Cách làm thịt chua đơn giản thơm ngon chuẩn vị Phú Thọ
Thịt chua Phú Thọ là đặc sản nổi danh mà nhiều người yêu thích, Chúng tôi sẽ chỉ bạn cách thực hiện món ăn này ngay tại nhà đảm bảo chuẩn vị và thơm ngon nhé!
Thịt lợn chua, gọi tắt là thịt chua, là món ăn truyền thống của dân tộc Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ, và rất nổi danh bởi hương vị đặc trưng, ăn cũng dễ và nghiện càng không tránh khỏi. Cách làm món này tuy đơn giản nhưng để ra đúng hương vị gốc Phú Thọ thì không phải nơi đâu cũng có. Trong bài chia sẻ dưới đây, Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn bí kíp có được món thịt chua chuẩn vị ngay tại nhà trong vài bước đơn giản.
Thời gian thực hiện : 20 phút
Dành cho : 4 người
1 Nguyên liệu làm món thịt chua
800 gram thịt heo (mông, ba chỉ hoặc nạc vai)
200 gram thính gạo – ngô – đậu xanh
36 lá ổi
20 lá sung
20 lá đinh lăng
Video đang HOT
Gia vị: Muối, tiêu, bột ngọt
2 Cách thực hiện món thịt chua
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt heo rửa sơ với nước muối loãng rồi xả sạch với nước, đem để ráo nước.
Sau đó đem nướng tái bề mặt bên ngoài trên than hồng, bên trong cần giữ cho thịt sống để cho khâu ủ chua thịt sẽ tự chín và tạo ra hương vị đặc trưng của món thịt chua. Phần da lợn nướng kỹ hơn, có thể khò qua lửa, để loại bỏ những chất bẩn, lớp lông trên bề mặt, vừa giúp da săn, giòn hơn và khi ăn không bị dai.
Thịt thui xong đem đi thái mỏng thành từng miếng nhỏ vừa ăn, thường là thái chỉ sẽ giúp món ăn vừa đẹp mắt lại dễ thấm đều gia vị hơn.
Rửa sạch lá ổi, lá sung và lá đinh lăng rồi để ráo khô nước.
Bước 2: Trộn thịt
Trộn thịt với gia vị theo tỷ lệ 1,5 thìa hạt nêm và 2/3 thìa tiêu bột. Ướp khoảng 5 – 10 phút để thịt thấm hết gia vị.
Sau khi thấy thịt đã ngấm đều gia vị, cho thính vào trộn thật đều sao cho thính phủ đều khắp bề mặt thịt.
Bước 3: Ủ thịt chua chuẩn vị Phú Thọ
Chuẩn bị một hũ đựng bằng nhựa hoặc thủy tinh sạch để ủ thịt.
Xếp một lớp khoảng 8 lá ổi, lá sung, đinh lăng xuống dưới hũ nhựa rồi cho thịt đã tẩm vào. Nén thịt thật chặt, đảm bảo bên trong không còn khoảng không khí nào. Trên cùng phủ thêm một lớp khoảng 8 lá các loại nữa rồi dùng thanh tre ngắn vừa miệng để nén thịt lại.
Úp ngược hũ vào một cái khay đã cho một ít nước để tiến hành ủ chua thịt. Thay nước đều đặn mỗi ngày 1 lần. Nếu trời nắng thì sau tầm 3 – 4 ngày đã có thể ăn được, còn nếu trời se lạnh thì phải ủ lâu hơn khoảng 5 – 7 ngày thì thịt mới chín. Không ủ quá thời gian này vì thịt sẽ quá chín, có vị rất chua. Chú ý khi thay nước cần cẩn thận không để nước ngấm vào sẽ làm hư thịt.
Sau thời gian ủ ở trên thì bạn đã có món thịt chua để dùng rồi.
3 Thành phẩm
Thịt sau khi đã ủ đủ chín, bạn chỉ việc khui ra và lấy thịt ra đĩa là đã có thể thưởng thức. Món thịt chua thường được ăn kèm với lá đinh lăng, lá ổi, lá sung.
Về Phú Thọ thưởng thức thịt chua của người Mường
Là món ăn truyền thống của người Mường tại Phú Thọ trong những dịp lễ, Tết, thịt chua được một số người dân ở thị trấn Thanh Sơn học hỏi và phát triển thành đặc sản của tỉnh nhà Phú Thọ.
Theo đó, người Mường sử dụng thịt heo lửng, giống heo Mường thuần chủng cho chất lượng thịt săn chắc, ít mỡ, để làm thịt chua. Ngay ở cách sơ chế thịt, họ cũng rất kỳ công khi dùng rơm lúa nếp nương thui cho thịt gần chín tới. Tiếp đến, chọn những vùng thịt ngon như ba chỉ, thịt mông, nạc vai hay thăn rồi đem thái lát mỏng, ướp với hỗn hợp gia vị và trộn cùng ít thính.
Gia vị thính nghe qua thì đơn giản nhưng lại lắm nhiêu khê. Cụ thể, thính của thịt chua nơi đây được rang từ hỗn hợp bột bắp, bột gạo, bột đậu xanh. Và khi rang phải thật khéo để thành phẩm bột thính vàng thơm, chín đều, không bị khét.
Sau đó, người Mường sẽ dùng những ống nứa to, lót lá ổi hay lá sung bên trong rồi cho thịt đã ướp vào. Tiếp đến, dùng lá ổi phủ lên mặt thịt rồi đậy chặt nắp ống. Sau khoảng một tuần treo ở nơi khô ráo là có thể sử dụng thịt chua.
Ngày nay, các hộ dân ở Thanh Sơn đã đơn giản hóa công đoạn để mang thịt chua đến gần gũi hơn với những người yêu thích ẩm thực vùng miền. Cụ thể, sau khi chọn được phần thịt heo tươi, người ta sẽ lọc thịt và bì để riêng. Tiếp đến, đem ướp gia vị và trộn chúng lại với nhau trong một thau lớn. Phần đáy thau được lót sẵn lá ổi, lá sung để thịt thấm gia vị và dậy mùi hơn. Cũng sau khoảng một tuần, khi thịt gần chín thì có thể đóng hộp mang đi bán.
Dù là theo phương pháp người Mường hay người dân Thanh Sơn thì nguyên liệu ăn kèm cũng là những loại rau như lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm cùng chén tương ớt. Khi thưởng thức, chỉ việc cho thịt ra đĩa, gắp thêm ít rau và chấm kèm tương ớt là đã có sự trải nghiệm thú vị về món ăn đặc sản này.
Có dịp trải nghiệm thịt chua, người viết khá là thú vị khi vị chua từ thịt lên men, vị ngọt từ thính hòa quyện cùng vị thanh mát của rau. Điểm nhẹ thêm vào đó là chút cay nhẹ từ tương ớt. Như vậy đã là đủ trọn vị cho một bữa họp mặt bên bạn bè, người thân.
Có dịp về thăm quê hương đất Tổ, vừa ngắm nhìn những đồi chè bạt ngàn, vừa thưởng thức thịt chua Thanh Sơn thì quả thật không có gì thú vị bằng.
Làm 2 món ngon 'tuyệt cú mèo' từ thịt lợn ai ăn cũng yêu thích - bao nhiêu cơm cũng hết Làm 2 món ngon tuyệt cú mèo từ thịt lợn ai ăn cũng yêu thích - bao nhiêu cơm cũng hết, dù thời tiết nắng nóng cỡ nào hay mưa gió ra sao cũng phù hợp. Thịt chua Nguyên liệu làm thịt chua - 800gthịt lợn(nên làm thịt mông, vai) - La ôi - 200g thính gạo, ngô - 1,5 thìa hạt nêm...