Cách làm trắng da cấp tốc từ lá tía tô
Ngoài là một loại thực phẩm, lá tía tô còn có công dụng bất ngờ trong việc làm đẹp, đặc biệt là dưỡng trắng da.
Trong thành phần của tía tô chứa nhiều các chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho da như Vitamin A, B, C và các khoáng chất… giúp tăng độ ẩm, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa, cải thiện tình trạng tăng sắc tố, tăng sinh collagen, tăng độ liên kết giữa các mô và ức chế quá trình hình thành melanin giúp da mặt trắng sáng đều màu hơn…
Lá tía tô còn giúp tăng cường trao đổi chất của da, ngăn ngừa sắc tố tối màu phát triển, cho bạn làn da khỏe, trắng từ bên trong.
Ngoài ra, các hoạt chất aldehyde, priseril từ lá tía tô mang đến công dụng sát khuẩn, chữa lành hư tổn trên da, lấy đi những tế bào chết và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Lá tía tô có công dụng làm đẹp hiệu quả.
Với những công dụng kể trên dành cho làn da, chỉ với vài lá tía tô, bạn có thể sở hữu làn da sáng mịn, hồng hào với những cách dưới đây:
Mặt nạ lá tía tô
Cách làm trắng da đơn giản, dễ thực hiện nhất là chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó xay hoặc giã nhuyễn và hòa với 1 ít nước sạch. Rồi dùng nó đắp lên mặt trong khoảng 20 phút và rửa sạch bằng nước. Hãy làm cách này 2 – 3 lần mỗi tuần để làn da trắng sáng.
Kết hợp lá tía tô với mật ong
Dưỡng da với hỗn hợp mật ong và lá tía tô làm tăng hiệu quả trắng da nhanh hơn. Chỉ với vài bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có được da mặt mịn màng, trắng hồng:
Bạn rửa sạch lá tía tô và để ráo, sau đó cho vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước, xay nhuyễn rồi đổ ra bát. Sau đó, thêm khoảng 2-3 muỗng mật ong vào hỗn hợp vừa xay rồi trộn đều, có thể cho thêm một ít nước cốt chanh.
Video đang HOT
Dưỡng da với hỗn hợp mật ong và lá tía tô làm tăng hiệu quả trắng da nhanh hơn.
Sau khi đã rửa sạch da và lau khô thì thoa hỗn hợp vừa làm lên, massage nhẹ và để trong khoảng 10 phút. Rửa sạch lại mặt với nước ấm.
Kết hợp lá tía tô với sữa chua
Đây là một trong những cách làm trắng da bằng lá tía tô được hầu hết phụ nữ áp dụng. Bởi sữa chua có chứa nhiều các Vitamin (B2, B5, B12) mang lại một làn da trắng sáng và đều màu.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 10 lá tía tô và 2 thìa sữa chua không đường. Rửa thật sạch và xay nhuyễn lá tía tô cùng với một ít nước lọc, sau đó cho thêm 1 thìa sữa chua vào khuấy đều.
Công thức dưỡng trắng sử dụng lá tía tô và sữa chua không đường được hầu hết phụ nữ áp dụng.
Rửa mặt sạch bằng nước ấm, lau khô rồi tiến hành thoa đều hỗn hợp lên da để trong 10 – 15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong da. Cuối cùng bạn rửa mặt lại bằng nước sạch lần nữa để hoàn thành quy trình làm trắng da bằng lá tía tô.
Áp dụng đều đặn mỗi tuần từ 2 – 3 lần để phát huy tối đa công dụng của phương pháp làm đẹp này.
Kết hợp lá tía tô với chanh
Chanh chứa hàm lượng lớn Vitamin C và khoáng chất giúp chống lại quá trình lão hóa trên da. Đồng thời, làm giảm quá trình sản sinh những hắc tố Melanin gây hại cho da, giúp da trắng khỏe, rạng ngời.
Vì thế, nhiều người áp dụng phương pháp tắm sử dụng nguyên liệu là lá tía tô và chanh để có làn da trắng hồng, khỏe mạnh.
Phương pháp tắm sử dụng nguyên liệu là lá tía tô và chanh loại bỏ tế bào chết, làm trắng da.
Cụ thể, đun sôi 3 lít nước rồi bỏ tía tô vào nước sôi. Sau 5 phút bạn tắt bếp, cho tiếp 1 thìa muối vào nồi. Đổ nước ra chậu lớn và pha thêm với nước lạnh và vắt thêm chanh vào để tắm.
Áp dụng phương pháp dưỡng trắng này từ 3 – 4 lần/ tuần để làm trắng cơ thể vừa loại bỏ những tế bào chết trên cơ thể.
Da loang lổ vì đắp lá trầu không làm trắng da, chữa nám khắc phục thế nào?
Bạn đắp lá trầu không để làm trắng da, chữa nám nhưng không may da bị loang lổ, lốm đốm có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm.
Bài viết này mách bạn những mẹo nhỏ để khắc phục tình trạng trên nếu không may bạn hoặc người thân gặp phải.
Lá trầu không có giúp làm trắng da không?
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tác hại của lá trầu không khi sử dụng với mục đích chữa nám, làm trắng da, nhưng tại các phòng khám da liễu vẫn thường xuyên gặp phải nhiều ca bệnh tăng, giảm sắc tố do tự ý sử dụng lá trầu không điều trị da.
