Cách loại bỏ chất độc trong thực phẩm
Trong một số thực phẩm lại chứa chất gây ung thư. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn “tẩy trừ” những chất độc hại này.
Không rán thịt muối
Thịt ướp muối, làm xúc xích, lạp xường… là những món ăn phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nếu nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là rán, sẽ tạo thành pyrrolidine nitroso và dimethylnitrosamine, những hợp chất được chứng minh là gây ra bệnh ung thư.
Thịt muối chỉ nên ăn ngay hoặc hấp, tuyệt đối không được rán
Do đó chỉ nên ăn ngay hoặc hấp, tuyệt đối không được rán. Ngoài ra, nên kết hợp cùng với rau xanh và hoa quả khi ăn.
Luộc/hấp cá muối
Hàm lượng chất nitrite trong các loại cá muối khá nhiều, vì vậy trước khi ăn tốt nhất nên cho vào nước luộc qua.
Hàm lượng chất nitrite trong các loại cá muối khá nhiều, vì vậy trước khi ăn tốt nhất nên cho vào nước luộc qua.
Video đang HOT
Có người dùng cách phơi cá dưới ánh nắng mặt trời, họ cho rằng như thế có thể “đẩy” muối và các chất sinh ung thư ra khỏi cơ thể cá, nhưng cách này chỉ hữu hiệu với bề mặt ngoài của cá. Vì vậy, dùng phương pháp hấp hoặc luộc là thích hợp nhất, cũng nên kết hợp ăn cùng với rau xanh và hoa quả
Phơi héo dưa trước khi muối
Nếu trước khi muối rau, dưa không “xử lý” thì trong rau, dưa muối sẽ có một hàm lượng chất nitroso nhất định. Phương pháp xử lý thông thường của chúng ta là cho vào nước luộc, phơi nắng hoặc rửa bằng nước nóng… đều có thể đạt được mục đích “tẩy trừ” chất gây ung thư.
Lưu ý không được dùng đi dùng lại nước muối rau, dưa.
Tốt nhất vẫn là cho vào nước luộc, nhưng như thế lại ảnh hưởng đến mùi vị của rau, dưa muối.
Lưu ý không được dùng đi dùng lại nước muối rau, dưa.
Tôm khô: Luộc qua
Trong tôm khô, tôm nõn có chứa chất sinh ung thư dimenthylnitrosamine. Vì vậy, trước khi nấu nên cho vào nước luộc qua, đổ nước đó đi rồi mới chế biến thành món ăn.
Trong tôm khô, tôm nõn có chứa chất sinh ung thư dimenthylnitrosamine. Vì vậy, trước khi nấu nên cho vào nước luộc qua, đổ nước đó đi rồi mới chế biến thành món ăn.
Hoặc có thể phơi dưới ánh mặt trời từ 3-6 tiếng cũng có thể loại trừ bớt các chất gây ung thư.
Theo Chất lượng Việt Nam
Mẹo ăn hải sản để không bị ngộ độc
Để ý thông tin về nhiễm độc biển, thận trọng khi ăn hải sản lạ, không dùng món đã chế biến từ lâu, chỉ nên ăn loại nấu chín... để tránh ngộ độc.
Ăn hải sản tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến không đảm bảo an toàn thì có thể bị ngộ độc. Dưới đây là một số lưu ý sử dụng hải sản an toàn của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Thận trọng khi ăn hải sản lạ
Ăn hải sản lạ là sở thích khám phá của nhiều người nhưng cần cân nhắc trước khi ăn thử. Lý do, các loại hải sản này ít được ăn cũng có thể từng được biết gây ngộ độc, hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không. Vì vậy đây cũng là nhóm hải sản nguy cơ và nên tránh.
Cần thận trọng khi ăn hải sản. Ảnh: thuocbietduoc
Tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc
Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có thể thường hoặc thỉnh thoảng mới độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.
Các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển... Bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.
Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở...).
Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng. Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.
Để ý thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường vùng biển
Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bạn có thể biết rõ, có một hiện tượng tự nhiên đặc biệt xảy ra chỉ riêng với biển có thể dẫn tới ngộ độc là hiện tượng "thủy triều đỏ".
"Thủy triều đỏ" là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân, một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc. Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có "thủy triều đỏ", đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao,...).
Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín
Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu.
Điều cuối cùng các bạn có thể muốn biết là các biểu hiện của ngộ độc do ăn hải sản như thế nào để có thể phát hiện nhanh. Nói chung có nhiều loại hải sản với nhiều loại nguyên nhân gây độc khác nhau nên biểu hiện ngộ độc cũng rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong. Nói chung các ngộ độc sẽ nguy hiểm nếu bạn có các biểu hiện thần kinh, tim mạch, hô hấp hoặc khi các biểu hiện ngộ độc kéo dài không đỡ.
Theo VnMedia
Hiểm họa từ thủy ngân Thủy ngân đang được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới, gây tác động rất xấu đến môi trường sống, trước hết là sức khỏe con người. Đó là cảnh báo mà Chương trình môi trường LHQ (UNEP) vừa đưa ra. Người dân tuần hành kỷ niệm 50 năm xảy ra vụ ngộ độc thủy ngân ở Grassy Narrows...