Cách luộc rau không hại sức khỏe
Khi nấu, luộc rau tôi thường mở vung nhưng mẹ chồng tôi lại bảo rằng phải đậy vung để khỏi bay hết vitamin. Xin quý báo tư vấn giúp.
Ảnh minh họa: Internet
Khi nấu, luộc rau tôi thường mở vung nhưng mẹ chồng tôi lại bảo rằng phải đậy vung để khỏi bay hết vitamin. Xin quý báo tư vấn giúp.
Trần Thị Lệ (Hà Giang)
Xét về khía cạnh dinh dưỡng, trong rau có một lượng lớn axit hữu cơ, trong đó có một số loại có hại với cơ thể. Những axít hữu cơ này sẽ bay hơi trong quá trình chế biến. Vì vậy khi chế biến, bạn nên mở nắp vung để loại bỏ những chất độc hại đối với cơ thể, đồng thời còn có tác dụng giữ được chất diệp lục và lượng magiê trong rau.
Khi nấu cũng không nên nấu chín rau trước bữa ăn quá lâu vì trong quá trình chế biến, nước và chất dinh dưỡng trong rau xanh bị tách ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi rửa rau, cũng không nên ngâm rau quá lâu trong nước vì trong rau xanh chứa rất nhiều nước, căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước khiến nước bên ngoài sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng.
Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài.
Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị hao từ 14 – 23%, nếu ngâm trong một đêm thì lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất và protein tan trong nước cũng bị thất thoát giống như vậy.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Lợi ích đối với sức khỏe của ngó sen
Gốc sen (ngó sen) có lợi cho sức khỏe, đó chính là lý do tại sao chúng rất được chuộng dùng tại Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Dưới đây là một số dưỡng chất có trong gốc sen:
Hãy thử dùng chúng trong các bữa ăn của bạn bất cứ khi nào có thể, nấu riêng chúng hoặc kết hợp chúng với các loại rau củ khác như khoai tây và cà rốt.
Chất xơ
Gốc sen chứa rất nhiều chất xơ nhưng không cung cấp nhiều calo, dễ dàng cho việc giảm cân. Nó giúp giảm lượng đường máu và cholesterol máu, điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón và trĩ.
Vitamin C
Gốc sen có hàm lượng vitamin C cao, 100 gam cũng đủ đáp ứng 3/4 nhu cầu dưỡng chất hàng ngày của bạn. Vitamin C rất cần cho việc sản sinh collagen - loại protein giúp bảo vệ làn da, mạch máu, nội tạng và xương của bạn. Vitamin C cũng tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ bạn không bị nhiễm vi-rút, giúp vết thương nhanh liền, bảo vệ không bị tổn thương tế bào, làm chậm lão hóa, bảo vệ lợi và răng, ngăn ngừa ung thư.
Các vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B bao gồm một số loại vitamin có lợi cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ đau tim để cải thiện tâm trạng của bạn bằng cách ngăn ngừa kích ứng, đau đầu và căng thẳng. Gốc sen chứa một lượng đáng kể các vitamin nhóm B, đặc biệt là pyridoxine (vitamin B6).
Ảnh minh họa
Khoáng chất
Gốc sen chứa đồng, sắt, kali, kẽm, magiê và mangan, có lợi trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu, hoạt động của cơ và thần kinh. Chúng cũng có lợi trong việc sản sinh enzym, cải thiện tiêu hóa của bạn.
Chất điện giải
Gốc sen có sự cân bằng tối ưu các chất điện giải, với tỉ lệ natri/kali là 1/4. Trong khi natri giúp nó có vị ngon và ngọt thì kali ngăn ngừa sự tác động của natri bằng cách điều hòa huyết áp và nhịp tim.
Những lợi ích khác
Uống nước ép gốc sen có thể ngăn ngừa xuất huyết ở dạ dày hoặc thực quản khi người bệnh nôn ra máu, ở trực tràng, dạ dày và ruột khi người bệnh đại tiện ra máu. Nước ép này của thể pha với gừng để trị viêm ruột.
Nước ép gốc sen cũng có thể được dùng để trị các triệu chứng hô hấp như ho, hen và lao.
Trà gốc sen nóng có thể mang lại sự thoải mái cho người bị ho, bằng cách làm tan các cục nhầy.
Theo TPO
6 mối nguy khi ăn cua ghẹ Cua ghẹ là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Tuy thế, ăn cua ghẹ không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, thịt cua có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng protein...