Cách lọc và bảo quản thịt gà
Nếu chị em đi chợ, mua được gà to ngon mà không dùng hết có thể đem lọc, bảo quản rồi dùng dần nhé!
Để lọc thịt gà và bảo quản tiện lợi chị em hãy tham khảo cách dưới đây nhé!
Chuẩn bị:
- 1 con g
- 1 con dao sắc, nhọn
- Túi ziplog (loại túi có mép khóa, giống như túi đựng tăm bông)
Cách làm:
LỌC GÀ
Bước 1: Lọc phần đùi gà và phần sát đùi gà: Lật phần bụng và phần đùi gà về phía mình sau đó dùng tay tìm phần khớp xương sát với phần bụng gà và phần đùi gà. Dùng dao cắt đúng phần khớp đó sẽ cắt được phần đùi gà khỏi phần thân gà.
Bước 2: Giữa phần đùi gà và phần sát đùi gà có một khớp kết nối, dùng dao cắt chính giữa của khớp đó để cắt ra hai phần riêng biệt.
Bước 3: Tương tự với phần cánh gà, kết nối giữa phần cánh gà và phần thân gà là một khớp xương. Dùng dao cắt đúng khớp xương đó để chia phần cánh và phần thân gà.
Bước 4: Cắt phần cánh gà và phần khuỷu cánh gà là một khớp xương, dùng dao cắt chính giữa khớp xương đó để chia hai phần cánh gà.
Bước 5: Lọc phần lườn gà (ức gà) dùng dao cắt dọc chính giữa phần xương ở bụng con gà. Sau đó dùng mũi dao cứ lọc sát phần xương con gà để lấy phần ức gà. Phần ức bên kia làm tương tự.
Video đang HOT
Sau khi lọc xong phần ức gà, đùi gà, cánh gà, xương gà có thể dùng để nấu rất nhiều món ăn khác nhau:
- Phần xương gà tận dụng làm nước dùng, hay nước hầm cháo, làm phở gà…
- Phần lườn gà sẽ dùng để làm gà sốt Terikya của Nhật, gà nướng, hay các món salad, món xào…
- Phần cánh gà và đùi gà dùng để chiên hay chặt ra để nướng, nấu canh, hay làm món gà rang sả ớt, rang muối, chiên giòn…
BẢO QUẢN THỊT GÀ
- Nếu bạn mua gà tươi sau khi lọc xong chưa dùng tới thì bỏ các phần thịt gà đó vào túi ziplog, sau đó ghi tên phần con gà, ngày tháng và cho vào tủ đá, khi nào cần bạn sẽ dễ tìm.
- Nếu là thịt gà đông lạnh sau khi cắt xong thì chế biến luôn.
- Thịt gà rất dễ nhiễm bệnh nên sau khi cắt xong, bạn lưu ý rửa sạch và lau khô các dụng cụ có liên quan nhé!
Theo Eva
Tips: Bí quyết chọn hải sản tươi và sạch
Hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng quý nhưng dễ gây ngộ độc nếu bạn mua phải hải sản kém chất lượng. Chúng mình cần có vài bí quyết sau nhé!
Cách chọn cua
Có nhiều loại như cua gạch, cua thịt, cua nước để bạn lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua gạch hay cua thịt đều ngon và rất bổ dưỡng.
- Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
- Không nên chọn cua có càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm, vì đó là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
- Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn sắc. Nếu cua còn tươi bạn có thể bảo quản được vài ngày và có thể mang đi được xa.
Cách chọn ghẹ
Có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh... nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh.
- Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.
- Chọn những con thật chắc, to bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.
- Nếu bạn thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bạn bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là ghẹ chắc thịt.
- Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm.
- Ghẹ đực thì yếm nhỏ (vùng tam giác phía dưới bụng), ghẹ cái thì yếm to.
- Nên ấn nhẹ vào yếm ghẹ, nếu chắc nịch là ghẹ ngon. Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc.
- Không nên mua ghẹ vào giữa tháng, lúc này thịt ghẹ vừa nhão và mềm không ngon.
Cách chọn tôm
- Chọn tôm nên chọn tôm toàn thân, các bộ phận dính chặt vào nhau, các chi vẫn còn nguyên. Không nên chọn tôm đã nát có mùi tanh, ươn.
- Tùy vào từng loại tôm mà chọn lựa. Nếu là tôm hùm, nên chọn các loại tôm có vỏ bóng, càng xanh. Các loại tôm khác tốt nhất nên chọn các loại tôm còn khỏe, nhảy tanh tách. Tôm sú thì có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt. Tôm được bảo quản ít đá mà thấy vẫn tươi, khi sờ vào lại thấy mềm thì có thể tôm đó đã được ủ ure.
Cách chọn ốc, sò, nghêu
- Với ốc thì nên chọn những loại còn đang bò, khi chạm tay mới khép miệng lại.
- Đối với các loại sò nên ngửi. Nếu chúng không có mùi hôi là được, bởi nếu sò chết có mùi hôi rất khó chịu.Tùy loại sò mà bạn lựa chọn khác nhau, với sò lông, sò dương... nên chọn những con vừa ăn, không lớn quá vì thịt sò dai. Sò huyết thì không nên chọn con nhỏ, khi chế biến thịt sò teo lại, không ngon.
- Nghêu thì bạn phải chọn con khép miệng, con nào mở miệng nghĩa là đã chết.
Cách chọn cá biển
Với các loại cá biển, nên chọn các loại cá còn nhớt, mắt còn tươi, trong. Mang cá màu đỏ, không bị thâm đen. Nếu cá còn tươi mà không còn nhớt thì cũng không nên mua vì có thể chúng đã được ngâm tẩm khá lâu. Dùng tay ấn vào thịt cá, nếu thịt đàn hồi là thịt tươi, nếu ấn vào mà lõm trên mình cá thì không mua. Khi đã được ủ ure cá có mùi khai chứ không có mùi tanh đặc trưng.
Cách chọn mực tươi
Mực có nhiều loại như mực ống, mực nang, mực nướng.... tùy từng loại mà cần quan sát kỹ, tuy nhiên với loại nào thì mực nên có lớp màng nâu bên ngoài da, bao quanh đều, ít sứt sẹo. Đầu mực còn dính nguyên và thân. Nếu thấy mực không có lớp da nâu, không có đầu và được bóc trắng nõn thì không nên mua, trừ mực đã được đóng gói trong siêu thị.
Với mực nang, bạn nên chọn con to, thịt có màu trắng đục; mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, đưa lên mũi không có mùi tanh là được. Tương tự như tôm cá, nếu mực, bạch tuộc được ủ ure thì nhìn thấy tươi, nhưng sờ vào thì thịt mềm.
Theo VNE
Kinh nghiệm để mua được tôm tươi và bún sạch Dạo một vòng chợ, thấy có vô số những loại tôm bày bán. Nhưng làm sao để chọn được tôm ngon, không bị "bơm" hóa chất? "Chọn tôm cũng lắm công phu" Hôm nay mình định đãi chồng yêu và 2 người bạn món bún và nem tôm. Những con tôm chắc thịt, vỏ cứng, chân càng vững vàng sẽ làm cho món...