Cách loại bỏ hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi hay chứng hôi miệng là hiện tượng phổ biến mang lại nhiều phiền toái và mặc cảm cho người mắc. Theo trang Insider, đây là một vấn đề không khó khắc phục.
Chìa khóa lớn nhất để giải quyết tình trạng này là vệ sinh răng miệng thật tốt và chăm sóc sức khỏe cá nhân một cách tốt nhất – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng là vệ sinh răng miệng không kỹ, hút thuốc lá, khô miệng (do ít uống nước hoặc đang dùng một số loại thuốc đặc trị), thường xuyên ăn thực phẩm có mùi đậm (như tỏi, hành tây…)…
Ngoài ra, người mắc các bệnh lý về tai, mũi, họng hay tiểu đường, dạ dày – ruột, gan, thận… đôi khi cũng gặp hiện tượng này.
Tùy vào nguyên nhân sẽ có những cách khác nhau để điều trị. Theo trang Insider, chìa khóa lớn nhất để giải quyết tình trạng này là vệ sinh răng miệng thật tốt và chăm sóc sức khỏe cá nhân một cách tốt nhất.
Cụ thể, mọi người nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng kỹ càng, chẳng hạn: chải răng 2 – 3 lần/ngày ít nhất 2 phút/lần; sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo lưỡi và nước súc miệng để làm sạch triệt để các mảng bám; giữ lịch khám răng định kỳ để kịp phát hiện và điều trị những vấn đề răng miệng; duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, uống đủ nước.
Video đang HOT
Đi khám ngay khi có những dấu hiệu này bởi dạ dày bạn đang gặp nguy hiểm
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để khám ngay bởi có thể dạ dày bạn đang bị viêm loét nặng, thậm chí bị ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Tự dưng mắc chứng hôi miệng
Một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh dạ dày là tự dưng bạn mắc chứng hôi miệng. Chính dấu hiệu này, khiến cho nhiều người bệnh nhầm lẫn với các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, đây chính là một tín hiệu của bệnh đau dạ dày và nhiễm HP cần phải đi kiểm tra bác sĩ ngay.
Theo các chuyên gia lý giải rằng, trong quá trình tồn tại và phát triển, HP có thể sinh ra các khí và mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là khi ở trong dạ dày, HP gây tình trạng trào ngược, viêm loét, buồn nôn... khiến cho hơi thở của bạn không được thơm tho nữa.
Đau tức vùng thượng vị
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc bệnh dạ dày là biểu hiện của bệnh dạ dày đó là các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ, căng tức ở vùng thượng vị.
Đây chính là một biểu hiện của bệnh dạ dày đó là các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với mỗi một bệnh nhân thì mực độ ở đau sẽ có sự khác nhau. Nhiều người sẽ có cảm giác đau khi đói, đau khi no, đau sau khi vừa ăn xong 1 lúc, đau từ đằng trước ra đằng sau.
Rối loạn tiêu hóa
Khi bạn mắc bệnh dạ dày, cơ thể mệt mỏi và hệ tiêu hóa hoạt động không còn tốt như trước. Chính vì vậy, bệnh nhân thường có biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, bụng ậm ạch.... Những triệu chứng này chúng thường xuất hiện sau khi ăn và kéo dài trong một thời gian dài khiến bạn mệt mỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP đang tồn tại trong dạ dày làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu.
Ợ hơi, ợ chua và buồn nôn
Khi dạ dày của bạn bị vi khuẩn HP tồn tại làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra các vết viêm loét. Và một trong những biểu hiện giúp bạn nhận biết là bạn thường xuyên rơi vào tình trạng ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng nhất là nôn ra máu, vì vậy bạn nên đi kiểm tra sớm để có phương áo điều trị kịp thời.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.
Tuy vậy, người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau:
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm..
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Gạo lứt tốt nhưng những người này không nên ăn nhiều kẻo hối hận Gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên có những người nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Không giống như gạo trắng, gạo lứt vẫn giữ được lớp vỏ bên ngoài và cám nên chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất...