Cách lựa chọn nước mắm thơm ngon, an toàn ai cũng có thể áp dụng
Để lựa chọn được nước mắm ngon và an toàn, người tiêu dùng cần phải xem xét đến những yếu tố như màu sắc, độ đạm và mùi vị sản phẩm.
Báo Thái Lan đánh giá rất cao đội tuyển Việt Nam tại King’s CupHưng Yên: Trưởng và phó công an xã bị chém trọng thương tại phòng làm việcMột nghi phạm tử vong bất thường sau 5 ngày bị công an tạm giữ
Dưới đây là cách lựa chọn nước mắm thơm ngon, an toàn ai cũng có thể áp dụng
Nước mắm là thứ gia vị truyền thống không thể thiếu trong gian bếp người Việt. Theo thống kê số lượng nước mắm được người dân Việt Nam tiêu thụ hàng năm được ước tính lên đến hơn 200 triệu lít. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về cách lựa chọn nước mắm ngon, chuẩn cho bữa cơm gia đình.
Để giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã đưa ra những hướng dẫn, tiêu chí lựa chọn nước mắm ngon và an toàn.
Về bao bì, nhãn mác
Nước mắm truyền thống chỉ có hai thành phần là muối và cá. Trong số đó, nước mắm được chiết xuất từ cá cơm, cá thu, cá linh, cá đối… sẽ mang lại vị thơm ngon hơn cả.
Vì vậy khi chọn mua nước mắm, người tiêu dùng nên xem kỹ nhãn mác để tìm hiểu những thông tin như tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, trọng lượng tịnh, thành phần chủ yếu, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ của thực phẩm.
Một chai nước mắm thật thường có ngày sản xuất và hạn sử dụng được dập nổi ở phần trên của thân chai, trong khi với hàng giả, những thông tin này lại chỉ được in trên giấy giới thiệu sản phẩm được dán trên thân chai. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của nước mắm giả.
Về các thành phần
Theo Cục An toàn thực phẩm muốn đánh giá thành phần đạm của nước mắm một cách toàn diện người ta phải xác định được 3 thành phần: nitơ toàn phần, nitơ focmol và nitơ amoniac.
Video đang HOT
Nitơ amoniac có thành phần nitơ nằm dưới dạng NH4 . Hàm lượng nitơ amoniac cao phản ánh quá trình chế biến hoặc bảo quản không tốt đó để cho tạp khuẩn chiếm ưu thế, phân giải tiếp tục axitamin thành amoniac.
Nitơ focmol là tổng lượng nitơ của axitamin và nitơ amoniac. Một mẫu nước mắm tốt phải cú tỷ lệ nitơ focmol/nitơ toàn phần>60%. Nếu tỷ lệ này thấp có nghĩa là sản phẩm chưa được ngấu, các thành phần nitơ hữu cơ phân tử lớn còn nhiều.
Nước mắm ngon có mùi thơm dịu nhẹ mang đặc trưng của cá
Độ đạm
Tiêu chí tiếp theo là về độ đạm – thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng giúp phân biệt nước mắm thật, giả. Trên thực tế, độ đạm sẽ quyết định giá thành của chai nước mắm, độ đạm càng cao, giá càng đắt. Do vậy, một số nhà sản xuất cố tình ghi thông tin độ đạm tại góc khuất, khó nhìn hoặc dùng cỡ chữ nhỏ, khó đọc.
Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) có 4 loại sau: độ đạm lớn hơn 30 độ là loại đặc biệt, độ đạm lớn hơn 25 độ là loại thượng hạng, độ đạm lớn hơn 15 độ là loại hạng 1, độ đạm lớn hơn 10 độ là loại hạng 2. Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm.
Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 30 đến 40 độ, đôi khi đạt đến 43 – 45 độ (rất hiếm). Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải xem kỹ độ đạm sản phẩm. Thông qua các thông tin trên nhãn, người tiêu dùng sẽ biết được đây là sản phẩm nước mắm truyền thống nguyên chất hay nước mắm công nghiệp.
Bên cạnh đó, thông số về độ chua cũng có thể phản ánh chất lượng của nước mắm. Cụ thể, nếu độ chua thấp (10) thì nước mắm đó phải thuộc loại nước mắm có độ đạm toàn phần cao từ 18-20g/L.
Màu sắc và mùi vị
Một tiêu chí khác để lựa chọn nước mắm ngon là căn cứ vào màu sắc. Cụ thể, nước mắm chuẩn ngon có màu nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt, không vẩn đục. Không chọn nước mắm có màu xanh xám vì có thể nước mắm đó bị biến chất.
Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không sử dụng. Có chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác được cho thêm trong qúa trình đóng gói.
