Bộ Y tế cho hay.
Cũng theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện nay đủ năng lực để xét nghiệm khẳng định người bệnh có nhiễm virus SARS-CoV-2. Ngoài các viện chuyên ngành như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố đủ năng lực làm xét nghiệm chẩn đoán xác định những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.
Hơn bao giờ hết, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, cộng đồng người Việt Nam cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch mà Chính phủ, các cấp, các ngành và các cơ quan chuyên môn đã và đang tích cực triển khai.
Phương Anh
Theo thanhtra
Đại học Huế ra công văn hỏa tốc đề nghị thực hiện phòng dịch khi đi học lại
Đại học Huế yêu cầu các trường thành viên báo cáo tình hình phòng, chống dịch bệnh của đơn vị trước 11h30 hàng ngày khi đón sinh viên trở lại trường ngày 2/3.
Ngày 1/3, Đại học Huế đã có công văn hỏa tốc gửi các trường đại học, đơn vị trực thuộc về việc thực hiện một số biện pháp khi sinh viên trở lại học tập.
Công văn hỏa tốc về việc bảo đảm an toàn cho sinh viên khi đi học lại của Đại học Huế. Ảnh: TTr.
Trước đó, ngày 28/2, Đại học Huế đã có thông báo cho sinh trở lại trường học tập từ ngày 2/3 sau một thời gian dài nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, việc sinh viên trở lại trường trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khiến Đại học Huế yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học.
Công văn yêu cầu các trường chỉ đạo bộ phận y tế phối hợp với các đơn vị chức năng trong nhà trường theo dõi sức khỏe của sinh viên vào tiết đầu tiên của mỗi buổi học, thực hiện liên tục trong vòng 3 ngày kể từ khi sinh viên nhập học;
Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, nhiều trường thành viên của Đại học Huế đã đưa ra thông báo cho sinh viên tiếp tục nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 thay vì đi học trở lại từ ngày 2/3 như thông báo trước đó.Các trường lập danh sách theo dõi sức khỏe của sinh viên theo mẫu do Đại học Huế ban hành, thực hiện báo cáo Đại học Huế tình hình phòng, chống dịch bệnh của đơn vị trước 11 giờ 30 hàng ngày (qua Ban Đào tạo và Công tác sinh viên).
Cụ thể, trên website chính thức của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế phát thông báo, trong cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 vào chiều cùng ngày đã thống nhất cho sinh viên các lớp đại học chính quy, học viên sau đại học, giáo dục thường xuyên (văn bằng 2) của Trường bắt đầu đi học lại từ ngày 9/3.
Sinh viên các lớp ngoại ngữ không chuyên bắt đầu đi học lại từ ngày 16/3; Sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Trung đi thực tập ở khoa Tiếng Trung từ ngày 9/3;
Sinh viên 2 ngành Sư phạm Tiếng Anh và Tiếng Pháp đi thực tập ở trường phổ thông từ ngày 16/3.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Lê Anh Phương - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế cho biết, do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhà trường đã họp khẩn và quyết định cho sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3.
"Việc nghỉ học này nhằm đảm bảo an toàn cho người học. Dù không học tập trung tại trường nhưng sinh viên vẫn tiếp tục triển khai học online", thầy Phương nói.
THÀNH TRUNG
Theo giaoduc.net.vn
Giám sát y tế một học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú Nghệ An Học sinh được giám sát, theo dõi sức khỏe sau khi có tiếp xúc gần cùng người chú ruột vừa từ Đài Bắc (Đài Loan) trở về. Các học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Nghệ An quay trở lại trường nhập học. Ảnh: Thành Cường Thông tin từ Trung tâm Y tế thành phố Vinh: Ngày 29/02/2020, các học sinh...