Cách ly 92 người nghi nhiễm virus corona ở Việt Nam
Bộ Y tế cho biết tính đến 7h30 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona, 14 ngày chưa có ca mắc mới.
Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, tính đến 7h30 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona (14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới). Trong đó, số trường hợp đã điều trị khỏi là 16, số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh đang theo dõi, cách ly là 92. Ngày 26/2, số ca nghi nhiễm ở Việt Nam là 31 người.
Ảnh minh họa
Từ đầu tháng 2 đến nay, thời điểm ghi nhận số ca nghi nhiễm cao nhất là ngày 11/2 với 97 trường hợp. Khi đó, Việt Nam có 15 trường hợp mắc Covid-19, 6 người đã khỏi bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, người nghi ngờ nhiễm virus corona phải là người đến vùng nguy cơ, tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh và có triệu chứng nghi ngờ (các triệu chứng liên quan đến hô hấp như sốt, ho, khó thở…) còn trong thời gian ủ bệnh.
Những người có nguy cơ này cần tự cách ly (trong 14 ngày) cho đến khi chứng minh không mang virus corona trong người, kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu các đối tượng đến từ vùng nguy cơ nhưng lưu trú quá thời gian ủ bệnh (quá 14 ngày) xem như không còn nguy cơ.
Video đang HOT
Thống kê trên website của Bộ Y tế đến 7h30 ngày 27/2 cho thấy 16 bệnh nhân đã khỏi bệnh, 1.365 ca âm tính, 92 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi. Ảnh: Moh.gov.vn.
Ngoài ra, tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 5.474, 1.381 mẫu đã xét nghiệm (số mẫu dương tính: 16, số mẫu âm tính: 1.365).
Trước đó, ngày 26/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký văn bản quyết định công bố hết dịch Covid-19 đối với tỉnh Khánh Hoà.
Văn bản nêu rõ quyết định số 240/QĐ-BYT ngày 31/1 về việc công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hết hiệu lực kể từ ngày 26/2.
Quyết định được đưa ra sau 22 ngày kể từ khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện (4/2).
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Phó ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đã quyết định cho phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus corona (Covid-19) đối với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Quyết định này không những góp phần giảm tải cho khoa Xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM mà còn rút ngắn trả lời kết quả cho các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.
Sở Y tế cho biết cơ quan này sẽ ban hành văn bản hướng dẫn các bệnh viện trực thuộc về chỉ định và gửi mẫu bệnh phẩm đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus Corona (Covid-19) trong thời gian sớm nhất.
Theo Zing
Hà Nội: Cách ly tại nhà gần 400 người do tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19
Hà Nội không có ca nào dương tính với Covid-19 nhưng gần 400 người đang bị cách ly tại gia đình do tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Hà Nội lập các chốt kiểm soát dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)
Chiều 20/2, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho hay: Tính tới nay, Hà Nội không có ca nào dương tính với Covid-19, nhưng còn gần 400 người khỏe mạnh đang bị cách ly tại gia đình do có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Trước đó, hơn 700 người đã trải qua thời gian cách ly với sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, thời gian tới khi học sinh học trở lại, lao động quay lại làm việc, nhất là lao động Trung Quốc có cấp phép lao động tại Việt Nam thì nguy cơ sẽ lại tăng lên.
Cũng theo ông Tuấn, việc quản lý người cách ly tại gia đình hiện gặp nhiều khó khăn.
"Vai trò chủ yếu vẫn là chính quyền, công an địa phương, tổ dân phố, ngành y tế hỗ trợ về chuyên môn với việc theo dõi giám sát sức khỏe người bị cách ly với việc đo nhiệt độ 2 ngày 1 lần. Nếu có bất thường sẽ đưa đi cách ly tại cơ sở y tế. Đặc biệt với các ca bỏ trốn, địa phương có trách nhiệm quản lý, phối hợp truy thông tin".
Liên quan tới vấn đề cách ly người nghi nhiễm Covid-19, ông Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Kiểm soát y tế công cộng khẩn cấp, Bộ Y tế cho biết: "Bộ Y tế đã có hướng dẫn chi tiết về cách ly tại nhà, tại nơi lưu trú, nơi tập trung hoặc cơ sở y tế... với đối tượng tương ứng. Còn việc không hiệu quả, tôi cho rằng không phải tất cả mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ví như trách nhiệm của chính đối tượng cách ly. Nếu họ có dấu hiệu bệnh không chịu cách ly thì chính người trong gia đình sẽ bị lây nhiễm trước tiên, rồi đến cộng đồng; tiếp đến là trách nhiệm của những thành viên trong gia đình, cần tạo điều kiện để cách ly đúng quy định; thứ 3 là chính quyền địa phương, với vai trò quan trọng giám sát, vận động người cách ly và gia đình họ. Trong luật phòng chống lây nhiễm quy định rõ, nếu không chấp hành cách ly sẽ bị cưỡng chế thực hiện".
Tương tự, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định: "Mặc dù có nhiều tín hiệu đáng mừng nhưng dịch bệnh bên Trung Quốc còn nhiều căng thẳng. Theo báo cáo từ Bộ LĐ TB&XH, nhiều công nhân Trung Quốc tới đây quay trở lại làm việc ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi vẫn chỉ đạo các đơn vị không lơi lỏng, luôn ứng trực, sẵn sàng, đáp ứng tình hình thực tế".
Theo baogiaothong
Bác sỹ từng tham gia chống dịch SARS chỉ ra "điểm yếu" của virus corona Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, virus corona thường suy yếu khi nhiệt độ trên 20 độ C, nhất là trên 25 độ C. Do đó, người dân không nên bật điều hòa quá lạnh. Trao đổi với báo Tri Thức Trực Tuyến, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết,...