Cách luộc thịt thôi ra chất độc, chọn và rửa thịt an toàn
Nhiều người nội trợ khi luộc thịt có thói quen bỏ thịt vào nồi nước nguội sau đó bật bếp cho nước và thịt cùng sôi, ngược lại nhiều người lại chọn cách cho thịt vào nước sôi và luộc.
Vậy đâu mới là cách luộc thịt đúng? Chúng ta cùng TS Từ Ngữ – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
Luộc bằng nước sôi thịt sẽ ngon, luộc bằng nước lạnh canh sẽ ngọt
TS Từ Ngữ cho biết, khi luộc thịt, có hai cách luộc, một là cho thịt vào nồi nước đang sôi, cách thứ hai thì ngược lại: bỏ thịt vào nồi nước nguội rồi bật bếp lên cho sôi.
Mỗi cách đều có một tác dụng riêng, thực tế cho thấy cả hai cách đều làm chín thịt và ăn được.
Đa số các bà nội trợ cũng chỉ dừng lại ở luộc chín chứ ít ai để ý mặt lợi, mặt hại của việc luộc thịt như thế nào.
Nếu là người biết quan sát rất dễ nhận thấy khi luộc thịt cho thịt vào nồi nước sôi thì sẽ rất ít thấy có bọt nổi lên, các bà các mẹ cứ nghĩ là thịt sạch, không bơm chất tăng trọng hay tạo nạc.
Nhưng chúng ta đã nhầm! Chính việc thả miếng thịt sống vào nồi nước sôi như vậy, vô hình chung là các thớ thịt và hợp chất protein se cứng đóng vón lại, các chất protein bên trong không thôi ra được. Tương tự, các chất độc cũng đóng lại và không có bọt nổi lên.
Khi thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt nếu đã bẩn và tồn dư chất độc sẵn thì sau khi luộc theo cách này càng trở nên bẩn, độc hơn.
Còn khi cho thịt vào nước nguội từ đầu, trong quá trình luộc các dinh dưỡng ở gian bào sẽ thôi ra, khi các chất này thôi ra, các chất cặn bã cũng thôi ra. Do vậy, khi luộc theo cách này phải vớt bọt, cặn ra.
Từ đó, TS Từ Ngữ nhận định, luộc thịt bằng nước sôi, thịt ăn vào có thể có cảm giác ngon ngọt hơn so với việc bỏ thịt vào nồi nước lạnh rồi mới luộc, cách này cũng sẽ giữ được chất dinh dưỡng hơn (không bị phân hủy do bị đun sôi quá lâu).
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cách luộc này không thải được nhiều chất bẩn, chất độc trong thịt, nên về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Cònnếu cho thịt vào nồi nước lạnh rồi mới đun thì thịt không ngon bằng, mà nước thịt lại ngọt. Vì khi đó, người nấu đã vớt hết bọt và các độc tố thôi ra từ bên trong thớ thịt.
Ông cũng nhấn mạnh, việc ăn như nào là căn cứ vào nhu cầu của mỗi cá thể, nhiều người muốn ăn miếng thịt ngon ngọt thì sẽ chọn cách cho vào nước đang sôi; trong khi người có nhu cầu ăn thịt “sạch” hơn và dùng nước luộc thịt ngọt, đậm, thì họ nên chọn cách còn lại.
Bí quyết chọn, rửa thịt đảm bảo an toàn
Đề cập đến vấn đề lựa chọn thịt sao cho đảm bảo an toàn, TS Từ Ngữ cho biết nhìn chung rất khó nhận ra các chất độc hại có trong thịt bằng mắt thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, về nguyên lý cơ bản, nếu thịt màu đỏ đậm do lúc giết con vật không giẫy khiến máu đọng trong tế bào nên thịt có màu thẫm hơn, người tiêu dùng nên tránh không mua. Người mua cũng có thể nhìn thấy rõ nhất, thịt chứa chất tạo nạc thì lớp mỡ thường quá mỏng.
Do đó, thường thì những miếng thịt màu không rực rỡ, mỡ dày, trải đều sẽ an toàn hơn.
Thịt nhìn đỏ sậm, mỡ rất mỏng coi chừng bị tiêm chất tạo nạc.
Miếng thịt có mỡ dày và trải đều bạn có thể yên tâm hơn.
Nếu lo sợ thịt bị bơm hóa chất, tạp chất tồn dư bên trong, người nội trợ chỉ còn cách là chế biến sao cho các độc tố thôi được ra bên ngoài. Khi đó, người ăn mới phần nào yên tâm.
Ngoài cách cho thịt vào nồi nước lạnh rồi đun sôi vớt bọt,cách phổ biến nhất mà bà nội trợ nào cũng cần làm để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt đó là sau khi mua về, nên sơ chế rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
Bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.
Theo Tin tức online / Trí thức trẻ
Mẹo hay "cứu" ga trải giường khi dính dấu vết "đèn đỏ"
Chắc không ít lần các chị em phát hoảng khi thức dậy và thấy ga trải giường bị "nhuộm đỏ" mỗi kì "đến tháng". Vậy làm thế nào để tẩy sạch vết "đèn đỏ" trên ga giường đơn giản và dễ dàng nhất?