Cuối cùng, mọi người có thể dựa vào vị của nước mắm để đánh giá một sản phẩm. Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa và bùi bùi. Nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, lâu đời, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi bên cạnh những thương hiệu đạt tiêu chuẩn, không ít sản phẩm giả, với chất lượng chưa được kiểm định cũng đã xuất hiện trên thị trường.
Theo doisongvietnam
Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp
Nước mắm truyền thống thành phần chủ yếu gồm 2 loại là muối và cá, còn nước mắm công nghiệp có nhiều thành phần khác đi kèm để tạo hương vị.
Theo cách gọi thông thường, Việt Nam đang tồn tại 2 loại nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Hai loại nước mắm này khác nhau ở cách pha chế, mùi vị...
Nước mắm truyền thống được ủ trong thùng an toàn. (Ảnh: VnExpress)
Thành phần
Nước mắm truyền thống có từ xa xưa chỉ với 2 nguyên liệu chế biến là cá và muối. Tùy vào cách làm của mỗi vùng miền mà cách pha trộn tỷ lệ giữa cá và muối sẽ khác nhau và cho ra các sản phẩm nước mắm đặc trưng của từng địa phương.
Trung bình cá và muối được ủ từ 7 tháng đến 1 năm sau đó chắt ra loại nước mắm nhĩ có độ đặm cao, từ 25 đến 40 độ. Để nước mắm phù hợp hơn với khẩu vị của từng khách hàng, sau khi lấy nước mắm nhĩ, các nhà thùng sẽ thêm nước muối vào các thùng ủ để rút ra nước mắm cấp đặm thấp hơn, từ 15 đến 25 độ.
Ở một số nơi có thể cho thêm đường hoặc bằng nhiều cách pha chế có thể cho ra được nước mắm loại 2 và 3.
Đối với nước mắm công nghiệp là loại gia vị sử dụng pha loãng nước mắm sau đó trộn thêm chất tạo vị, tạo màu, chất bảo quản, chất tạo sệt, tạo sánh... Loại nước mắm này có độ đặm thấp hơn, chỉ từ 10 đến 20 độ.
Phụ gia bảo quản
Theo các chuyên gia, nước mắm truyền thống khác với nước mắm công nghiệp bởi loại nước mắm truyền thống hoàn toàn là sản phẩm từ tự nhiên, không có phụ gia bảo quản, phụ gia tạo màu hay tạo hương vị mà thành phần chủ yếu chỉ có 2 (cá và muối). Trong khi đó, nước mắm công nghiệp có tới gần 20 thành phần, phụ gia các loại.
Do vậy, để phân biệt, người dân chỉ cần nhìn vào thành phần ghi trên nhãn mác bao bì là có thể biết đâu là nước mắm truyền thống hay công nghiệp.
Do có thành phần muối ăn và axit amin tự do ở nồng độ cao nên nước mắm truyền thống không cần sử dụng chất bảo quản vẫn có thể lưu trữ, sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Mùi vị
Theo tiến sĩ Trần Thị Dung, nguyên cán bộ khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của nước mắm được hình thành từ quá trình lên men tự nhiên của việc ủ cá và muối (còn được gọi là ủ chượp).
Nước mắm truyền thống nguyên chất thu được từ quá trình phân giải và phân hủy thịt cá trong nước mặn thành axit amin nên có mùi thơm đặc trưng.
"Nước mắm truyền thống ngon sẽ mang một mùi vị thơm dịu, mặn và ngọt có hậu vị hài hòa, bùi bùi, mùi thơm đặc trưng theo vùng miền. Đây là tổng hợp kết quả của quá trình thủy phân protein thịt cá thành axit amin theo các cách ủ chượp khác nhau.
Còn nước mắm công nghiệp dùng hương nhân tạo để tạo mùi, phụ gia trong nước mắm sẽ làm cho sản phẩm có mùi khác, sộc ngay lên mũi", bà Dung nói.
Cách chọn nước mắm ngon
Về mặt cảm quan, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt nước mắm có chất lượng tốt hay không bằng cách đưa chai mắm ra ngoài ánh sáng, dốc ngược chai xuống, nếu thấy nước trong thì sản phẩm đó ổn, nếu thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua.
Về màu sắc, nước mắm trong chai màu vàng là loại tốt. Tuy nhiên, màu vàng sẽ bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống.
Nước mắm ngon sẽ có màu cánh gián nâu đỏ, hơi sánh, mùi vị thơm nhẹ, nước mắm không đảm bảo thường có màu đen, nếm thử thấy vị ngọt giả hoặc mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia, điều vị.
Theo vtc.vn
Sao cứ cố thủ tiêu nước mắm, một biểu tượng đích thực của văn hoá Việt? Cần bảo vệ nước mắm, một biểu tượng đích thực của văn hoá Việt; còn nước mắm công nghiệp hãy cạnh tranh bằng năng lực, chính danh và đàng hoàng để giữ và phát triển thị phần. LTS:Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông...