Cách luộc thịt chân giò giòn chắc, tròn khoanh ăn thơm ngọt béo bùi ai cũng khen
Cách luộc thịt chân giò giòn chắc, tròn khoanh ăn thơm ngọt béo bùi ai cũng khen – bất cứ người nội trợ nào cũng nên nắm rõ.
Cách 1:
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò loại ngon (chọn thịt chân giò trước nhiều nạc, thịt chắc mà bó lại dễ hơn)
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu, mì chính, tỏi, ớt…
- Mộc nhĩ (Có thể có hoặc không)
- Dụng cụ: dây lạt cuốn thịt, ngoài hàng họ hay dùng dây dù nhưng tốt nhất dùng dây lạt tre mỏng cuốn cho đảm bảo vệ sinh.
Cách làm:
Thịt bắp chân giò , đem về rửa sạch, rắc một chút muối và hạt nêm vào thịt ( ở đây ướp vào mặt trong của miếng thịt nhé ), cho thêm mấy cái mộc nhỉ ngâm sẵn vào giữa
Sau đó dùng dây lạt tre mỏng cuốn thịt chân giò lại (bó thịt chân giò luộc ), cuốn chặt một chút để khi thái thịt chân giò bày ra đĩa thì mộc nhĩ nó bám vào thịt.
Video đang HOT
Cuối cùng cho lên bếp luộc chín (thịt chân giò bó luộc sẽ lâu chín hơn so với bt nên khi luộc sôi rồi chị em chú ý để nước ngập thịt và lửa vừa phải cho thịt chín nhé), thịt không được chín nhừ quá và vớt ra để nguội.
Cho thịt chân giò ngâm vào nước đun sôi để nước có pha chút muối cho thịt trắng không bị đỏ (có nhiều người dùng nước đá để ngâm thịt)
Sau đó vớt thịt chân giò ra để cả bó rồi cho vào tủ lạnh ( càng lâu thì càng ngon chừng 4 tiếng) khi nào ăn lấy ra thái mỏng theo hình vòng tròn của chân giò thì vừa thái thịt chân giò được mỏng, thịt lại chắc, trắng và giòn ngon.
Pha chút mắm với tỏi, ớt rắc hạt tiêu hay xì dầu tỏi ớt ăn cùng với thịt chân giò bó luộc thì cực ngon!
Cách 2:
- Thịt chân giò rút xương.
- Lạt buộc (lạt tre hoặc giang, sợi dây dù đều được)
- Gia vị: Hạt nêm, hạt tiêu, bột canh
Cách luộc thịt chân giò vừa chắc vừa giòn
- Bước 1: Thịt chân giò rửa sạch, cho 1 thìa bột canh 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1/3 thìa cà phê bột canh, trộn đều lên ướp vào phía trong của chân giò, để khoảng 15 phút cho chân giò ngấm gia vị.
- Bước 2: Cuộn chân giò lại sao cho tròn và phần da giáp lại với nhau để thịt không bị hở ra ngoài. Cuộn xong dùng lạt bó cuộn tròn. Khi buộc lạt chỉ nên buộc vừa, không nên chặt quá vì khi luộc dễ bị nứt.
- Bước 3: Cho vào nồi nước luộc ngập, rộng rãi để thịt chín và nở hết cỡ. Luộc khoảng 30 phút, khi sôi bạn vặn nhỏ lửa, đun âm ỉ cho thịt chín đều.
- Bước 4: Vớt thịt ra để nguội, bọc kín cho vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút là lấy ra được (đây là bước giúp thịt săn chắc, tháo lạt ra dễ dàng).
- Bước 5: Thái thịt theo khoanh tròn xếp lên đĩa rồi thưởng thức.
Chân giò bó lạt luộc vừa chắc lại giòn, thịt sẽ thơm phức, nhìn là muốn ăn ngay lập tức
Vẫn là thịt chân giò luộc nhưng nếu đem bó thì miếng thịt sẽ chắc và giòn ngọt hơn rất nhiều. Dù là bữa cơm thường ngày hay mang đãi khách thì món chân giò bó lạt luộc dân giã này đều rất phù hợp, cùng xem cách làm như thế nào nha:
1. Nguyên liệu
- 700gr thịt chân giò đã lọc xương
- Lạt hoặc dây nilon trắng để buộc
- 1 thìa muối bột canh
2. Cách làm
Bước 1: Cho thịt chân giò vào chần qua trong 2 phút cho hết mùi hôi.
Bước 2: Thoa 1 lớp bột canh lên miếng thịt rồi cuộn gọn lại, lấy lạt buộc chặt xung quanh, cứ để như thế chừng 20 phút cho ngấm muối.
Bước 3: Cho chân giò vào luộc trên lửa vừa 10 phút. Sau đó tắt bếp, đậy kín vung chừng 5 phút rồi lại tiếp tục luộc thêm 5 phút nữa.
Bước 4: Lần này vẫn cứ đậy vung, đợi 3 phút sau mới lấy chân giò ra ngâm vào tô nước đá lạnh trong 2 phút cho nguội bớt và giòn.
Bước 5: Vớt thịt ra, thái thành các lát mỏng là xong.
Món ăn này mang chấm với mắm chua ngọt hoặc mắm tôm, ăn cùng các loại rau sống rất ngon.
Chọn chân giò ngon
Chân giò lợn là phần thịt được rất nhiều người ưa thích vì có độ ngọt thơm, hơi dai giòn, hấp dẫn. Thịt chân giò có thể làm các món hầm, luộc, nướng, giả cầy, chạo... Tuy nhiên, nhiều người lại thắc mắc không rõ thịt chân trước hay chân giò sau ngon hơn. Thực tế, mùi vị của hai phần chân giò này cũng khác biệt, do đó, chị em nên lựa chọn và phân biệt rõ trước khi mua.
Ở phần chân trước, thịt tương đối mềm và ngọt hơn. Thịt mỏng và ít hơn, nhiều gân hơn... nguyên nhân là do phần chân trước này hoạt động nhiều hơn so với chân sau. Phần thịt chân giò trước này phù hợp để nấu các món ăn như luộc, hầm...
Phần chân sau chắc hơn nhưng cũng có nhiều mỡ. Do đó, nó phù hợp để bạn làm thịt băm hoặc nấu cháo vì nó chủ yếu là thịt nạc. Bạn có thể ướp một chút rượu nấu ăn trước khi nấu thịt chân sau này sẽ rất ngon.
Tóm lại, sự khác nhau của chân trước và sau chính là, chân trước có nhiều phần cơ, còn phần sau có nhiều bắp thịt hơn. Do đó, bạn có thể mua chân trước hay chân sau tùy thuộc vào mục đích nấu ăn.
Tuy nhiên, nếu xét về hương vị thì chân trước vẫn đem lại sự thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Cách nấu món canh riêu cua đơn giản, bổ sung canxi cho cả nhà Món canh riêu cua với vị canh chua thơm ngọt, không tanh, màu canh vàng trong đẹp mắt và không bị vẩn đục... rất phù hợp trong những ngày hè nóng bức. Nguyên liệu để nấu canh riêu cua Nguyên liệu phù hợp 2-3 khẩu phần ăn: Cua: 300 - 400g Cà chua: 2 quả Đậu phụ : 2 bìa Hành khô: 2...