Vết máu bị dây dính ra nệm là nỗi ám ảnh lớn đối với chị em khi hàng tháng đến ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, với những cách đơn giản sau đây, bạn sẽ dễ dàng tẩy sạch vết máu, hay ít ra là làm mờ đến mức tối đa.
Nước lạnh
Xóa mờ khu vực dính máu bằng một miếng vải sạch được làm ẩm bằng nước lạnh. Chú ý không dùng nước ấm vì sẽ làm vết máu ngấm sâu hơn vào các thớ vải. Thấm vết bẩn một lần nữa nhưng lần này sử dụng một miếng vải khô để hấp thụ nước ẩm còn lại từ những miếng vải ướt.
Trong quá trình thấm hút, đừng chà xát vết bẩn, bởi động tác xóa - cọ xát có thể khiến vết bẩn lan rộng hơn hay chìm sâu hơn vào trong nệm. Lặp lại quá trình thấm cho đến khi vết máu biến mất hoặc mờ gần hết.
Lau bằng nước lạnh là cách làm phổ biến nhất để xóa mờ vết máu dính trên ga giường.
Nước lạnh pha muối
Dùng dung dịch muối với nước lạnh rồi xịt trực tiếp vào vùng dính máu là một cách để làm sạch ga trải giường. Nếu vết máu lớn, bắt đầu lau các cạnh và hướng dần vào trung tâm, cách này giúp vết bẩn không lan rộng ra những vùng sạch sẽ xung quanh.
Sau đó, dùng một miếng vải khô đặt lên trên để hút các vết máu. Lặp lại quá trình phun và thấm cho đến khi các vết máu biến mất hoặc vải khô không còn hấp thu máu được nữa. Cuối cùng, dùng một miếng vải thấm nước lạnh để lau sạch.
Nếu dùng nước lạnh không hiệu quả, bạn hãy pha thêm một chút muối vào để tẩy vết máu.
Ammoniac
Ammoniac là một chất tẩy rửa mạnh mẽ có thể đánh bật những vết bẩn khô và cứng đầu. Tuy nhiên, đôi khi nó sẽ là mối đe dọa với vải vóc của bạn.
Để không làm hỏng áo quần, ga trải giường, bạn cần pha loãng ammoniac, xịt lên ga trải giường, để yên trong vòng 5 phút rồi dùng vải khô thấm vết máu. Thực hiện quá trình này tới khi vết máu hoàn toàn biến mất.
Hãy pha loãng ammoniac trước khi sử dụng nếu không muốn làm hỏng vải vóc hay ga giường.
Nước rửa bát
Pha nước rửa bát với nước lạnh rồi ngâm một miếng vải sạch màu trắng vào dung dịch, áp lên vùng bị dính bẩn. Sau đó nhẹ nhàng dùng bàn chải đánh răng chà xát lên vết bẩn. Chú ý chà nhẹ tay và không chà lan sang các vùng xung quanh. Cuối cùng dùng một chiếc khăn lạnh lau vết bẩn.
Các bước dùng nước rửa bát để xóa vết máu dính trên ga giường.
Nước ngâm kính áp tròng
Nghe có vẻ lạ nhưng cách làm này lại xóa sạch vết máu rất hiệu quả. Bạn hãy dùng dung dịch ngâm kính áp tròng rồi thực hiện các bước giống như các cách khác để làm sạch vết máu.
Nước ngâm kính áp tròng cũng có thể tẩy sạch vết máu cứng đầu.
Nước oxy già
Bạn có thể sử dụng nước oxy già 3% để làm sạch vết bẩn. Cách này phù hợp với những quần áo sáng màu hơn tối vì oxy già sẽ tẩy nhẹ vải của trang phục.
Nước oxy già thích hợp để tẩy vết máu dính trên ga giường hay trang phục tối màu.
Giấm
Giấm là một người bạn thân thiết khi nói đến việc "hạ gục" vết bẩn. Dù là chén bát nhiều dầu mỡ hay quần áo dính vết máu, giấm sẽ giải cứu bạn một cách nhanh chóng. Đổ ít giấm trắng lên vị trí vết bẩn, để vài phút rồi ngâm với nước lạnh trong 30 phút, sau đó giặt sạch là xong.
Dùng giấm cũng có thể đánh bay vết máu.
Sử dụng hỗn hợp muối, bột bắp và oxy già
Trộn 2 muỗng bột bắp, 1 muỗng muối và 1/4 ly oxy già trong một bát nhỏ thành bột nhão rồi cho hỗn hợp này trực tiếp lên vết máu. Chờ đến khi bột khô lại rồi dùng thìa cạo lớp bột đi, sau đó dùng khăn khô lau sạch.
Phương pháp sử dụng hỗn hợp muối, bột bắp và oxy già rất hiệu quả đối với các vết máu khô.
Theo Khám Phá
Vì vợ là vợ anh! Phần 19 Chị Liên bị đau kêu oai oái, anh Hậu từ ngoài vội vàng nhảy vào, sốt sắng cầm tay chị đưa lên vòi xả nước lạnh, miệng còn không ngừng trách móc. -"Dặn em bao nhiêu lần rồi, đã không khéo thì đừng bao giờ vào bếp." -"Người ta xin lỗi mà." Giọng chị như mèo con làm nũng, anh vẫn chưa hết...