Trên thực tế, lá trầu không có thể làm trắng da do trong loại lá này có chứa phenolic compounds, bao gồm các hoạt chất benzen, phenol, catechol, hydroquinone.
Chất này có tác dụng làm trắng da nhanh chóng, nên trong 3 ngày đầu đắp lá, sẽ có cảm giác kích ứng nhẹ như đỏ da, châm chích sau đó cảm giác này mất đi. Nhiều người sẽ cảm nhận được da trắng mịn hơn, tình trạng nám vì thế cũng giảm đi sau 1 tuần đắp lá.
Tác dụng trắng da này nhanh hơn bất kỳ loại thuốc làm trắng hiện tại trên thị trường. Do đó, rất nhiều người lầm tưởng đắp lá trầu không là một phương pháp làm đẹp thần kỳ không gây hại vì nó hoàn toàn đến từ tự nhiên.
Đắp lá trầu không làm trắng da sẽ thu được kết quả ngược lại.
Cũng chính vì thế mà nhiều người hồ hởi tiếp tục đắp lá trầu không liên tục kéo dài hoặc ngắt quãng. Không những thế, họ còn chia sẻ lên mạng xã hội, mách nhau cách đắp lá trầu không để làm đẹp. Từ đó trào lưu làm đẹp bằng lá trầu không ngày càng tăng trong cộng đồng. Có thể kể đến như:
Hấp lá trầu không, sau đó để nguội rồi đắp lên mặt.
Tự tạo keo trầu không.
Sử dụng các sản phẩm cao, lá trầu không có bán sẵn trên thị trường.
Giã nhuyễn lá trầu không rồi đắp hoặc vắt lấy nước thoa lên mặt...
Nhưng, đó là cách làm đẹp sai lầm nghiêm trọng, mà hậu quả để lại rất khó khắc phục và tốn kém.
Lý do là hiệu quả làm trắng của lá trầu không chỉ trong giai đoạn rất ngắn. Tiếp đó là đến giai đoạn tăng sắc tố trở lại. Trong giai đoạn này, tất cả các bệnh nhân đều bị tăng sắc tố da không đều, tạo thành da loang lổ chỗ trắng, chỗ sạm đen. Cuối cùng sự tăng giảm sắc tố bất thường sẽ khiến làn da bị mất hoàn toàn màu da và tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố.
2. Vì sao sau khi làm trắng da, lá trầu không lại khiến da bị loang lổ?
Mặc dù, trong lá trầu không có chứa một số carbohydrate, acid glucouronic, acid α-hydroxy và một số acid amin tự do và tannin có lợi cho da... nhưng trong lá trầu không đồng thời lại có chứa trong đó các dẫn xuất của phenol như: Eugenol, cavacrol và chavicol; catechol (allyl-pyrocatechol), hoặc benzen (chavibetol, p-cymene và anethole)...
Đây là các thành phần gây ảnh hưởng trong việc làm mất sắc tố, gây độc tế bào sắc tố. Ngoài ra nó còn gây ra viêm da tiếp xúc và khiến tình trạng tăng sắc tố trở lại. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng giảm sắc tố bất thương, khiến làn da bị loang lổ...
3. Xử trí da loang lổ sau đắp lá trầu không như thế nào?
Trên thực tế lâm sàng hiện nay, mỗi năm số lượng ca đến khám do viêm da tiếp xúc từ đắp lá cây ở các bệnh viện chuyên khoa da liễu là không nhỏ với mức độ từ trung bình đến rất nặng.
Khi có dấu hiệu da tăng giảm sắc tố sau khi đắp lá trầu không, cần ngừng đắp ngay. Mặc dù sau khi ngừng đắp lá, da đen sạm hơn nhiều, nhưng bạn cần phải chấp nhận sự thật này. Tuyệt đối không được tiếp tục đắp lá trầu không vì sẽ khiến da càng trở nên tồi tệ hơn, khó khắc phục hơn. Sau đó cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị.
Việc điều trị tình trạng này sẽ mất nhiều thời gian nên cần kiên trì để làn da từ từ hồi phục. Tùy tình trạng da, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống và thuốc bôi phù hợp.
Sự tăng giảm sắc tố bất thường sẽ khiến làn da bị mất hoàn toàn màu da, tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố.
Khi điều trị tăng sắc tố cần tránh dùng các thuốc giảm sắc tố có nguồn gốc từ phenolic compounds trong đó có hydroquinone. Ưu tiên sử dụng nhóm thuốc khác như azelaic, retinoids, kojic...
Điều trị giảm sắc tố thì cần điều trị giống như bạch biến, hoặc chờ đợi phục hồi sắc tố sau một thời gian. Qua kinh nghiệm điều trị cho nhiều bệnh nhân bị tình trạng trên, có khoảng 7/10 bệnh nhân đáp ứng tốt bằng bôi tacrolimus ánh sáng trị liệu (UVB hoặc Excimer).
Trường hợp các phương pháp điều trị đều thất bại và tình trạng da đen sạm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của bệnh nhân, có thể tiến hành ghép da, ghép tế bào.
Sai lầm hay gặp khi dùng viên uống làm trắng da Nhiều chị em mong muốn làm trắng da nên đã kết hợp các biện pháp 'trong uống ngoài bôi' để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, cũng chính vì sự nóng vội mà nhiều khi gặp phải sai lầm mà lợi bất cập hại. 1. Các thuốc làm trắng da đường uống Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Cao Như Đạt...